Biến đổi đáng lo ngại của biến chủng Alpha
Theo một nghiên cứu mới, biến chủng Alpha của virus SARS-CoV-2 trong quá đình biến đổi đã tạo ra các đột biến có thể ức chế một phần hệ thống miễn dịch, giống như ở biến chủng Omicron.
Virus SARS-CoV-2 đột biến tạo ra các biến chủng (Ảnh minh họa: News USA).
Hãng tin RT dẫn nghiên cứu mới của các nhà khoa học đăng tải trên tạp chí Nature, cho biết biến chủng Alpha được phân lập gần đây có khả năng “ức chế hiệu quả hơn phản ứng miễn dịch bẩm sinh trong các tế bào biểu mô đường thở” so với virus được phân lập trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu này, biến chủng Alpha đã gia tăng nhanh chóng lượng protein của chất kháng miễn dịch bẩm sinh. Điều này có nghĩa là Alpha đã học được cách né hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Nó làm điều này bằng cách chặn các cảm biến trong đường hô hấp. Trong điều kiện bình thường, các cảm biến này có thể giúp cảnh báo cho hệ miễn dịch về sự hiện diện của virus, từ đó giúp hệ miễn dịch hình thành phản ứng chống virus.
Các nhà khoa học cảnh báo, virus càng ức chế hiệu quả hệ miễn dịch bao nhiêu, thì nguy cơ lây truyền và thời gian bị bệnh của người nhiễm virus càng tăng.
Alpha là biến chủng đáng lo ngại đầu tiên của virus SARS-CoV-2. Biến chủng này được phát hiện đầu tiên tại Anh vào cuối năm 2020 và từng gây lo ngại vì khả năng né miễn dịch. Tuy nhiên, biến chủng này sau đó đã bị lấn lướt bởi Delta – một biến chủng đáng lo ngại khác của SARS-CoV-2 được phát hiện ở Ấn Độ hồi đầu năm nay.
Nghiên cứu mới chỉ ra các triệu chứng rõ ràng nhất của việc mắc COVID-19
Kể từ khi bùng phát vào cuối năm 2019, dịch COVID-19 đã nhanh chóng lây lan trên khắp thế giới, buộc nhiều nước phải áp đặt lệnh phong tỏa để khống chế dịch.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tổng hợp thông tin nhanh chóng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời đại của y tế điện tử và công nghệ tổng hợp dữ liệu như hiện nay, các công cụ theo dõi triệu chứng sẽ đem lại phương pháp hiệu quả trong việc thu thập và phân tích lượng lớn thông tin. Nhờ đó, những người làm việc ở tuyến đầu sẽ được cập nhật kiến thức mới nhất. Việc ứng dụng các công cụ này tại nhiều quốc gia khác nhau đã mang đến nhiều kết quả tích cực trong đại dịch.
Người dân ở New York, Mỹ đeo khẩu trang phòng ngừa dịch COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sốt, ho và mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Tình trạng mất khứu giác cũng là một trong những biểu hiện nổi bật đầu tiên của các bệnh nhân COVID-19. Hiện đã có nhiều nghiên cứu khác tập trung vào các triệu chứng bên ngoài phổi và các nhóm triệu chứng. Một trong số những nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng tình trạng mất khứu giác - triệu chứng ít phổ biến hơn - kết hợp với một số biểu hiện như sốt và ho là những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy người bệnh đã mắc COVID-19.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí PLOS ONE, các tác giả đã phát triển COVID-Online, một ứng dụng kiểm tra triệu chứng tại Đức. Mục đích chính của ứng dụng này là định hướng các bước giúp chăm sóc bệnh nhân, đồng thời giúp giới chức y tế khu vực kịp thời điều phối nguồn lực trong trường hợp bùng phát ổ dịch. COVID-Online có một bảng câu hỏi gồm 38 mục dưới dạng trắc nghiệm, trả lời có/không và tự điền nội dung. Nội dung các câu hỏi tập trung vào 3 lĩnh vực gồm dữ liệu dịch tễ cơ bản, triệu chứng hiện nay, các yếu tố rủi ro cá nhân và mã bưu chính của người dùng.
Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy việc có cùng lúc cả ba triệu chứng mất khứu giác, sốt và ho là những biểu hiện quan trọng nhất giúp họ phân biệt giữa các nhóm tham gia mà không cần các thông tin về tiếp xúc nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên, việc chỉ có riêng một triệu chứng lại không đủ để phân biệt các nhóm này. Đáng chú ý, tần suất giảm dần của các triệu chứng cũng nhanh hơn ở nhóm chưa xác nhận tiếp xúc nguồn lây nhiễm, so với những người có cùng lúc ba triệu chứng trong nhóm đã xác nhận tiếp xúc nguồn lây nhiễm. Điều này cho thấy so với việc có nhiều triệu chứng cùng lúc, việc chỉ có một triệu chứng là không đủ để xác định vị trí địa lý của bệnh nhân COVID-19.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ cao hơn ở trong nhóm nhóm đã xác nhận tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Dự đoán về số ca lây nhiễm cũng trùng khớp với mức độ phân bổ các trường hợp mắc COVID-19 trên khắp nước Đức, khi cho thấy các bang miền Bắc nước này chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên cũng tồn tại một vài hạn chế, trong đó lớn nhất phải kể đến việc thiếu dữ liệu kiểm tra của phòng thí nghiệm đối với những người tham gia nghiên cứu. Những người có trình độ thấp về công nghệ không tham gia nghiên cứu, qua đó có thể làm sai lệch kết quả và bỏ qua thực tế rằng những nhóm triệu chứng nhất định cũng có thể phổ biến cả ở những người này. Do dữ liệu đều là cá nhân tự cung cấp nên mức độ xác thực không thể chắc chắn. Vì lý do đảm bảo quyền riêng tư và an ninh, các dữ liệu này chỉ được thu thập tức thời và không được theo dõi thêm qua thời gian. Ngoài ra, khi người dùng truy cập phiên bản ứng dụng chạy trên web, có khả năng một người có thể thực hiện khảo sát nhiều lần.
Qua phân tích, nghiên cứu kết luận rằng so với việc chỉ có một triệu chứng, thì việc có cùng lúc cả 3 triệu chứng gồm mất khứu giác, mệt mỏi và ho là biểu hiện rõ ràng nhất người bệnh mắc COVID-19. Giới chức y tế hoàn toàn có thể đưa ra khuyến nghị tự cách ly đối với những trường hợp này.
Các kết quả trên đã chứng minh rằng việc thu thập lượng lớn dữ liệu khảo sát qua mạng sẽ hỗ trợ công tác theo dõi sức khỏe người dân, thông qua việc cung cấp thông tin về những cá nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 tại một khu vực rộng lớn. Trong tương lai, mức độ xác thực của dữ liệu thu thập qua nền tảng này có thể tăng lên nhờ công tác xét nghiệm chẩn đoán.
Vắc xin Covid-19 AstraZeneca hiệu quả trong việc chống lại biến thể Ấn Độ Ngày 16/6, AstraZeneca tuyên bố, dữ liệu đời thực chứng minh vắc xin đạt hiệu quả 92% trong việc giảm tỉ lệ nhập viện do biến thể virus Delta Ấn Độ gây ra. Theo công bố từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), vắc xin Covid-19 của Astrazeneca đạt hiệu quả bảo vệ cao đối với biến thể Delta (B.1.617.2; còn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Vợ giấu một chiếc hộp bí mật suốt ba năm, khi tôi phát hiện ra thì cô ấy làm lớn chuyện đòi chia tay
Góc tâm tình
07:51:32 04/05/2025
Mỹ nhân Việt lấy chồng giàu nứt vách nhưng kín bưng thông tin, ngày cưới chỉ vỏn vẹn 5 sao Việt tham dự
Sao việt
07:46:42 04/05/2025
Tranh cãi nam thần hạng A đã có vợ con "say nắng" mỹ nữ kém 27 tuổi, ngại đỏ cả tai ở sự kiện
Sao châu á
07:40:22 04/05/2025
Con cả im bặt trong sinh nhật tuổi 50 của David Beckham giữa mâu thuẫn gia đình, cả nhà lo sợ điều "tồi tệ"
Sao thể thao
07:34:27 04/05/2025
40 giây kinh hoàng của bé trai khóc ngất vì hóc hạt, xem đến cuối clip chỉ biết run rẩy, bủn rủn chân tay
Netizen
07:22:12 04/05/2025
Gội đầu khuya, cô gái hoảng loạn nhìn miệng và mắt bị kéo lệch vào buổi sáng
Sức khỏe
07:01:02 04/05/2025
Chi tiết cách làm 8 món lẩu ngon miệng, giúp gia đình quây quần dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
06:15:16 04/05/2025
6 nữ thần phim Hàn khiến khán giả "nghẹt thở" bằng 1 vũ khí thầm lặng: Son Ye Jin từng khiến cả châu Á ám ảnh
Hậu trường phim
06:07:55 04/05/2025
Top 10 phim giật gân Hàn Quốc xuất sắc nhất thập kỷ: Xem xong mất ngủ cả tuần!
Phim châu á
06:05:55 04/05/2025
Cuộc đua giành tuyến đường vận tải ở Trung Á: Ai sẽ thống trị 'Con đường tơ lụa' mới?
