Bí thư Đồng Tháp xúc động vì 12h đêm nông dân vẫn cùng nhau học cách trồng xoài
“Mọi sự hỗ trợ của chính quyền đều vô nghĩa nếu người dân không thay đổi. Điều đó có nghĩa cần thay đổi từ chính quyền quản lý thành quản trị xã hội. Người dân phải tự vận động cùng với chính quyền chứ không phải cầm đồng tiền được đưa cho mãi, sẽ nảy sinh sự chây ỳ, sự đổ thừa…” – Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh Hoan nói.
Bí thư tỉnh uỷ Đồng Tháp là một đại biểu có tham luận chia sẻ tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện kết luận số 120 của Bộ Chính trị khoá XI về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở do Ban Dân vận Trung ương Đảng tổ chức sáng 16/7, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh Hoan chia sẻ về 2 mô hình tự quản của người dân đã được xây dựng tại địa phương.
Mô hình tổ nhân dân tự quản bắt đầu từ 36 đơn vị thí điểm, đến nay đã lập, vận hành hệu quả được gần 12.500 tổ. Đây là mô hình tự quản của cộng đồng dân cư, quy mô từ 30-40 hộ, hoạt động với 2 nội dung trọng tâm là khuyến học và giữ an ninh trật tự. Đây cũng là nơi kịp thời tiếp nhận những thông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng dân cư đến với các cấp uỷ, chính quyền.
Mô hình “ hội quán” cũng bắt đầu từ tổ chức “Canh tân hội quán” thành lập tháng 7/2016. Đến nay, đã có 52 hội quán với gần 1.800 thành viên, phát triển được 5 hợp tác xã. Ông Hoan giải thích, Hội quán ra đời gắn với một ngành nghề, mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương, do người dân tự nguyện lập ra để sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm về quy trình, kỹ thuật mới trong sản xuất, cập nhật thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ chuyện làng xóm, chuyện nhà…
Bí thư Đồng Tháp chia sẻ tâm huyết trong việc gây dựng mô hình hội quán. Qua nhiều cuộc đối thoại với nông dân, ông vẫn băn khoăn với câu hỏi, nông dân Việt Nam thông minh, cần cù, điều kiện tự nhiên ưu đãi mà sao vẫn không thành công, đa phần người dân vẫn sống nghèo, sống khổ bên cạnh ruộng đất màu mỡ. Đi tìm câu trả lời, ông lý giải lại với người nông dân tại địa phương, lý do là do nông dân Việt Nam chưa có tinh thần hợp tác, hoạt động sản xuất mới chỉ mamh mún, nhỏ lẻ kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng”.
Từ đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đặt vấn đề, cần tổ chức không gian để người dân kết nối, ban đầu đơn thuần chỉ là ngồi uống nước chè với nhau chia sẻ những chuyện gia đình, cuộc sống.
“Khi tôi mới đưa ra ý tưởng đó cũng nhiều người can gián, bảo sẽ không ai muốn “vác tù và hàng tổng” đâu nhưng tôi kiên nhẫn động viên. Chỉ là một mái hiên nhà với bộ bàn ghế đơn sơ kê ra cho bà con ngồi với nhau thôi mà. Từ mô hình sơ khai đó, hội quán ngoài việc là góc uống nước chè, người dân đã tiếp xúc, kết nối với nhau và liên kết với doanh nghiệp để phục vụ việc tiêu thụ nông sản. Họ vui vẻ và tự nguyện, sẵn sàng sinh hoạt dưới tán xoài cũng được, không cần trụ trở nguy nga, không nề hà thuốc nước…” – Bí thư Lê Minh Hoan kể, ông đã rất xúc động khi chứng kiến những cuộc sinh hoạt hoàn toàn tự nguyện như vậy mà người dân đứng chào cờ trước ảnh Bác Hồ một cách nghiêm túc.
Video đang HOT
Các hội quán không hề có sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước mà chỉ cần kêu gọi đầu tư ban đầu một màn hình, một máy chiếu, loa đài đơn giản mà kết nối trực tiếp được cả cộng đồng người dân với chính quyền, với doanh nghiệp, với nhà khoa học…
Đến giờ, tại Đồng Tháp, người nuôi cá vào hội quán nuôi cá, người trồng xoài thì vào hội quán trồng xoài, người làm khô, làm mắm… cũng vậy. Thực tế, không hiếm những cuộc sinh hoạt tới 12h đêm để hướng dẫn kỹ thuật chăm xoài, trồng quýt. Có hội quán có tới 5 Đại tá về hưu, có người còn xung phong đứng lên làm Chủ nhiệm.
Chính quyền cũng chủ động tuyên truyền bằng cách giới thiệu những hình ảnh, bài học kinh nghiệm của nông nghiệp Thái Lan, Hàn Quốc… cho bà con xem, tự so sánh.
Mô hình các hội quán góp phần đem lại thành công cho người nông dân Đồng Tháp
“Có lẽ chúng ta hơi thiếu niềm tin với người dân chứ cứ đi xuống cơ sở mới thấy, nhiều người rất nhiệt tâm với công tác xã hội. Chúng ta cần thay đổi quan điểm về việc lo cho người dân đi, sao để bà con không phải là người ở trọ trong xóm làng nữa mà chính là chủ thể trong cộng đồng đó. “Mọi sự hỗ trợ của chính quyền đều vô nghĩa nếu người dân không thay đổi”. Điều đó có nghĩa chúng ta cần thay đổi mô hình, từ chính quyền quản lý thành quản trị xã hội. Người dân phải tự vận động cùng với chính quyền chứ không phải cầm đồng tiền mà chính quyền đưa mãi. Việc đó làm sẽ nảy sinh sự chây ỳ, sự đổ thừa… như thực tế đã bộc lộ” – ông Hoan bày tỏ.
Nhấn mạnh nguyên lý, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chính là về gần với người dân, sống với người dân, Bí thư Đồng Tháp kể lại việc ông đã mừng thế nào khi sau một buổi nói chuyện với người nông dân trồng xoài, ông này đã xác nhận là “bị thuyết phục rồi”. Ông này tự xác định, sự nghèo đói kéo dài lâu nay có lỗi của chính người nông dân vì tư duy manh mún, nhỏ lẻ, không hợp tác với nhau, thậm chí còn cạnh tranh thiếu lành mạnh kiểu như nói xấu lẫn nhau, bán phá giá…
Cũng chia sẻ những câu chuyện về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn gới việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết, tỉnh đã quán triệt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”.
Theo đó, từ việc xây dựng đề án quy hoạch nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, dồn điền đổi thửa, xây dựng hạ tầng, chính sách an sinh xã hội, huy động đóng góp… đều được công khai. Chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bàn bạc, quyết định, tham gia của người dân. Nhiều nội dung phải lấy ý iến của nhân dân nhiều lần, trình bày kỹ để người dân hiểu, người dân giám sát thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Bên cạnh 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới được đề ra, Ninh Bình quy định thêm tiêu chí số 20 về “Ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân” để xem xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Theo đó, chỉ khi nhận được từ 90% số phiếu nhất trí đồng tình trở lên của người dân thì địa phương mới được xem là đủ điều kiện để xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Với cách làm chủ động đó, hơn 7 năm qua, Ninh Bình đã huy động được gần 33.000 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, trong đó nguồn huy động từ sự đóng góp của người dân là trên 8.100 tỷ đồng. Người dân cũng hiến hơn 1.000ha đất để dồn điền đổi thửa, xây dựng giao thông nông thôn, huy động trên 1 vạn ngày công.
P.Thảo
Theo Dantri
Người sở hữu 40.000 chậu hồng đẹp khiến ai cũng phải ngưỡng mộ
Hơn 20 năm đam mê, gắn bó với hoa hồng nên từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Phước Lộc (ngụ xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã sưu tầm cho khu vườn của mình hơn 40.000 chậu hồng. Khu vườn trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.
Ông Lộc cố gắng lưu giữ những giống hoa hồng truyền thống của địa phương, sau đó đi khắp nơi để sưu tầm thêm nhiều giống ngoại. Ông cho biết trong tổng số hơn 130 giống hoa hồng đang sở hữu, có 80 giống hồng leo và 50 giống hồng bụi.
Trong đó, có hơn 30 giống hồng bản địa, còn lại là các giống hồng ngoại nhập, được ông mua trực tiếp từ Pháp, Mỹ, Thái Lan...
Ông Nguyễn Phước Lộc chăm sóc vườn hoa hồng hơn 40.000 cây.
Theo ông Lộc, để sở hữu những cây hồng đẹp có sự hài hòa, cân đối của tán lá và kết hoa sặc sỡ, không chỉ đòi hỏi người chơi phải khéo léo, tỉ mỉ mà cần có niềm đam mê.
Tuy sở hữu khu vườn hồng đồ sộ nhưng ông Lộc vẫn chưa thỏa mãn với những gì mình đang có mà luôn sưu tầm các giống hồng mới. Bởi với ông, có thêm một giống hoa mới là có thêm một niềm vui, có thêm cơ hội để giới thiệu và chia sẻ với mọi người.
"Đam mê lớn nhất về hoa của tôi là hoa hồng. Tôi đã sưu tầm tất cả giống hoa hồng của làng hoa Sa Đéc có từ thời xa xưa đến giờ. Kế đến, tôi sưu tầm ở các tỉnh bạn và nước ngoài thêm những loài hồng mới lạ mà chúng có thể sống được với khí hậu ở làng hoa Sa Đéc. Tôi sưu tầm hoa hồng là để thỏa mãn niềm đam mê của mình và chia sẻ nét đẹp của giống hoa này với bạn bè, du khách các nơi khi đến với làng hoa Sa Đéc" - ông Lộc bày tỏ.
Khu vườn hồng của ông Lộc có hơn 130 giống khác nhau được nhập về từ nhiều nơi.
Để có được số lượng hoa hồng lớn như ngày nay, ông Lộc không biết bao lần thất bại bởi khi mua về, cây không phù hợp với thời tiết tại phương. Dù vậy, với sự đam mê và kiên trì chăm sóc, các giống hồng ngoại đã được ông thuần hóa thành công. Cây sinh trưởng tốt, cho ra hoa phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Sa Đéc.
"Giống hoa hồng ngoại khi đem về phải chăm sóc rất kỹ bởi khí hậu ở Sa Đéc hoàn toàn khác với nơi cây đang sống. Khi cây dần quen với thời tiết thì mình sẽ chiết cành rồi từ từ giâm cây con. Cứ như thế, các thế hệ F2, F3 sẽ phù hợp với thổ nhưỡng mới" - ông chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Đỗ Văn Thậm, Trưởng Phòng Kinh tế TP Sa Đéc, cho biết rất ngưỡng mộ khu vườn hồng của ông Lộc. Ông cho rằng ông Lộc chính là một trong những nhân tố tích cực góp phần làm đẹp thêm cho làng hoa Sa Đéc trong tiến trình phát triển làng hoa này trở thành thủ phủ hoa của ĐBSCL.
Theo Nha Mân (Người Lao động)
Nuôi ếch, làm chà bông ếch xuất khẩu thành tỷ phú ở Đồng Tháp Mười Anh Nguyễn Văn Nữa, ở ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), nuôi ếch, làm khô ếch sạch sấy khô, chà bông ếch xuất khẩu sang Campuchia mỗi năm thu về 1 tỷ đồng. Năm 2008, anh Bảy Nữa thấy con ếch là loại dễ nuôi ở điều kiện ĐBSCL, song nguồn con giống thiếu hụt và không có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%
Có thể bạn quan tâm

Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'
Thế giới số
10:28:14 01/05/2025
Tử vi 12 con giáp ngày 1/5: Tỵ nguy cơ rỗng túi, Dần tranh cãi với nửa kia
Trắc nghiệm
10:22:07 01/05/2025
Bảng giá điện thoại Honor tháng 5/2025: Nhiều sản phẩm giảm giá mạnh
Đồ 2-tek
10:21:56 01/05/2025
Nam ca sĩ bị tố chuyên "hát chùa" nhiều ca khúc Vpop, thái độ thách thức, vướng tranh cãi lớn
Nhạc việt
10:16:37 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025
Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới
Netizen
10:05:41 01/05/2025
Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân
Sức khỏe
10:03:28 01/05/2025
Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm
Tin nổi bật
10:00:38 01/05/2025
Gia đình Văn Hậu Doãn Hải My tung bộ ảnh xịn xò mừng 30/4, được khen "gấp 3 visual", "gấp 3 lòng yêu nước"
Sao thể thao
09:59:54 01/05/2025
Đến nhà thông gia thăm con dâu đẻ, được 2 ngày tôi đã phải bỏ về quê vì một câu của con trai
Góc tâm tình
09:37:41 01/05/2025