Biến chủng Delta Plus đã lan tới gần 30 nước
Biến chủng Delta Plus hiện đã lan ra gần 30 quốc gia nhưng các chuyên gia hiện vẫn còn nhiều điều chưa nắm rõ về nó.
Biến chủng Delta đã gây ảnh hưởng tới thành quả chống dịch của nhiều quốc gia trên thế giới (Ảnh minh họa: AFP).
Theo Business Insider , biến chủng Delta Plus hiện đã xuất hiện ở ít nhất 29 quốc gia và 17 bang của Mỹ. Về mặt di truyền, Delta Plus và Delta có điểm tương đồng nhau. Tuy nhiên, Delta Plus có thêm một đột biến trong gai protein – phần giúp virus bám vào tế bào người. Chính vì điều này, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang theo dõi diễn biến của biến chủng này.
Bộ Y tế Ấn Độ tháng trước cho biết, Delta Plus có nguy cơ lây lan dễ hơn Delta và có thể dễ bám vào tế bào phổi hoặc chống lại các loại thuốc kháng thể. Nhưng gần đây, nghiên cứu của một tập đoàn công nghệ sinh học của Ấn Độ chỉ ra rằng các dòng phụ của Delta dường như không dễ lây lan như Delta. Tính đến ngày 23/7, Ấn Độ mới ghi nhận không chưa tới 70 ca Delta Plus.
Cả trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều đếm gộp ca Delta Plus vào Delta do chúng cùng thuộc một dòng, đồng nghĩa với việc 2 chủng này không bóc tách riêng rẽ số lượng ca bệnh. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê từ tổ chức Scripps Research (Mỹ) đăng trên Outbreak.info chỉ ra rằng, hiện mới có khoảng 430 ca Delta Plus ghi nhận trên toàn cầu.
“Nó (Delta Plus) thực sự không khiến tôi thêm sợ hãi so với Delta”, Andrew Read, giáo sư đại học bang Pennsylvania, Mỹ, nhận định. Ông Read cho rằng, Delta Plus lây lan tới 29 nước chỉ thể hiện rằng nó đang mở rộng sự xuất hiện về mặt địa lý, và “không có nghĩa là nó lây nhiễm rộng rãi”.
“Có thể sự xuất hiện của Delta Plus ở các nước là do một số sự kiện độc lập diễn ra ở các nơi đó”, ông Read nhận định.
Cần theo dõi thêm
Video đang HOT
Tại Mỹ, số ca Delta Plus đạt đỉnh vào cuối tháng 6, với tỷ lệ ít hơn 5% trong số các ca bệnh được giải trình tự gen, theo Outbreak.info . Các chuyên gia ý rằng cho rằng đó có thể là một dấu hiệu Delta Plus đang không “cạnh tranh” với các biến chủng khác.
“Nếu nó bắt đầu tăng tần suất số ca so với biến chủng Delta, điều đó sẽ cho bạn biết rằng có lẽ nó đang trên đà vượt Delta. Tuy nhiên, chúng tôi không thực sự quan sát thấy điều đó vào lúc này”, ông Read nói.
Để có thể xác định Delta Plus có là mối quan ngại nghiêm trọng hay không, các nhà khoa học cần bằng chứng rằng nó dễ lây lan hơn Delta, hay gây ra triệu chứng nặng hơn hoặc kháng lại vắc xin.
Hồi tháng 6, cơ quan y tế Anh nói với Business Insider rằng, chưa có bằng chứng cho thấy đột biến trên Delta Plus khiến virus trở nên nghiêm trọng hơn hoặc giảm hiệu quả của vắc xin nếu so với Delta.
Bác sĩ Daniel Rhoads tại bệnh viện Cleveland Clinic, bang Ohio, Mỹ cho rằng cách đặt tên Delta Plus tạo cảm giác biến chủng này sẽ giống bản nâng cấp nguy hiểm hơn của Delta, nhưng trên thực tế thì chưa có bằng chứng cụ thể cho nhận định này.
Nhà dịch tễ học William Hanage từ trường y khoa Harvard T.H. Chan cho rằng: “Nếu biến chủng nào đó có nhiều đột biến nhưng nó không có dấu hiệu phát triển lên mạnh mẽ, thì đó là định nghĩa của việc nó chưa phải là vấn đề (gây thêm lo ngại)”.
Mặc dù các chuyên gia chưa bày tỏ sự lo ngại về Delta Plus nhiều hơn là với Delta, nhưng họ cảnh báo rằng việc virus tiếp tục lây lan có thể tạo điều kiện để nó tiếp tục biến đổi thành chủng mới có khả năng nguy hiểm hơn. Vì vậy, việc tiêm vắc xin và đeo khẩu trang để ngăn mầm bệnh lây nhiễm được xem là vũ khí hữu hiệu để chặn đường phát triển của dịch bệnh.
Trên thực tế, các dữ liệu gần đây cho thấy, dù Delta dễ lây nhiễm hơn, nhưng việc tiêm chủng cũng làm giảm đi đáng kể khả năng mắc bệnh của người được tiêm, cũng như giảm rõ rệt việc họ đổ bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong.
Hàn Quốc phát hiện chủng virus có thể nguy hiểm hơn Delta
Hàn Quốc ghi thêm các ca nhiễm biến chủng Delta Plus, được cho là nguy hiểm và dễ lây lan hơn Delta, giữa lúc đối phó với làn sóng Covid-19 thứ 4.
Nhân viên y tế tại bệnh viện ở Hàn Quốc vận chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19 (Ảnh: AFP).
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 3/8 cho biết nước này phát hiện 2 ca nhiễm biến chủng Delta Plus mới.
"Trường hợp (nhiễm Delta Plus) đầu tiên (ở Hàn Quốc) được xác định là một người đàn ông khoảng 40 tuổi không có lịch trình đi lại gần đây", KDCA xác nhận với Reuters .
Kết quả xét nghiệm những người từng tiếp xúc với ca nhiễm cho thấy một thành viên trong gia đình bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính, nhưng KDCA không xác nhận người này nhiễm Delta Plus.
"Trường hợp thứ hai là một du khách nước ngoài", KDCA cho biết thêm.
Cơ quan y tế Hàn Quốc cho biết một số loại vắc xin có hiệu quả trong việc chống lại Delta - biến chủng với khả năng lây lan nhanh và đang bùng phát mạnh ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại các biến chủng sau Delta có thể sẽ kháng một số loại vắc xin.
Hàn Quốc ghi nhận 1.202 ca mắc Covid-19 mới trong ngày 2/8, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 202.203 trường hợp, trong đó có 2.104 trường hợp tử vong.
Hàn Quốc đã tiêm chủng cho 20 triệu người, tương đương 39% dân số, ít nhất một liều vắc xin, trong khi 14,1% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ. Nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 36 triệu dân trước tháng 9.
Hàn Quốc từng được coi là ứng phó thành công đại dịch Covid-19 nhờ chiến lược xét nghiệm diện rộng và truy vết nhanh chóng. Tuy nhiên, số ca mắc Covid-19 trong ngày ở Hàn Quốc bắt đầu vượt ngưỡng 1.000 ca trong vài tuần trở lại đây.
Nguyên nhân khiến dịch bùng phát mạnh trở lại ở Hàn Quốc được cho là do sự xuất hiện của biến chủng Delta, và một phần do các biện pháp hạn chế dần được nới lỏng sau khi dịch tạm lắng xuống năm ngoái.
Một số nhà khoa học cho biết biến chủng Delta Plus thậm chí nguy hiểm và dễ lây lan hơn Delta. Các cuộc nghiên cứu đang được thực hiện ở Ấn Độ và trên toàn cầu để kiểm tra hiệu quả của vắc xin đối với biến chủng mới này.
Biến chủng Delta Plus được xác định là một nhánh phụ của biến chủng Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ. Đây là biến chủng có thêm đột biến K417N trên protein gai. Delta Plus được phân loại thành hai nhánh gồm Delta-AY.1 và Delta-AY.2.
Hiện nhiều quốc gia, gồm Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Ba Lan, Nepal, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ đã ghi nhận các ca nhiễm Delta Plus.
Theo các nghiên cứu ban đầu, bệnh nhân nhiễm biến chủng Delta Plus có thể có những triệu chứng như ho khan, sốt, mệt mỏi, đau mỏi cơ, phát ban, đau họng, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực khó thở, mất tiếng, suy giảm thính lực.
Phân tích trình tự gen do các phòng thí nghiệm ở Ấn Độ tiến hành cho thấy biến chủng Delta Plus có khả năng lây nhiễm cao hơn, bám chặt vào các tế bào phổi hơn.
Các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu thêm để xác định liệu biến chủng mới có độc lực cao hơn những chủng ban đầu không. Một vấn đề đáng lo ngại là biến chủng mới có thể né miễn dịch ở người đã tiêm chủng hoặc từng mắc Covid-19.
Biến chủng Delta Plus nguy hiểm thế nào? Các chuyên gia hiện vẫn tranh cãi về việc liệu có thể coi Delta Plus là biến chủng "đáng lo ngại" không khi ngày càng nhiều nước ghi nhận các ca nhiễm mới liên quan tới biến chủng này. Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Ấn Độ (Ảnh: Reuters). Ấn Độ hồi tháng 6 đã liệt Delta Plus vào nhóm "biến chủng đáng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung
Hậu trường phim
23:51:50 18/05/2025
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025