Bi hài chuyện chăm con mùa thi

Theo dõi VGT trên

Mỗi khi con bước vào mùa thi, cha mẹ cũng như “ngồi trên đống lửa”. Không học được cho con, họ chỉ biết dồn hết sự quan tâm để chăm sóc. Nhiều bậc phụ huynh thực hiện triệt để công thức chăm con đến “từng giấc ngủ, bữa ăn, giờ lên lớp hay khi ôn bài”.

Mẹ cười, con mếu

Ngay từ khi con gái bước vào đầu năm học cuối cấp, vợ chồng anh Thanh (Hoàng Hoa Thám – Hà Nội) đã lập hẳn một kế hoạch chăm con.

Anh Thanh chịu trách nhiệm đưa đón con đi học chính – thêm, còn việc ăn uống của con hoàn toàn do một tay chị Tuyết đảm nhiệm. Càng đến ngày con vượt vũ môn, chị Tuyết càng lo lắng. Cả tháng nay chị loay hoay với thực đơn cho con mỗi tuần.

Cứ nghe ai mách có món gì ngon bổ là chị ra chợ mua về chế biến và bắt con ăn ngay. Nhìn vào thực đơn một của con chị, ai cũng phải giật mình khi thời gian bữa ăn cuối cùng là 23h30 không gà hầm thì gà tần kèm sữa. Hơn thế, để đảm bảo, anh Thanh còn thỉnh thoảng về quê (Hà Nam) đặt mua gà mang lên cho đảm bảo.

Bi hài chuyện chăm con mùa thi - Hình 1

Áp lực thi cử khiến sĩ tử rất dễ mệt mỏi, áp lực

“Con hay học đêm đến 2, 3h sáng không bổ sung những chất bổ dưỡng thì lấy đâu ra sức mà học. Con thi cha mẹ chẳng học hộ được chỉ còn cách giúp con là chăm con cho có sức khỏe tốt thôi”, chị Tuyết chia sẻ.

Còn với Tuấn Cường (ĐH Giao thông Vận tải HN) nhắc đến những ngày ôn thi đại học năm trước vẫn thấy “gai người” với những món ăn bổ não. Quan niệm “ăn gì bổ nấy”, học thi cần nhất là thực phẩm bổ não nên trong thực đơn dành cho Cường ngày nào cũng phải có một món “thấy bảo là tốt cho não”.

“Thôi thì đủ thứ đầu, não động vật, không óc lợn thì đầu cá nhưng sợ nhất là món bí đỏ. Mẹ bảo bí đỏ vừa mát lại vừa bổ não dễ ăn nên trở thành món thường trực. Nhiều khi ngấy đến tận cổ nhưng thương mẹ cặm cụi cả ngày lại cố ăn để cho bố mẹ vui lòng và an tâm”, Cường cho hay.

Còn với gia đình nhà bác Công (Ngọc Hà, Hà Nội), việc cô cháu gái chuẩn bị thi vào trường chuyên cũng trở thành tâm điểm của cả nhà. Để giúp cháu, bà cũng “xí phần” chăm cháu bằng một bát thuốc bắc vào mỗi sáng. Không đun bằng bếp ga hay ấm điện, bà sắm hẳn một chiếc bếp than tự tay canh lửa, tỉ mẩn với từng thang thuốc mà bà “đích thân” lặn lội lên tận phố cổ cắt cho cháu.

Video đang HOT

Thấy cháu nhăn nhó mỗi khi uống, bà lại xoa đầu: “Chẳng gì tốt bằng thuốc bắc con ạ có ăn uống thế nào cũng không bằng một bát nước thuốc này đâu con ạ”.

Hiện nay, trên các diễn đàn mạng dành cho chị em chăm con mùa thi cũng là một trong những chủ đề thu hút rất nhiều topic trong đó một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các mẹ là tìm thuốc bổ não cho con.

Một phụ huynh có nickname mecum lo lắng: “Năm nay con mình thi đại học gia đình mình lo lắm. Nhiều lần hỏi bà chị họ làm bác sĩ về thuốc bổ não đều bị chị nói và xua tay. Đọc nhiều sách báo cũng thấy nhiều lời cảnh báo, nhưng mình nghĩ học thi mà có thêm trợ giúp của thuốc tây vẫn cứ tốt hơn nên mẹ nào biết thông tin gì thì bảo cho mình với”.

Khổ vì bổ

Tuần vừa rồi hai vợ chồng anh Thanh – chị Tuyết lo “sốt vó” phải cho con nhập viện vì mấy ngày liền con chẳng ăn uống được gì, việc tiêu hóa cũng gặp trục trặc bất thường. Cầm lỉnh kỉnh những giấy xét nghiệm của con anh chị mới ngã ngửa con bị rối loạn tiêu hóa vì chế độ ăn uống nhồi nhét không khoa học, trong đó có thực phẩm có chứa quá nhiều đạm làm cho con khó hấp thụ.

“Đến lúc đưa thực đơn hàng ngày của con cho bác sĩ xem, các bác bảo: Thực đơn dành cho cháu mà tôi cứ tưởng thực đơn dành cho cả nhà. Hai vợ chồng cứ nghĩ việc ăn uống đơn giản là phải cho con ăn thật nhiều đồ bổ, càng ăn nhiều càng tốt”, chị Tuyết chia sẻ.

Không ít những sĩ tử mắc chứng “sợ ăn” chỉ vì bố mẹ chăm sóc quá kỹ nhưng lại không khoa học mà dựa trên những kinh nghiệm truyền miệng.

Đến bây giờ, sau một năm “gắn bó” với những món bí đỏ, Cường cũng miễn dịch với bí đỏ kể từ ngày thi xong đại học. Vừa cười Cường vừa bảo: “Đến bây giờ, chỉ nhìn thấy là em thấy sợ không dám đụng đũa”.

Dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh mỗi khi mùa thi về. Việc nhồi nhét trong chế độ dinh dưỡng của con có thể gây ra những hệ quả ngược mà nhiều khi cha mẹ không thể lường trước.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tính toán, trung bình học sinh phổ thông cần từ 2.300 đến 2.700 calo trong ngày. Nhiều em vì quá chú tâm vào việc học mà quên chuyện ăn uống nên dễ bị suy dinh dưỡng.

Ngược lại, có nhiều phụ huynh cho con ăn quá no hay cho ăn nhiều chất đạm làm cho các em khó tiêu hóa cũng có hại cho sức khỏe.

Học sinh ôn thi tinh thần căng thẳng nên cần chia nhỏ bữa ăn để giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn. Tuyệt đối các em không được bỏ bữa ăn, trong đó bữa ăn sáng rất quan trọng, vì vậy các em cần chú ý cả về số lượng và chất lượng.

Các phụ huynh cần tránh cho con ăn các loại lục phủ ngũ tạng, các loại chân gà hay các loại da động vật vì các thức ăn này không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cần quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra cho các em.

Phải chịu những áp lực học tập cũng như áp lực tâm lý rất lớn, cha mẹ nên chọn cho con những thực phẩm dễ tiêu hóa, đảm bảo uống đủ nước và cung cấp vitamin cần thiết. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho con thư giãn nghỉ ngơi, không nên thể hiện sự lo lắng khiến con quá căng thẳng.

Trong thời điểm học ôn nước rút, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho sĩ tử có sức khỏe để có thể “vượt vũ môn hóa rồng”.

Theo Dân Trí

Những chiêu "độc" khi thi cuối kỳ của sinh viên

Suy nghĩ "nước đến chân... càng dễ nhảy cao hơn" khiến các bạn càng thờ ơ, bàng quan với việc học.

Từ giảng đường đến các khu học tập, từ nhà trọ đến kí túc xá, không nhiều sinh viên nghiêm túc với việc tự học, ôn bài trước và sau khi lên giảng đường, tự tìm tòi để mở rộng kiến thức... Đến nỗi một bạn sinh viên ở KTX trường KHXH&NV TP.HCM đã phải thốt lên: "Sao mình thấy giờ đây hình ảnh sinh viên bên ngọn đèn thức khuya học bài trở nên xa xỉ quá". Thay vào đó là sự nhiệt tình hết mình của sinh viên với các hoạt động vui chơi, giải trí, nào là karaoke, tiệc tùng sinh nhật, đi chơi xa, đánh bài, nhậu nhẹt... đến quên ngày tháng.

Một năm học với hai kì thi không phải là việc quá khó với những sinh viên mang tư tưởng học đối phó. Những đề cương ôn thi do giảng viên cung cấp để giới hạn nội dung thi vô tình đã tạo thêm "động lực" cho phong trào ăn chơi quên học của một bộ phận sinh viên. Suy nghĩ "nước đến chân... càng dễ nhảy cao hơn" khiến các bạn càng thờ ơ, bàng quan với việc học. Đứng trước kì thi, tuyệt nhiên không tồn tại khái niệm là phải học bài để thi, mà thay vào đó là "chuẩn bị" để thi, tức là chuẩn bị đối phó với kì thi. Tìm hiểu mới biết hiệu ứng của thứ "lí luận" này lan truyền trong sinh viên thật mạnh mẽ...

Những chiêu độc khi thi cuối kỳ của sinh viên - Hình 1

Đứng trước kì thi, họ tuyệt nhiên không tồn tại khái niệm là phải học bài để thi

Những "chiêu độc" đối phó kì thi

Chứng kiến quy trình chuẩn bị cho kì thi cuối kì của nhiều sinh viên, bạn sẽ không ít lần tròn mắt ngạc nhiên về tính "chuyên nghiệp" của các bạn này. Khoảng một ngày, thậm chí là mấy giờ đồng hồ trước lúc thi, cuộc chiến thực sự với môn thi mới bắt đầu.

Phòng Nam có bốn bạn ở với nhau cùng học năm 3 trường ĐH GTVT TP.HCM. Bình thường sinh hoạt trong phòng cũng chỉ xoay quanh việc đánh bài, lướt web, chơi game, nhậu nhẹt... thi thoảng lắm mới thấy ngồi vào bàn đọc sách. Thế nhưng, cách ngày thi vài hôm, cả phòng trở nên hối hả, không khí học tập chưa bao giờ sôi động đến thế.

Công việc chép phao bằng bút không mực cũng thực "vất vả", lắm chuyện bi hài. Nam chia sẻ: "Vì là chép bằng bút không mực nên nhiều lúc không biết chép đến đoạn nào rồi, phải chép liên tục, chép đến hoa cả mắt, có khi đoạn sau lại chồng lên đoạn trước; đã thế chép xong còn tìm cách bảo quản sao cho chữ không bị mờ đi, chứ mà để cho cái gì nó đè bẹp lên là cả buổi coi như công toi". Lắm lúc gấp quá nên chuyện thức trắng đêm chép phao là chuyện bình thường. Nhìn cảnh cặm cụi chép, sửa, photo, rồi xé bỏ khi chép sai... nhiều người chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.

Những chiêu độc khi thi cuối kỳ của sinh viên - Hình 2

Cứ lo chạy theo những thú chơi, việc ôn thi chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của một bộ phận sinh viên

Một chiêu thức được coi là mới mà không phải ai cũng đủ độ "quái" và bản lĩnh để sử dụng là ngồi đoán câu hỏi đề thi sẽ ra dựa vào đề cương, rồi ghi bài làm sẵn vào giấy thi đã mua trước đó để nếu trúng đề thì dùng luôn, không phải chép phao nữa.

Khi vào phòng thi, sinh viên mang theo bài làm này bảo đảm giám thị không thể phát hiện được vì nó là giấy thi. Chiêu này được giới sinh viên gọi là chiêu thức "2 trong 1" - chép một lần nhưng đạt được hai mục đích, hoặc dùng làm bài thi, hoặc làm phao, mang lại hiệu quả rất cao trong thực tế. Đối với chiêu thức này thì đề cương của thầy và "khả năng" suy đoán của sinh viên là hai yếu tố quyết định thành công.

Theo Thông (sinh viên ĐH GTVT TP.HCM) lí luận thì: "Thông thường khi giảng viên đã cho đề cương thì ít khi ra ngoài nội dung đó, còn "khả năng" suy đoán của sinh viên là ở chỗ sự "nhạy cảm" cùng với việc vận dụng nhiều công cụ khác nhau để đoán được là thầy sẽ ra câu nào để chép cho sát". Đồng thời cậu cũng đưa ra thành công của chiêu thức này là 60%, được rất nhiều bạn sinh viên sử dụng.

Một chiêu thức hết sức đặc biệt khiến ai cũng phải ngả mũ thán phục khi nghe đến, đó là chiêu thức vạch kế hoạch chi tiết cho các bước hành động trong phòng thi. Nghe có vẻ hơi lạ, giống như kế hoạch đánh trận trong quân sự, thế nhưng cách làm đó đã được các bạn sinh viên "mã hóa" đưa vào phòng thi. Đó là hành động bên cạnh việc chuẩn bị phao thi, sinh viên hình dung về những diễn biến diễn ra trong phòng thi và lên kế hoạch đối phó, nhằm mục tiêu bằng mọi giá phải "trụ hạng".

Đây là kế hoạch của một bạn sinh viên: "Vào phòng thi, tớ sẽ lựa chọn ngồi cuối cùng để khuất ông thầy cho dễ giở tài liệu, nếu không may không được ngôi bàn cuối sẽ lên bàn ba phía trong góc. Khoảng 10 phút đầu không giở được, vì lúc đó thầy đang tập trung, tớ sẽ tranh thủ quay bài mấy thằng giỏi, được tí nào hay tí đó. Xong xuôi, bắt đầu từ giữa giờ bằng mọi cách phải giở tài liệu, giở mạnh vào cuối giờ vì lúc đó ông thầy bận thu bài mấy đứa nộp sớm".

Bạn có thể đối phó với việc học được 1 lần, 2 lần, nhưng liệu bạn có thể dùng chiêu đối phó với việc học cả đời? Hãy chăm chỉ học ngay từ bây nhé, mọi việc sẽ không bao giờ là muộn cả.

Theo BĐVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bản hit 3 tỷ lượt xem, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung kiếm được bao nhiêu tiền?Bản hit 3 tỷ lượt xem, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung kiếm được bao nhiêu tiền?
15:07:41 03/05/2025
Sát hại bảo vệ nghĩa trang ở Bình Dương rồi kể với vợ "vừa chém con cọp"Sát hại bảo vệ nghĩa trang ở Bình Dương rồi kể với vợ "vừa chém con cọp"
16:14:26 03/05/2025
Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mêCa sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê
13:05:29 03/05/2025
Mối quan hệ thân thiết của NSND Tạ Minh Tâm và sao nữ 1 lần hát live có 20 triệu viewMối quan hệ thân thiết của NSND Tạ Minh Tâm và sao nữ 1 lần hát live có 20 triệu view
14:23:54 03/05/2025
Quang Linh vướng tù tội, 1 người trong team châu Phi lộng quyền, mở tiệc ăn mừngQuang Linh vướng tù tội, 1 người trong team châu Phi lộng quyền, mở tiệc ăn mừng
16:44:07 03/05/2025
Thêm một sinh viên có hành vi vô lễ với cựu chiến binh, HUTECH lên tiếngThêm một sinh viên có hành vi vô lễ với cựu chiến binh, HUTECH lên tiếng
14:39:04 03/05/2025
Vợ Văn Hậu nghi né 'tà' Chu Thanh Huyền, chung khung hình biểu cảm 'sượng trân'?Vợ Văn Hậu nghi né 'tà' Chu Thanh Huyền, chung khung hình biểu cảm 'sượng trân'?
13:43:54 03/05/2025
Rộ tin Jack chính là Hoàng Tử Drill, chấp nhận "chuyển hệ" cứu vãn sự nghiệp?Rộ tin Jack chính là Hoàng Tử Drill, chấp nhận "chuyển hệ" cứu vãn sự nghiệp?
15:47:50 03/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trêu ghẹo 2 thiếu nữ ở Sầm Sơn, 2 thanh niên bị đánh gục trên đường

Trêu ghẹo 2 thiếu nữ ở Sầm Sơn, 2 thanh niên bị đánh gục trên đường

Netizen

18:31:30 03/05/2025
Trêu ghẹo 2 thiếu nữ khi đang đạp xe trên đường Hồ Xuân Hương, phường Bắc Sơn, TP.Sầm Sơn, 2 thanh niên bị nhóm đối tượng đánh gục.
Sư Thành Sơn Hải lên sóng đã hot, nam chính ồn ào bủa vây vẫn không bị cấm sóng?

Sư Thành Sơn Hải lên sóng đã hot, nam chính ồn ào bủa vây vẫn không bị cấm sóng?

Phim châu á

18:26:21 03/05/2025
Trong giới Hoa Ngữ có trường hợp đặc biệt của Dương Húc Văn khi liên tục vướng đầy scandal nặng nhưng vẫn được đón nhận rộng rãi. Bằng chứng chính là phim mới của anh vừa lên sóng đã bùng nổ rating hất văng những phim khác vươn lên Top ...
Bảng giá xe Latte mới nhất tháng 5/2025

Bảng giá xe Latte mới nhất tháng 5/2025

Xe máy

18:21:33 03/05/2025
Không chỉ như vậy, xe Yamaha Latte còn có khối động cơ hiệu suất cao, bền bỉ và còn ghi điểm với người dùng nhờ khả năng tiết kiệm xăng ấn tượng với mức tiêu thụ chỉ 1,8 lít/100km.
Xe điện đầu tiên của Ferrari Elettrica bị bắt gặp trên đường thử

Xe điện đầu tiên của Ferrari Elettrica bị bắt gặp trên đường thử

Ôtô

18:19:43 03/05/2025
Dù chưa rõ đây có phải là tên thương mại chính thức hay không, nhiều chuyên gia nhận định khả năng rất cao vì Ferrari vốn có truyền thống đặt tên bằng tiếng Italy, tương tự như mẫu 12Cilindri (tức 12 xi-lanh) ra mắt gần đây.
Tình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành Long

Tình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành Long

Sao châu á

18:14:52 03/05/2025
Ngô Trác Lâm được cho là con gái của nam diễn viên Trung Quốc và cựu Hoa hậu Ngô Ỷ Lợi. Ngô Trác Lâm thừa nhận bị mẹ bỏ rơi, cha không thừa nhận và đang rơi vào cảnh túng thiếu.
Đức Phúc bị tóm dính thuê người đến ủng hộ, trả bao nhiêu mà không ai chịu lấy?

Đức Phúc bị tóm dính thuê người đến ủng hộ, trả bao nhiêu mà không ai chịu lấy?

Sao việt

17:58:20 03/05/2025
Là một ca sĩ nổi tiếng, Đức Phúc gây bất ngờ khi phải thuê người đến ủng hộ mình tại sự kiện. Chẳng biết đôi bên thỏa thuận thế nào mà lúc xong việc lại xảy ra cảnh tượng giằng co.
Gợi ý thực đơn bữa tối 3 món mặn, 1 món canh: Vừa ngon vừa đủ chất, nấu chưa đầy 1 tiếng

Gợi ý thực đơn bữa tối 3 món mặn, 1 món canh: Vừa ngon vừa đủ chất, nấu chưa đầy 1 tiếng

Ẩm thực

17:57:32 03/05/2025
Chỉ với một chiếc nồi cơm điện, một chiếc chảo chống dính và vài nguyên liệu quen thuộc, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị một mâm cơm ấm cúng trong chưa đầy một giờ đồng hồ.
Beyoncé châm lửa piano, lái xe mui trần "lơ lửng" tại concert, nhận tối hậu thư

Beyoncé châm lửa piano, lái xe mui trần "lơ lửng" tại concert, nhận tối hậu thư

Sao âu mỹ

17:44:28 03/05/2025
Trong showbiz, độ chịu chơi của Beyoncé có thể nói là chưa tìm được đối thủ. Nhưng một số việc nữ ca sĩ làm cũng gây lo ngại đáng kể, điển hình như tại concert vừa qua.
Hé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thật

Hé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thật

Thế giới

17:42:53 03/05/2025
Tương tự binh sĩ, cung nữ cũng là người nên cũng có nhu cầu sinh lý cần được giải quyết, dù mang thân phận thấp kém. Nếu không được ban hôn thì suốt mấy chục năm trong cung họ phải làm thế nào?
Từ vết chó cắn đến ngọn lửa hận, trả giá bằng 18 năm tù

Từ vết chó cắn đến ngọn lửa hận, trả giá bằng 18 năm tù

Pháp luật

17:34:10 03/05/2025
Một vết chó cắn thổi bùng mâu thuẫn, dẫn tới hành vi phóng hỏa khiến hàng xóm bỏng nặng. Người phụ nữ lĩnh 18 năm tù, bật khóc xin tha giữa tòa.
Những mẫu Galaxy A không thể cập nhật One UI 7

Những mẫu Galaxy A không thể cập nhật One UI 7

Đồ 2-tek

17:31:06 03/05/2025
Vấn đề là, Samsung đã quyết định không phát hành One UI 7 cho một số mẫu điện thoại Galaxy A cũ hơn vì bản cập nhật dựa trên Android 15 này chỉ áp dụng cho một số thiết bị nhất định.