Bí mật tàu ngầm gián điệp của Hải quân Mỹ
Liệu Hải quân Mỹ có sử dụng một tàu ngầm trị giá nhiều tỷ USD để nghe lén các cuộc gọi điện thoại và thư điện tử (email) theo danh nghĩa của Cơ quan An ninh Quốc gia ( NSA )? Điều này là có thể.
Rất nhiều tàu ngầm gián điệp bí mật của Hải quân Mỹ, gần đây nhất là một “gã khổng lồ” chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên USS Jimmy Carter, trong hàng chục năm qua đã thâm nhập vào vùng biển gần các quốc gia đối thủ để thu thập thông tin tình báo về quân đội, các lực lượng nổi dậy và khủng bố bằng cách sử dụng một loạt các thiết bị tinh vi, bao gồm cả thiết bị đặc biệt để khai thác cáp thông tin liên lạc dưới đáy biển.
Mỹ từng sử dụng tàu ngầm để theo dõi các đối thủ thời Chiến tranh Lạnh.
Trước khi NSA bị cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden tố giác và tiết lộ về các chương trình giám sát điện thoại, Internet nhằm vào các công dân Mỹ và châu Âu, giới báo chí chính thống ít quan tâm đến những chiếc tàu ngầm lặn sâu dưới đáy biển.
Nhưng sau tiết lộ của Snowden năm 2013, một số tờ báo như Huffington Post của Mỹ và Der Spiegel của Đức đã suy đoán rằng tàu ngầm Jimmy Carter đã hỗ trợ NSA giám sát các phương tiện thông tin liên lạc của các công dân ở Mỹ và châu Âu. Tờ Huffington Post viết: “Có vẻ như chiếc tàu ngầm này đã tham gia vào hoạt động theo dõi châu Âu”.
Tàu Jimmy Carter được cải tiến từ tàu ngầm lớp Seawolf, do công ty General Dynamics Electric Boat ở Connecticut xây dựng từ năm 1998 đến năm 2004, gần như chắc chắn được sử dụng vào việc khai thác cáp thông tin ngầm dưới đáy biển, nơi truyền tải nhiều cuộc điện thoại và kết nối Internet của thế giới .
Tàu ngầm Jimmy Carter.
Video đang HOT
Theo yêu cầu của Hải quân Mỹ, Electric Boat đã mở rộng ở phần giữa thân tàu Jimmy Carter thêm 30m khiến cho nó đội giá lên gần 1 tỷ USD. Ông Christy Hagen, một phát ngôn viên Hải quân Mỹ, đã từ chối bình luận về những thay đổi này.
Nhưng Owen Cote, một chuyên gia về tàu ngầm tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết việc mở rộng thân Jimmy Carter có khả năng cho phép các thợ lặn, robot và máy móc di chuyển ra vào cũng như thu hồi các thiết bị dưới đáy biển hoặc mang các thiết bị theo dõi và trang bị giám sát khác.
Do đó, trên lý thuyết, tàu Jimmy Carter có thể khai thác cáp quang dưới đáy biển – theo Norman Polmar, nhà phân tích hải quân và là cố vấn cho chính phủ Mỹ về chiến lược xây dựng tàu ngầm. “Bạn có thể gắn một thiết bị nào đó vào dây cáp và một tháng sau quay trở lại, lấy thiết bị ghi âm đó mang về phân tích”, ông Polmar nói.
Ông Cote lại cho rằng nghe lén dưới nước có lẽ là không cần thiết: “Tôi không nghĩ rằng Mỹ cần phải sử dụng Jimmy Carter để làm điều đó. Nó sẽ là một sự lãng phí”. Vị chuyên gia này cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, sẽ là dễ dàng hơn cho NSA theo dõi thông tin liên lạc của người Mỹ trên mặt đất, với sự đồng ý của các nhà cung cấp điện thoại và Internet.
Nhưng cách đây không lâu, chiếc tàu ngầm tiền nhiệm của tàu Jimmy Carter đã tham gia vào việc nghe trộm dưới biển nhằm chống lại các đối thủ thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ. Biện pháp nghe lén này diễn ra khi mà công nghệ chưa phát triển và Washington không có nhiều cách nghe lén thông tin liên lạc.
“50, 60 năm trước, đây là phương pháp thu thập thông tin tình báo tốt nhất”, ông Polmar nói về các tàu ngầm nghe trộm. Trước tàu Jimmy Carter, đã có các tàu ngầm sửa đổi Halibut, Seawolf và Parche, được trang bị thiết bị đặc biệt để theo dõi và tiếp cận các mục tiêu dưới đáy biển, bao gồm những dây cáp thông tin liên lạc.
Parche, chiếc tàu ngầm cuối cùng thực hiện nhiệm vụ này, đã ngừng hoạt động vào năm 2004, ngay khi tàu Jimmy Carter đã sắp chế tạo xong.
Năm 1968, Lầu Năm Góc từng điều tàu ngầm Halibut đến Thái Bình Dương dò tìm xác một tàu ngầm Liên Xô bị đắm vì tai nạn. Tàu Halibut kéo theo hơn 5 km cáp cùng nhiều camera đã phát hiện xác tàu ngầm Liên Xô ở độ sâu 5 km dưới biển sau ba tuần xảy ra tai nạn. Và sau đó, một tàu trục vớt do CIA điều hành đã vớt được con tàu này.
Những năm 1970, hai tàu ngầm hạt nhân Seawolf và Parche của Mỹ còn thực hiện sứ mạng nguy hiểm hơn khi thâm nhập các căn cứ hải quân của Liên Xô ở khu vực Bắc Cực để tiếp cận các tuyến cáp ngầm.
Hai tàu ngầm này di chuyển dưới Bắc Cực ở tốc độ chỉ vài km/giờ để tránh băng trôi, né tránh tàu của Liên Xô và để khó bị phát hiện. Sau đó các tàu ngầm Mỹ đã gắn các thiết bị đặc biệt lên đường cáp thông tin, ghi lại mọi tín hiệu truyền qua đường cáp. Nhờ vậy mà Washington biết rõ các hoạt động của Hải quân Xô Viết.
Năm 1980, một cựu nhân viên NSA tên là Ronald Pelton đã phản bội khi tố với Liên Xô hoạt động nghe lén của tàu ngầm Mỹ để đổi lấy khoảng 35.000 USD. Pelton bị bắt vào năm 1986, bị kết án và nay vẫn còn trong nhà tù liên bang.
Sau vụ bại lộ này, việc nghe trộm điện thoại dưới biển trở nên khó khăn hơn cho Mỹ. “Mọi người bây giờ biết rằng đó là một năng lực công nghệ mà Mỹ có, và do đó họ tăng cường giám sát bảo vệ”, ông Polmar nói.
Khi CHDCND Triều Tiên nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc vào năm 2010, tàu ngầm Jimmy Carter được cho là đã có mặt ở gần đó và phóng đi 1 máy bay không người lái loại nhỏ để chụp hình những thiệt hại. Năm 2013, tàu Jimmy Carter được đưa vào xưởng để bảo trì ở bang Washington.
Hiện tàu ngầm Jimmy Carter đã quay lại phục vụ Hải quân Mỹ, và chắc chắn sẽ tiếp tục nhiệm vụ bí mật của nó là trinh sát do thám dưới nước. Nhưng chiếc tàu này có lẽ sẽ không nghe lén điện thoại và các cuộc hội thoại qua Internet. Lý do là sẽ quá nguy hiểm để chống lại lực lượng quân sự đối phương và không cần thiết để giám sát công dân Mỹ.
Theo Công Thuận / R.C.D
baotintuc.vn
Trung Quốc xây lò phản ứng hạt nhân tại Anh
Trung Quốc sẽ xây dựng một lò phản ứng hạt nhân theo thiết kế của nước này tại Anh trong dự án phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ nhu cầu năng lượng điện cho 1 triệu hộ dân cư.
Lò phản ứng hạt nhân ở Trung Quốc - Ảnh minh họa: AFP
Thỏa thuận liên quan đến lò phản ứng này sẽ được ký kết vào tháng 10.2015 nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Anh, theo tờ The Sunday Times hôm 7.9.
Đây là thỏa thuận tay ba giữa Anh, Pháp và Trung Quốc, mở đường cho Bắc Kinh thực hiện kế hoạch xây dựng công nghệ hạt nhân cho phương Tây. Lò phản ứng hạt nhân dự kiến sẽ được xây trong nhà máy ở Bradwell, Essex, đông bắc London. Nhà máy Bradwell có công suất 1 gigawatt, có thể tạo ra điện năng cho 1 triệu hộ dân cư sử dụng, theo tạp chí The Week.
Đây sẽ là lò phản ứng hạt nhân đầu tiên theo thiết kế của Trung Quốc xây ở châu Âu và được kỳ vọng sẽ tạo hình ảnh mới cho Trung Quốc trong việc xâm nhập sâu hơn vào ngành công nghệ hạt nhân thế giới, theo báo chí Anh.
Để được quyền xây dựng lò hạt nhân này cho Anh, Bắc Kinh phải giúp Anh thanh toán chi phí cho 2 nhà máy hạt nhân khác gồm Hinkley Point ở Somerset và một nhà máy ở Sizewell, Suffolk. Đó cũng là phần nội dung trong thỏa thuận tay ba sẽ được ký vào tháng tới.
Hai nhà máy do Pháp xây dựng được cho có chi phí cực kỳ cao. Riêng nhà máy ở Hinkley Point có công suất 1,6 gigawatt tốn đến 24,5 tỉ euro, cao nhất về chi phí xây dựng nhà máy hạt nhân trên thế giới nhưng lại có giá điện tiêu dùng cao gấp đôi hiện tại.
Dự án này đang bị chỉ trích ở Anh, ngoài vấn đề an toàn còn có lý do chi phí quá cao, vì vậy lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc với chi phí thấp là lựa chọn thay thế. Tờ Express cho biết Pháp là đầu mối giữa Trung Quốc và Anh trong dự án xây lò phản ứng hạt nhân và sẽ tư vấn cho Trung Quốc thực hiện kế hoạch này. Trung Quốc hiện vận hành 26 lò phản ứng hạt nhân trong nước.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Snowden chỉ trích Nga không có tự do ngôn luận trên mạng Dù đang tị nạn ở Nga, cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward Snowden chỉ trích chính phủ nước này hạn chế nhân quyền, tự do trên không gian mạng và tuyên bố không muốn sống cuộc đời lưu vong ở Nga. Edward Snowden tham dự trực tuyến buổi trao giải thưởng Bjornson ở thành phố Molde, Na Uy hôm 5.9 - Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ chính thức đóng cửa USAID

Phi công MiG-29 Ukraine cơ động điêu luyện khiến phòng không Nga bó tay

Tổng thống Trump cảnh báo xem xét trục xuất tỷ phú Musk

Iran yêu cầu đảm bảo an ninh trước khi nối lại đàm phán hạt nhân với Mỹ

Hoàng gia Anh chấm dứt sứ mệnh của một biểu tượng lịch sử

Trung Quốc: Mưa lớn kỷ lục gây ngập lụt, hàng chục nghìn người phải sơ tán

Máy bay chở 191 người rơi tự do ở độ cao 11.000m, hành khách viết di thư

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị kết án 13 năm tù vì tội tham nhũng

50.000 quân Nga đánh giáp lá cà, Ukraine phản đòn ở vành đai lửa Sumy

Lý do ông Putin ban hành Luật bảo vệ tiếng Nga

Tổng tư lệnh Ukraine ra mệnh lệnh khẩn cấp sau làn sóng tấn công của Nga

Tổng thống Trump úp mở biện pháp cứng rắn với tỷ phú Musk
Có thể bạn quan tâm

6 điểm đến lý tưởng để ngắm sao trời trên thế giới
Du lịch
06:18:27 02/07/2025
Khung hình gây lú nhất ngày: Đây là Dương Mịch hay con gái 11 tuổi?
Sao châu á
06:08:06 02/07/2025
Tôi sụp đổ khi phát hiện bạn trai dùng AI tán một lúc 7 cô gái
Góc tâm tình
06:04:53 02/07/2025
Biểu tượng nhan sắc Việt một thời có con gái cực tài giỏi, ghi dấu ấn ở quốc tế: Nhìn cách cô nuôi dạy mới thấy tầm nhìn xa!
Sao việt
06:04:13 02/07/2025
Đập vỡ kính ô tô, trộm túi xách của nữ tài xế lấy 15 triệu đồng chơi game
Pháp luật
06:02:46 02/07/2025
5 cách chế biến món ngon với cà chua, rất dễ làm lại dưỡng da tươi trẻ và đáng thử trong bữa cơm ngày hè
Ẩm thực
05:51:11 02/07/2025
Phim truyền hình cần thêm 'cú bật'
Hậu trường phim
05:49:05 02/07/2025
Đạo diễn Trung Lùn: 'Làm giàu với ma 2' chất lượng gấp 5 lần phần 1
Phim việt
23:36:14 01/07/2025
Scarlett Johansson từng phải đóng những vai 'làm nền' trước khi nổi tiếng
Sao âu mỹ
23:11:44 01/07/2025
Bác sĩ cứu bé gái nguy kịch trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội được khen thưởng
Sức khỏe
23:09:15 01/07/2025