‘Biến’ đất sỏi đá thành mật ngọt
Xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nằm giữa vùng đất đầy sỏi đá. Sau nhiều năm loay hoay tìm loại cây trồng thích ứng với vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, nông dân xã Hbông đã “thuần được đất” bằng cây mía.
Và cây mía đã làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất và đời sống của người dân nơi vùng đất khó.
Cây mía đã làm thay đổi cuộc sống bà con rất nhanh, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
“Biến” đất sỏi đá…
Đã bao năm, người dân Hbông đã gieo mầm nhiều loại cây trồng mong tìm hướng sinh kế hiệu quả. Tuy nhiên, tính chất đất đầy sỏi, đá khiến bao loại cây trồng như ngô, mì, tiêu, cà phê… không thể “sinh lời”.
Chẳng để đất làm khó, nhiều hộ dân đã đưa cây mía về “thuần” những vùng đất lổm nhổm đá. Dù khi cây mía có mặt tại vùng đất này, không nhiều nông dân tại đây đủ mạnh dạn để đưa cây trồng này vào sản xuất.
Tiên phong trong việc đưa cây mía về vùng đất khó, gia đình anh Đinh Văn Tạ, trú tại xã Hbông, huyện Chư Sê đã nếm được vị ngọt của cây mía. Sau bao năm vật lộn với cây sắn, ngô… mỗi vụ mùa đi qua, gia đình anh chẳng thế khấm khá nổi. Thế nhưng, từ ngày bắt tay trồng cây mía, đời sống của gia đình anh đã bước sang trang mới. Đến nay gia đình người nông dân trẻ này đã có trên 40 ha mía.
Anh Đinh Văn Tạ chia sẻ: Trước kia người dân trồng ngô, sắn nhưng hiệu quả không được như trồng mía. Vụ mía năm 2020-2021, trung bình 1 ha năng suất đạt 110 tấn, với giá mía như hiện tại, sau khi trừ các chi phí, gia đình anh thu nhập trung bình khoảng 50 triệu đồng/ha.
Cũng bén duyên với cây mía, ông Nay Vang, trú tại làng Ia Sa, xã Hbông cũng đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Với diện tích đất hơn 1,5 ha nhưng đầy sỏi đá, cây ngô đã không thể cho gia đình ông một cuộc sống khá giả. Năm 2017, ông được tiếp cận với chính sách hỗ trợ trồng mía của Công ty TNHH Một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai), từ đó, cây mía đã biến vùng đất khó của gia đình ông thành mật ngọt.
Những năm trước đời sống gia đình rất khó khăn, nguồn thu nhập chính dựa vào 1,5ha ngô nhưng rất bấp bênh, năm nào thời tiết thuận lợi, giá cao lợi nhuận được hơn 9 triệu đồng, còn mất mùa chỉ được khoảng 2- 3 triệu. Hàng ngày vợ chồng ông phải đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn học.
Video đang HOT
Năm 2017 tình cờ gặp cán bộ nông vụ của TTC Gia Lai tìm hiểu các chính sách đầu tư, bao tiêu cây mía, ông Nay Vang quyết định chuyển 1,5 ha ngô sang trồng mía. “Đến nay gia đình tôi đã thu hoạch được 3 vụ, mỗi vụ trừ chi phí lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng, gấp 5-6 lần so với cây ngô, đời sống gia đình ngày một nâng cao”" ông Nay Vang phấn khởi.
Sau 5 năm có mặt, cây mía đã trở thành cây trồng chủ lực tại xã Hbông với diện tích lên đến gần 1.000 ha. Và cây mía tỏ ra đặc biệt thích ứng với vùng đất khô cằn đầy sỏi đá này. Việc tìm ra được cây trồng phù hợp không chỉ góp phần nâng cao đời sống cho người dân tại chỗ mà còn phát triển vùng nguyên liệu mía ổn định, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường.
Ông Bùi Văn Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hbông, huyện Chư Sê cho biết: Hiệu quả đem lại cao nên xã cũng đã đề nghị huyện chuyển đổi cây trồng, và huyện cũng đã giao cho xã trong năm nay phải hoàn thành 1 nghìn ha mía trên địa bàn.
… thành mật ngọt
Cây mía đã làm thay đổi cuộc sống bà con rất nhanh, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Xã Hbông là địa phương có diện tích đất rộng nhưng đất canh tác bị hạn chế bởi phần lớn là đá nên không nhiều loại cây có khả năng thích ứng. Ngô và sắn là 2 loại cây trồng chính nhưng năng suất thường rất thấp khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Cây mía có mặt đã làm thay đổi cơ bản đời sống kinh tế của người dân tại đây bằng những chính sách đầu tư cụ thể. Từ việc hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật đến hỗ trợ giống, máy móc cơ giới cho người dân trồng và chăm sóc mía.
Nhiều hộ dân, sau khi bén duyên được với cây mía đã có được tiền đề, từ đó, mạnh dạn mở rộng diện tích mía như gia đình anh Tạ, ông Nay Vang. Không chỉ thoát cảnh đói nghèo, nhiều hộ đã làm giàu được bằng cây mía.
“Hiệu quả kinh tế từ cây mía cao hơn những cây trồng khác, riêng niên vụ 2020-2021 tôi thuê 4 ha đất mở rộng diện tích trồng mía. Thời tiết năm nay thuận lợi, vụ thu hoạch này năng suất khoảng 130 tấn/ha, giá thu mua mía của TTC Gia Lai cao hơn năm trước, với tổng diện tích hiện có 5,5 ha mía, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận khoảng hơn 250 triệu đồng. Tết năm nay, gia đình sẽ đón một cái tết đầm ấm nhờ cây mía. Tôi tiếp tục thuê 3 ha nữa để mở rộng diện tích trồng mới”, ông Nay Vang chia sẻ.
Nhờ cây mía, nhiều hộ dân đã trở thành tỉ phú nơi vùng quê nghèo. Gia đình anh Đinh Văn Tạ là một tỷ phú điển hình. Với 40 ha mía như hiện tại, cùng với giá mía cao, vụ mùa năm nay anh “bỏ túi khoảng 2 tỷ đồng” sau khi đã trừ hết chi phí.
“Vụ mía năm tới, tôi thuê 10 ha để tiếp tục trồng cây mía”, anh Tạ cho biết.
Có thể thấy, việc tìm được cây trồng phù hợp với chất đất, cùng với sự hỗ trợ của nhà máy, chính quyền địa phương chính là bước ngoặt trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Ông Bùi Văn Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hbông, huyện Chư Sê vui mừng: “Hiện tại, cây mía đã làm thay đổi cuộc sống bà con rất nhanh, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trước kia trồng ngô, sắn đa số bà con đều phải vay nợ. Đến nay, sau khi thu hoạch mía bà con đã trả được hết nợ và còn dư 40-50 triệu đồng/ha”.
Để người trồng mía luôn nếm được vị ngọt sau mỗi vụ mùa, những chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà máy cũng chính là động lực để người dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng. Từ đó, không chỉ thoát nghèo mà nhiều hộ còn vươn lên làm giàu, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, “làm khuôn mẫu” cho nhiều hộ dân khác học tập và làm theo, đặc biệt là các hộ dân người đồng bào dân tộc thiếu số.
Bà Vũ Thị Lan, Giám đốc Công ty TNHH nhiệm hữu hạn Một thành viên Thành Thành Công Gia Lai cho biết: Trong nhiều năm qua, nhà máy đã luôn đồng hành cùng người dân trong phát triển cây mía. Mô hình trồng mía này đã giúp bà con sống chung với điều kiện đất đai khó khăn và đưa năng suất mía Hbông đạt từ 85 tấn/ha trở lên. Với giá mía như hiện tại từ 1- 1,2 triệu đồng/tấn, người dân thực sự đã có lợi nhuận sau mỗi vụ mùa.
Khánh Hòa liên kết để phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía
Mấy năm gần đây, việc trồng mía không hiệu quả nên nhiều nông dân đã bỏ trồng mía, chuyển đổi cây trồng khác. Để ổn định vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp mía đường đang liên kết, hỗ trợ nông dân nâng cao năng suất, hiệu quả cây mía.
Nhiều hộ trồng mía tại huyện Cam Lâm, phía Nam tỉnh Khánh Hòa vừa kết thúc thu hoạch vụ mía năm nay. Bà con rất vui vì mía được mùa, được giá. Vụ này, ông Lê Đình Út, ở xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa trồng 10 ha mía được Công ty Cổ phần Đường Việt Nam (VietSugar) ký kết hợp đồng, hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới, phân bón nên năng suất đạt 70 tấn/ha. Chữ đường trên cây mía đảm bảo, giá mua mía cao hơn vụ trước nên gia đình ông có lãi hơn 20 triệu đồng/ha.
Ông Lê Đình Út cho biết, với sản lượng và giá mía như thế này, chắc chắn người dân sẽ quay trở lại trồng cây mía.
Theo ông Út: "Thời tiết vừa rồi không được thuận lợi cho lắm, nhưng may là nhà máy mua mía với giá cao. Cao hơn những niên vụ trước 1 tấn mía là 160.000 đồng, người dân có thể phấn khởi để trồng tiếp những vụ sau, chiều hướng quay về cây mía lại".
Mía thâm canh, nước tưới cho hiệu quả cao.
Tại vùng nguyên liệu mía ở thị xã Ninh Hòa, phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn nhiều hộ tiếp tục đầu tư cho cây mía theo hướng thâm canh. Máy móc cơ giới thay thế lao động chân tay trong hầu hết các quá trình sản xuất, các hồ nước được đào đắp để tưới nước cho cây mía.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hương ở xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa cho biết, được Công ty Cổ phần Đường Việt Nam hỗ trợ vốn, gia đình bà đã đào ao lấy nước tưới cho mía. Với 40 ha mía, niên vụ vừa qua gia đình thu hoạch hơn 2.000 tấn bán cho nhà máy đường, thu về hơn 2 tỷ đồng. Nhờ đảm bảo nước tưới nên cây mía đạt năng suất từ 80-100 tấn/ha, người trồng mía có lãi.
"Trồng mía hiện này được cơ giới hóa từ khâu cày đất, trồng, bỏ phân, phun thuốc cỏ, bón phân... tất cả hoàn toàn bằng máy hết. Nó giúp rất nhiều, giảm chi phí, độ tơi xốp sẽ làm phát triển cây mía tốt hơn. Thời tiết bây giờ càng lúc càng khốc liệt, nếu muốn duy trì cây mía thì phải có tưới mới tăng năng suất, lợi nhuận" - bà Hương chia sẻ.
Nhiều năm liên tục, tình trạng giá mía thấp, nắng hạn kéo dài khiến vùng nguyên liệu mía ở tỉnh Khánh Hòa liên tục sụt giảm. Đối với Công ty Cổ phần Đường Việt Nam, niên vụ này, vùng nguyên liệu mía chỉ còn 4.900 ha, với công suất lên đến 8.000 tấn mía/ngày, Công ty cần có 12.000 ha mía.
Vì vậy, khôi phục, mở rộng vùng nguyên liệu là nhiệm vụ sống còn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Năm nay, Công ty phấn đấu phát triển vùng nguyên liệu lên 5.200 ha, tổng sản lượng thu mua đạt hơn 300 ngàn tấn, giúp người dân gắn bó với cây mía.
Nhân viên nông vụ VietSugar hướng dẫn nông dân trồng mía.
Ông Hồ Nhẫn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đường Việt Nam cho biết, doanh nghiệp có nhiều chính sách hỗ trợ như đầu tư máy móc thiết bị nông nghiệp, đầu tư vốn cho những hộ trồng mới và chăm sóc mía; cam kết bao tiêu sản phẩm của người nông dân, hỗ trợ phân bón, kinh phí cho những hộ gần nhà máy, hỗ trợ trồng mía trên diện tích đất khai hoang hoặc từ đất chuyển đổi loại cây trồng khác.
"VietSugar và Vinamilk định hướng công tác phát triển nguồn nguyên liệu là công tác trọng tâm để đảm bảo ổn định và chủ động nguồn nguyên liệu. Đồng thời đây cũng là chiến lược phát triển bền vững. VietSugar cũng đang hợp tác với các đơn vị của Nhật Bản để khảo nghiệm, tìm giống mía phù hợp, tìm ra giải pháp dinh dưỡng phù hợp với cây mía. Từ đó nhân rộng ra cho bà con nông dân có năng suất, chất lượng cao" - ông Nhẫn cho biết.
Vụ mía năm nay, giá cả thu mua ổn định, nhiều nông dân tái đầu tư phát triển cây mía, theo đó diện tích trồng mía sẽ tăng khoảng 300 ha. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi, khuyến khích người dân liên kết với các công ty đường để chuyên canh cây mía.
Ông Lê Bá Ninh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, so với nhiều loại cây trồng khác thì cây mía tại tỉnh Khánh Hòa đã có chuỗi liên kết khá bền vững giữa Nhà máy, nông dân và chính quyền địa phương.
Theo ông Ninh: "Thực sự vùng nguyên liệu mía hiện nay, không cây nào cạnh tranh lại với cây mía về mặt kinh tế. Đã chỉ đạo các địa phương những vùng nào khả thi, đầu tư mạnh về mặt kỹ thuật, tối đa cơ giới hóa. Mình dùng thủ công năng suất chỉ đạt 40-50 tấn, không có gì cả. Phải cơ giới hóa với năng suất trung bình 70-80 tấn, ít nhiều cũng giúp người nông dân tồn tại được trên vùng đất của mình có hiệu quả".
Tổng Bí thư: Việc hỗ trợ người dân trong đại dịch có hiệu quả thiết thực "Các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh có hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân", Tổng Bí thư nói. Ngày 5/1/2022, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương, Tổng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác

Xử phạt tiểu thương bán áo in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Danh tính 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang

Đăng thông tin sai sự thật trên mạng, người đàn ông bị phạt 6 triệu đồng

Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?

Phạt nhân viên rửa xe 5 triệu đồng do tự ý gắn đèn ưu tiên vào ô tô của khách

Bộ Công an "khởi động" điều tra lại vụ tai nạn: Gia đình bé gái nói gì?

Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!

Sự thật clip tài xế ô tô bị cảnh sát cơ động đuổi theo vì "thông chốt cồn"

Nữ phạm nhân được đặc xá: "Tôi đã suy nghĩ nhiều về sai lầm của bản thân"

Cháy 6 ha rừng ở Gia Lai, huy động 50 người dập lửa

Xe 40 chỗ nhồi nhét 67 khách bị phạt gần 200 triệu đồng
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân hạng A bỏ 17 tỷ mua vai vẫn bị đạo diễn đuổi thẳng, nghe lý do không ai bênh nổi
Hậu trường phim
23:51:53 02/05/2025
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau
Sao việt
23:37:01 02/05/2025
Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"
Góc tâm tình
23:18:20 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?
Thế giới
22:37:41 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ
Netizen
22:06:21 02/05/2025