Biển Đông sẽ “nóng hầm hập” nghị trường ASEAN 22
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Biển Đônglà vấn đề quan tâm chung của ASEAN – liên quan đến hòa bình, ổn định vàan ninh của cả khu vực.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Quang Vinh.
Sau 2 ngày làm việc (10-11/4) tại Brunei, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã cơ bản hoàn tất các công việc chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 22 (24 – 25/4/2013) cả về nội dung, chương trình nghị sự cũng như công tác tổ chức của Hội nghị.
Đẩy mạnh tiến độ xây dựng Cộng đồng ASEAN
Dự kiến Hội nghị ASEAN 22 sẽ tập trung bàn về các chủ đề: đẩy mạnh tiến độ xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và định hướng tương lai của Hiệp hội; duy trì đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm…
Bên cạnh đó, dưới chủ đề “ASEAN – Người dân và tương lai của chúng ta” do Brunei đề xuất, các Bộ trưởng Ngoại giao đã nhất trí cao về các định hướng ưu tiên chung của ASEAN trong năm 2013 như ASEAN cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cộng đồng trên cả 3 trụ cột; triển khai hiệu quả ở tầm quốc gia và khu vực các chương trình hợp tác; chuẩn bị các tiền đề và cơ sở cần thiết cũng như định hướng tầm nhìn của Hiệp hội cho cả giai đoạn sau năm 2015; tăng cường đoàn kết và phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo trong việc xử lý các vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định, phát triển ở khu vực…
Giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
Đặc biệt, các Bộ trưởng Ngoại giao cũng đã dành nhiều thời gian để trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông. Theo đó, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhấn mạnh các quan điểm và nguyên tắc chung của ASEAN, bao gồm: bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông, việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS); thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Kết thúc các Hội nghị, các Bộ trưởng nhất trí và ủng hộ Chủ tịch ASEAN Brunei ra Thông cáo báo chí về vấn đề Biển Đông.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho biết, khi trao đổi về các vấn đề khu vực, vấn đề được quan tâm nhất là vấn đề Biển Đông. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có sự nhất trí cao về quan điểm chung của ASEAN đối với vấn đề này. Điều này đã được phản ánh cụ thể và rõ ràng trong Thông cáo báo chí của Chủ tịch ASEAN Brunei.
Thông cáo đã dành phần lớn để nêu những quan điểm chung của ASEAN qua các Hội nghị lần này, nổi bật là: Thứ nhất, các nước ASEAN đều nhất trí vấn đề Biển Đông là vấn đề thuộc quan tâm chung của ASEAN, liên quan đến hòa bình, ổn định và an ninh của cả khu vực.
Thứ hai, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã khẳng định mạnh mẽ lại các nguyên tắc chung của ASEAN, nhất là: bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển; thực hiện tốt Tuyên bố DOC đi đôi với việc nỗ lực phấn đấu để sớm có Bộ Quy tắc COC.
Video đang HOT
Đặc biệt, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhấn mạnh để đạt được các mục tiêu chung mang tính nguyên tắc này của ASEAN, ASEAN cần tiếp tục đoàn kết và phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của mình.
Thứ ba, các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN đều nhấn mạnh việc nghiêm túc tôn trọng và thực hiện các cam kết đã được thỏa thuận liên quan đến vấn đề Biển Đông, nhất là Tuyên bố về 6 nguyên tắc của ASEAN, Tuyên bố Cấp cao ASEAN – Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và cam kết sớm đạt Bộ Quy tắc COC, để từ đó có thể bảo đảm tốt hơn và hiệu quả hơn hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông.
Thứ tư, với ý nghĩa quan trọng và cấp thiết của Bộ Quy tắc COC như nêu trên, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhất trí yêu cầu và giao các Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN tích cực tham vấn với phía Trung Quốc để sớm khởi động đàm phán chính thức về COC.
Thứ năm, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ủng hộ và đánh giá cao vai trò và những nỗ lực đóng góp tích cực của Brunei, Chủ tịch ASEAN 2013 và Thái Lan, nước điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong việc thúc đẩy các nguyên tắc chung của ASEAN và Bộ Quy tắc COC, như đã đề ra trong Tuyên bố 6 điểm.
Cộng đồng ASEAN đánh giá cao đóng góp tích cực của Việt Nam
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho biết thêm: Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị dịp này do Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu và đã có những đóng góp quan trọng vào các trọng tâm ưu tiên chung của ASEAN; duy trì và tăng cường đoàn kết ASEAN; thúc đẩy quan hệ đối ngoại và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN…
Về Biển Đông, chúng ta đã chia sẻ và phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch Brunei, nước điều phối Thái Lan và tất cả các nước ASEAN. Qua đó ASEAN bảo đảm được tiếng nói chung và vai trò chủ đạo của mình và thực hiện hiệu quả các mục tiêu và nguyên tắc chung của ASEAN về Biển Đông, nhất là ủng hộ mạnh mẽ Tuyên bố 6 nguyên tắc của ASEAN; hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không sử dụng vũ lực; tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của LHQ 1982; thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Những đóng góp tích cực và xây dựng của Đoàn ta đã được Chủ tịch ASEAN Brunei và các nước ASEAN đánh giá cao. Đồng thời, bên lề các Hội nghị, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đã có nhiều tiếp xúc song phương để trao đổi về tăng cường hợp tác song phương cũng như các vấn đề cùng quan tâm tại các Hội nghị.
Theo vietbao
Các nước Đông Nam Á đều sở hữu vũ khí "sát thủ hủy diệt tàu sân bay"
Trong hải hành viễn dương,Liêu Ninhđã bị sự uy hiếp cực lớn của các tên lửa phóng từ trên không, thế nhưng nó còn gặp phải sự đe dọa ghê gớm từ các "sát thủ tàu sân bay" phóng từ các tàu mặt nước, tàu ngầm và lực lượng phòng thủ bờ biển.
Tên lửa hạm và ngầm đối hạm
Ít ai ngờ được, các loại tên lửa hạm đối hạm và bờ đối hạm mạnh nhất không phải đến từ Mỹ, Nhật... mà chủ yếu xuất phát từ Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Điều này xuất phát những tranh chấp căng thẳng trên biển Đông trong thời gian qua làm các quốc gia này ồ ạt tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng hải quân, trong đó tập trung vào các loại vũ khí có tính chất phòng thủ như: tên lửa hạm đối hạm, bờ đối hạm...
Ở dưới nước, các loại tên lửa 3M-54E và 3M-54E1 trên tàu ngầm Kilo 636 đều có khả năng phá hủy Liêu Ninh chỉ bằng một quả tên lửa. Các loại tên lửa này có tầm bắn lần lượt là 220 và 350km, đầu đạn nặng 200 và 450kg, giai đoạn đầu nó bay với vận tốc hạ âm 0,8 Mach, giai đoạn cuối tăng tốc đột ngột lên 2,9 Mach, đây là loại vũ khí được đánh giá cao nhất trong tấn công tàu sân bay.
Tên lửa đối hạm có khả năng phóng từ tàu ngầm và tàu mặt nước 3M-54E1
Các tàu mặt nước của Ấn Độ cũng được trang bị loại tên lửa họ Club 3M-54E1 với hệ thống phóng thẳng đứng này, tuy tầm bắn vẫn đạt 300km nhưng trong suốt quá trình bay nó chỉ bay với vận tốc cố định là 0,8 Mach. 2 họ tên lửa này đều có 1 ưu điểm đặc biệt là trong giai đoạn cuối nó bay với độ cao sát mặt biển (từ 5-15m) nên rất khó bị phát hiện và đánh chặn.
Kanwa cũng đánh giá cao việc các tàu chiến Việt Nam từ các tàu hộ vệ cỡ lớn như Gerpa 3.9 hay các tàu tên lửa cỡ nhỏ đều được trang bị loại tên lửa hạm đối hạm có tính năng tương đối mạnh là Kh-35 Uran E có tầm bắn 130km. Loại tên lửa này cũng có khả năng đánh đắm các tàu khu trục hạng nặng và đánh bị thương các hàng không mẫu hạm. Với khả năng cơ động cao của các tàu cao tốc tên lửa, Kh-35 Uran E thực sự trở thành vũ khí rất đáng gờm.
Tên lửa bờ đối hải
Còn đối với họ tên lửa bờ đối hải, một loại vũ khí tuy đã cũ nhưng cũng có khả năng hạ sát tàu sân bay là Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 được nâng cấp từ tổ hợp nguyên mẫu là 4K44B REDUT ra đời vào cuối thập niên 60 (NATO gọi là SS-C-1 Shaddock) sử dụng tên lửa bờ đối hạm P-5 Pyatyorka (NATO gọi là SS-N-3).
P-35 (NATO gọi là SS-N-3B) là tên lửa siêu âm được Liên Xô nghiên cứu phát triển trên cơ sở tên lửa P-5 (phiên bản thứ 3 của P-5) có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 Mach. Đây là loại tên lửa có đầu nổ công phá lớn, có thể phá hủy được các loại tàu chiến có lượng giãn nước lên tới hàng vạn tấn như tàu vận tải đổ bộ chở trực thăng, tàu vận đổ bộ tấn công chở máy bay phản lực... Với tầm bắn rất xa của nó, các tàu sân bay cũng phải dè chừng các điểm yếu hại nếu không muốn biến thành "khách sạn nổi dưới đáy đại dương".
Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 có tầm bắn 46km.
Loại vũ khí bờ đối hạm thứ 2 có khả năng hạ sát tàu sân bay là hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km, bay ở độ cao 5-15m so với mặt biển với vận tốc siêu thanh 750m/giây (tương đương Mach2) với đa chế độ dẫn bắn.
Tuy loại tên lửa này có đầu nổ không lớn như 3M-54E1 nhưng khả năng tấn công mục tiêu vào bên sườn sát mép nước của nó cũng được đánh giá cao. Tuy không thể phá hủy được hàng không mẫu hạm nhưng điểm nổ ở mạng sườn, gần mép nước cũng có khả năng làm tàu sân bay bị chìm. Nếu trúng vào các khoang vũ khí, nhiên liệu thì việc phá hủy tàu sân bay là điều không khó.
Việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi đã khai hỏa là điều cực kỳ khó khăn đối với chiến hạm của đối phương. Tạp chí Kanwa cho biết, tàu chiến Ấn Độ hiện đã được trang bị phổ biến loại tên lửa này.
Liêu Ninh không thể chống được đòn tiến công "tổng hợp"
Điển then chốt để đối phó với các hệ thống đánh chặn tầm gần trên các tàu hộ vệ và khu trục thuộc biên đội tàu sân bay Liêu Ninh là khả năng tấn công tổng hợp, đây là điều khác biệt căn bản giữa các cường quốc hải quân và các nước có lực lượng hải quân nhỏ yếu.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Yakhont
Ví dụ như các cường quốc hải quân như: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, trong 1 lúc có thể tung ra đòn tấn công toàn diện từ trên không, từ tàu mặt nước và từ tàu ngầm để vượt qua lưới lửa phòng thủ tầm gần của các tàu hộ vệ và tàu khu trục, lúc đó Liêu Ninh sẽ như "cá nằm trên thớt".
Đặc biệt là 2 loại tên lửa không đối hạm kể trên của Mỹ là Tên lửa chống hạm tầm xa" LRASM và Tên lửa tấn công liên hợp của Na Uy, có khả năng tấn công thực sự đáng gờm, các tàu chiến của Trung Quốc hiện không có loại nào có khả năng đánh chặn được nó.
2 loại tên lửa này đều có khả năng điều chỉnh lộ tuyến tấn công trong hành trình bay, thông qua chuỗi số liệu 2 chiều, từ đó có thể lựa chọn phương hướng và hành trình tấn công tối ưu để "làm thịt" tàu sân bay .
Còn đối với các loại tên lửa chống hạm siêu âm thì tốc độ là điểm quyết định hiệu quả tấn công. Ví dụ như các tàu mặt nước Ấn Độ hiện nay, chủ yếu sử dụng các tên lửa 3M-51E1 và tên lửa BrahMos dạng phóng thẳng đứng với tốc độ phóng tên lửa 1 giây/1 quả, trong 8 giây là 1 tàu đã phóng hết cơ số đạn 8 quả.
Chỉ cần 1 tàu với 8 quả tên lửa phóng gần như đồng loạt trong 8 giây với vận tốc siêu âm là đã đủ làm cho các hệ thống đánh chặn không chống đỡ xuể, Liêu Ninh hoàn toàn có khả năng bị đánh đắm bởi 1 tàu chiến loại này. Nếu 2, 3 chiếc tàu chiến hợp sức phóng 16 - 24 quả trong 8 giây thì chắc chắn nó không còn đường thoát.
Tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km
Nếu Ấn Độ sử dụng máy bay Su-30 MKI và Mig-29 kết hợp với tàu ngầm, tàu mặt nước đồng loạt tấn công tàu sân bay thì hiệu quả là tuyệt đối. Có thể khẳng định là hiện nay, chính Ấn Độ là nước có tiềm lực vũ khí đủ khả năng tiêu diệt Liêu Ninh ngay từ loạt đạn đầu với cả 3 phương thức tấn công cơ bản.
Theo vietbao
Thái Lan: 2 năm nữa mới có thể có COC giữa ASEAN-Trung Quốc Tờ Bangkok Post dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Thái Lan tại Hội nghị hẹp không chính thức giữa ASEAN-Trung Quốc cho biết có thể phải mất 2 năm nữa mới có bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Từ 28-29/10/2012 Hội nghị hẹp không chính thức Quan chức Cấp cao ASEAN - Trung Quốc đã diễn ra tại Pattaya, Thái...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine

Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

Tây Ban Nha xác định được 3 địa điểm gây sự cố mất điện diện rộng

Ông Trump gặp Tổng thống lâm thời Syria sau thông báo dỡ bỏ trừng phạt

Tân Thủ tướng Đức cam kết đưa đất nước trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Mỹ nêu điều kiện 'có đi có lại' với Iran

Hàng loạt hãng hàng không tiếp tục dừng bay đến Israel
Có thể bạn quan tâm

Ô tô điện Xiaomi quảng cáo lố về nắp ca-pô, hàng trăm chủ xe Trung Quốc phẫn nộ
Chủ sở hữu chiếc siêu sedan Xiaomi SU7 Ultra đã vô cùng tức giận vì bỏ ra gần 6.000 USD cho nắp ca-pô tích hợp khe hút gió tùy chọn nhưng hoàn toàn không có tác dụng.
SCMP: Sa Pa là một điểm đến gần gũi và đầy hấp dẫn đối với du khách Hồng Kông
Du lịch
09:25:59 15/05/2025
Đậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm này
Sức khỏe
09:19:06 15/05/2025
Những bộ phim được chờ đợi nhất tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phim âu mỹ
09:14:24 15/05/2025
Có gì trong MV debut của nhóm nhạc bước ra từ "Anh trai vượt ngàn chông gai"?
Nhạc việt
09:11:09 15/05/2025
Mỹ nam 18.000 tỷ giàu nhất Hàn Quốc: Nhan sắc hồ ly mê hoặc chúng sinh, đóng phim không màng cát-xê
Hậu trường phim
09:08:30 15/05/2025
G-Dragon 'nổ hint' đến Hà Nội, dân mạng Việt thi nhau 'nở' 1 thứ đón 'anh Long'
Sao châu á
09:06:54 15/05/2025
Son Ye Jin 20 tuổi đẹp kinh diễm trong tạo hình kỹ nữ: Thoáng lộ gáy thôi mà khán giả đã xuyến xao
Phim châu á
09:06:08 15/05/2025
Những vụ hàng giả gây ám ảnh liên tiếp bị triệt phá trong tháng 4
Pháp luật
09:00:44 15/05/2025
Đám cưới kín bưng của phú bà - tổng tài Vbiz: Khách mời tham dự phải ra "ám hiệu", bại lộ vì 1 sự cố không ai ngờ
Sao việt
08:57:06 15/05/2025