Biển Đông: Trung Quốc đang tìm mọi cách để né tránh UNCLOS

Trung Quốc đang dùng khái niệm “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” để thoát khỏi sự ràng buộc của UNCLOS nhằm độc chiếm Biển Đông.

Trung Quốc đang ồ ạt tiến hành việc cải tạo, xây đắp các bãi đá ở Biển Đông. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn quốc tế và luật pháp quốc tế, có thể khẳng định rằng, việc xây dựng trên biển, cho dù với quy mô lớn, sẽ không giúp Trung Quốc củng cố yêu sách chủ quyền.

Lường trước phương án này bị phá sản, Trung Quốc sẵn sàng thực hiện kế hoạch B với tên gọi “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”. Với kế hoạch này, Trung Quốc muốn loại trừ, thoát ra khỏi sự ràng buộc của Công ước Luật Biển năm 1982 ( UNCLOS); thay vào đó là những căn cứ “lịch sử” mơ hồ để độc chiếm Biển Đông.

Biển Đông: Trung Quốc đang tìm mọi cách để né tránh UNCLOS - Hình 1

Hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trunq Quốc ở Biển Đông khiến các nước hết sức lo ngại. (Ảnh: AP)

Nhiều quốc gia ven Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với UNCLOS. Luật biển không cho phép yêu sách vùng biển dựa trên căn cứ “lịch sử” của một quốc gia đè xóa lên những vùng biển được hưởng một cách chính đáng. Nói cách khác, chủ quyền lịch sử cũng … không thể loại trừ UNCLOS.

Những năm gần đây, thay vì căn cứ vào UNCLOS, Trung Quốc thường sử dụng cụm từ “bằng chứng lịch sử” để áp đặt yêu sách độc chiếm Biển Đông của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Biển Đông và các đảo ở đây”. Có thể nhận thấy ngay, cơ sở pháp lý của tuyên bố này không dựa trên UNCLOS vì chủ quyền của một quốc gia ven biển không được vượt quá giới hạn 12 hải lý.

Năm 2012, Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã mời thầu các lô dầu khí nằm đối diện với bờ biển miền Trung của Việt Nam. Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, khu vực này nằm trong “vùng nước thuộc quyền tài phán của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Tuy nhiên, một phần của những lô này (BS16, DW 04) nằm ngoài vùng nước 200 hải lý tính từ bất cứ các đảo nào mà Trung Quốc yêu sách. Đây là yêu sách quyền tài phán vượt quá quy định của UNCLOS.

Nội luật của Trung Quốc cũng cho thấy rõ, nước này yêu sách vùng biển không dựa trên UNCLOS. Ví dụ, Luật Bảo vệ Môi trường Biển của nước này có phạm vi áp dụng: “các vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các vùng biển khác thuộc quyền tài phán của Công hòa Nhân dân Trung Hoa.”

Đối chiếu với UNCLOS, không rõ khái niệm “các vùng biển khác” còn ám chỉ vùng biển nào nữa ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cụm từ này có thể diễn giải các vùng biển mà Trung Quốc cho rằng mình có quyền lịch sử,vv…

Rõ ràng, bên cạnh việc ra sức nguỵ tạo các căn cứ pháp lý, Trung Quốc còn có cách tiếp cận khác, sử dụng danh nghĩa lịch sử hoặc quyền lịch sử để thiếp lập một hiện trạng mới ở Biển Đông.

Những bằng các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này, GS. Michael Yahuda, Trường Khoa học Chính trị và Kinh tế London (Anh) khẳng định, không có căn cứ lịch sử nào cho yêu sách của Trung Quốc: “Tôi phát hiện một điều rất thú vị rằng, yêu sách của Trung Quốc dựa trên các chứng cứ lịch sử nhưng khi nghiên cứu kỹ thì sự thật lại là … không có căn cứ lịch sử nào cho yêu sách của nước này .

Tuy vậy, chúng ta vẫn hãy cùng xem liệu yêu sách vùng nước lịch sử hay quyền lịch sử của Trung Quốc có căn cứ trong luật pháp quốc tế hay không.

Một quốc gia có yêu sách lịch sử phải thông báo cho cộng đồng quốc tế về yêu sách đó để ít nhất các quốc gia khác có cơ hội phủ nhận bất kỳ sự ngầm công nhận mặc nhiên nào đối với yêu sách.

Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra yêu sách rõ ràng về “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”; gần như không có văn bản pháp luật, tuyên bố hay các phát biểu chính thức nào của nước này trước cộng đồng quốc tế về yêu sách lịch sử đối với phần lớn diện tích Biển Đông.

Video đang HOT

Ngôn từ “quyền lịch sử” trong Luật Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này, dưới góc độ thuật ngữ pháp lý, là một cụm từ mơ hồ, có mục đích cài cắm. Những từ ngữ này không tự sinh ra một yêu sách. Một số luật và quy định khác của Trung Quốc có đề cập đến “các vùng biển khác thuộc quyền tài phán của Công hòa Nhân dân Trung Hoa” nhưng cũng không hề có bất cứ giải thích nào về bản chất, cơ sở hay là vị trí địa lý của quyền tài phán đó và các luật đó cũng không cho biết dựa vào đâu khi đề cập đến “yêu sách lịch sử”.

Việc Trung Quốc xuất bản bản đồ “đường lưỡi bò” năm 1947 không phải là thông báo chính thức của một yêu sách biển. Xuất bản bản đồ chỉ ở trong nước bằng tiếng Trung không thể là một thông báo đủ rõ ràng để cộng đồng quốc tế có thể hiểu chính xác về yêu sách đó, kể cả nếu như trước đó, nước này đã từng khẳng định yêu sách.

Hơn nữa, phán quyết trong vụ tranh chấp biên giới giữa Burkina Faso và Mali, Tòa án Quốc tế (ICJ) tuyên bố về sức mạnh pháp lý của bản đồ như sau: “Các bản đồ chỉ có giá trị cung cấp thông tin mà độ chính xác thay đổi theo từng vụ án; bản thân các bản đồ và chỉ riêng sự tồn tại của các bản đồ không thể thiết lập nên danh nghĩa chủ quyền mà phải là một tài liệu có hiệu lực pháp lý theo Luật Quốc tế về việc thiết lập các quyền lãnh thổ. Tất nhiên, trong một số trường hợp, các bản đồ có thể đạt được hiệu lực pháp lý đó nhưng hiệu lực pháp lý đó không phải phát sinh từ chính giá trị bản đồ đó mà bởi các bản đồ đó gắn chặt ý chí của quốc gia hay các quốc gia liên quan. Ví như các bản đồ là phụ lục của một văn bản chính thức, cấu thành một bộ phận không thể tách rời của văn bản đó. Ngoại trừ trường hợp rõ ràng này, bản đồ chỉ là bằng chứng phụ với mức độ tin cậy khác nhau hoặc không đáng tin cậy được sử dụng cùng các bằng chứng gián tiếp khác để thiết lập hay khôi phục lại các sự kiện trên thực tế.”

GS. Erik Franckx, Thành viên Tòa trọng tài thường trực Lahay khẳng định, chỉ riêng bản đồ “đường lưỡi bò” chưa đủ để có thể quyết định quy chế pháp lý của cả Biển Đông và các đảo trong đó: “Bản thân Trung Quốc cho đến giờ vẫn không đưa ra được cách giải thích hợp lý, hợp pháp về yêu sách của mình. Việc đưa ra bản đồ “đường lưỡi bò” chưa đủ để bảo vệ chủ quyền của họ ở Biển Đông, cần phải có rất nhiều yếu tố khác để chứng minh quyền lịch sử”.

Biển Đông: Trung Quốc đang tìm mọi cách để né tránh UNCLOS - Hình 2

Phiên xét xử hồi tháng 7 tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye. (Ảnh:Rappler)

Tuyên bố Lãnh hải năm 1958 của Trung Quốc cũng mẫu thuẫn với quan điểm cho rằng Trung Quốc đã yêu sách “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” đối với 80% diện tích Biển Đông. Tuyên bố này có đoạn viết, “biển cả” chia tách Trung Quốc đại lục và các đảo ven bờ với “tất cả các đảo khác của Trung Quốc”.

Cụm từ “biển cả” cho thấy rõ, Trung Quốc không xem các vùng nước chung quanh các bãi đá nửa nổi nửa chìm là vùng nước lịch sử. Khái niệm “biển cả” rất khác biệt về quy chế pháp lý so với các vùng biển mà các quốc gia được hưởng và không phải là đối tượng để một quốc gia có thể chiếm hữu hay độc quyền sử dụng. Đây là một nguyên tắc pháp lý đã được xác lập trong nhiều thế kỷ trước Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ John McCain của Mỹ cho rằng, tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc là không đúng sự thật: “Trung Quốc cho rằng, nước này có chủ quyền ở Biển Đông. Đó là tuyên bố không đúng sự thật. Khu vực này là vùng biển quốc tế.” Yêu sách này cũng không được UNCLOS công nhận!

Có hai điều khoản trong UNCLOS nhắc đến vịnh “lịch sử” (Điều 10) và danh nghĩa “lịch sử” (Điều 15). Nhưng các điều khoản này chỉ được áp dụng đối với các vịnh và các cấu tạo ven biển tương tự khác, không áp dụng cho vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa hay biển cả. Như vậy, UNCLOS chỉ giới hạn yêu sách lịch sử cho vịnh và trong phân định lãnh hải. Rõ ràng, luật biển quốc tế hiện đại không công nhận lịch sử như là một căn cứ cho quyền tài phán.

Yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông có thể bao gồm cả các vùng biển cách xa các thực thể mà nước này yêu sách chủ quyền, và vì vậy phải chịu sự ràng buộc của các điều khoản trong UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và có thể là cả vùng biển cả. Bởi vì các điều khoản của UNCLOS liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và biển cả không bao gồm các ngoại lệ về quyền lịch sử, các điều khoản của UNCLOS sẽ có giá trị cao hơn bất cứ tuyên bố yêu sách lịch sử nào trong khu vực này. Theo đó, yêu sách lịch sử cũng không thể xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển hoặc các quyền tự do chung của tất cả các quốc gia.

Trong vụ kiện Vịnh Maine (1984), Viện Giải quyết Tranh chấp của Tòa án Công lý Quốc tế đã chỉ ra rằng, quốc gia ven biển có đặc quyền tài phán đối với hoạt động đánh cá bên trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của quốc gia đó. Đặc quyền này có giá trị cao hơn những quyền hay việc sử dụng biển có từ trước đấy của các quốc gia khác trong vùng biển đó.

Có học giả Trung Quốc cho rằng, “danh nghĩa lịch sử” và “quyền lịch sử” không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS, và do đó tiếp tục được điều chỉnh bằng các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế nói chung. Quan điểm này không phù hợp với luật pháp quốc tế và hoàn toàn sai về tính toàn diện của UNCLOS. UNCLOS đã đặt ra những quy chế pháp lý cho tất cả các bộ phận của đại dương. UNCLOS không cho phép một quốc gia nào viện dẫn “pháp luật quốc tế nói chung” như một căn cứ thay thế để biện hộ cho yêu sách vùng biển trái các quy định cụ thể trong UNCLOS.

Yêu sách của Trung Quốc được đưa ra trước khi có UNCLOS cũng không phải là căn cứ để vi phạm UNCLOS. Việc cho phép quốc gia vi phạm các điều khoản của UNCLOS bằng những yêu sách có từ trước khi quốc gia đó chấp nhận sự ràng buộc của UNCLOS là làm trái và tổn hại đến đối tượng và mục đích của UNCLOS. Một quốc gia yêu sách chủ quyền hơn 200 hải lý đối với lãnh hải vào thập niên 1950 không thể tiếp tục duy trì yêu sách đấy đến ngày nay.

Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác không thể duy trì yêu sách vùng nước lịch sử hoặc các quyền lịch sử đối với các vùng biển quá xa so với bờ biển của họ. UNCLOS không cho phép những loại yêu sách như vậy. Ngoại trừ những câu chữ trong UNCLOS chấp nhận yêu sách lịch sử, như trong Điều 10 và Điều 15, còn lại các điều khoản trong UNCLOS có giá trị cao hơn các yêu sách lịch sử.

TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ, nay là Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao cho biết: “Các nước trong khu vực và quốc tế đều thấy rất phi lý với khái niệm “vùng nước lịch sử” hoặc “quyền lịch sử” mà Trung Quốc lên tiếng, điều này vi phạm một cách trắng trợn các quyền và lợi ích chính đáng của các nước xung quanh Biển Đông và cản trở những hoạt động hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc vẫn cố tình hợp thức hóa nó bằng các hành động của mình thì đó là sự vi phạm trắng trợn và không thể đánh lừa được dư luận”./.

Theo Lê Phúc/VOV1

Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc - P1

Vì nhiều lý do, vụ kiện Philippines - Trung Quốc trước Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 thu hút sự quan tâm của thế giới.

Một trong số đó là việc Trung Quốc từ chối tham dự vụ kiện do Philippines khởi xướng.

Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc - P1 - Hình 1

Những dấu vết tình nghi do hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc trên đá Én Đất, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. (Ảnh: SIA)

Việc một bên không tham dự một tòa quốc tế không phải là chuyện hiếm, và đây cũng không phải là lần đầu tiên một bên chọn cách không tham dự vụ kiện tại một cơ quan giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.

Năm 2013, Nga đã chọn cách không tham dự vụ kiện trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) và gần đây, như mọi chuyện đã diễn ra, Nga cũng không xuất hiện trước Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII trong vụ kiện Arctic Sunrise do Hà Lan khởi xướng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt trong là việc mặc dù đã chính thức tuyên bố sẽ không tham gia vụ kiện này, song Trung Quốc lại không hề bỏ qua cơ hội nào để làm rõ những lí lẽ của mình thông qua các kênh chính thức lẫn không chính thức. Hành động này của Trung Quốc làm nảy sinh nhiều câu hỏi pháp lý thú vị.

Trung Quốc có quyền không tham gia vụ kiện hay không?

Mặc dù luật quốc tế yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, nhưng khi nói đến việc phân xử quốc tế hay trọng tài, các quốc gia được quyền quyết định có tham dự hay không. Dù luật quốc tế cho phép các quốc gia thực hiện điều này, song quyết định không tham dự vụ kiện pháp lý dĩ nhiên đặt ra câu hỏi về tính thiện chí của các quốc gia trong cam kết tuân thủ luật quốc tế.

Trong vụ kiện này, theo điều 9 phụ lục VII của UNCLOS về việc vắng mặt và điều 25 của Nguyên tắc Thủ tục của Tòa Trọng tài, dự trù tình huống một trong các bên không xuất hiện trước tòa. Tuy nhiên, cả hai điều này nói rằng việc một bên vắng mặt sẽ không ngăn cản vụ kiện diễn ra, đồng thời yêu cầu tòa "đáp ứng yêu cầu tòa có thẩm quyền và tuyên bố đó có căn cứ trên thực tế và theo luật".

Dẫu vậy, cần chú ý rằng việc Trung Quốc từ chối tham dự vụ kiện không phủ nhận việc nước này đã đồng ý trao thẩm quyền bắt buộc cho Tòa Trọng tài khi trở thành một thành viên của UNCLOS.

Lấy tuyên bố Tòa Trọng tài không có thẩm quyền làm lý do để không tham dự vụ kiện là vô căn cứ và chừng nào tòa còn chưa đưa ra phán quyết về thẩm quyền trong vụ kiện, thì Trung Quốc vẫn còn là một bên của vụ kiện này.

Tác động từ những thông tin do Trung Quốc đưa ra?

Mặc dù đã chính thức tuyên bố rằng "... không chấp nhận ", Trung Quốc lại gần như không hề áp dụng chính sách "phớt lờ" với vụ kiện. Thông qua các kênh khách nhau, nước này đã tuyên bố về quan điểm của mình đối với thẩm quyền của Tòa Trọng tài, đồng thời cũng giữ thái độ im lặng những nội dung của vụ kiện.

Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc - P1 - Hình 2

Phiên xét xử hồi tháng 7 tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (The Hague - Hà Lan). (Ảnh: Rappler)

Về mặt chính thức, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một "thư bày tỏ quan điểm của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài về vấn đề Biển Đông do Cộng hòa Philippines khởi xướng", trong đó Trung Quốc đề cập tỷ mỉ những tranh luận về lý do tại sao nước này tin rằng Tòa Trọng tài không có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, các học giả Trung Quốc cũng rất chủ động trong việc xuất bản sách và các bài báo, trong đó đưa ra những tranh luận phủ định tính thẩm quyền của Tòa Trọng tài cũng như vụ kiện.

Trên thực tế, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ), từng xử nhiều vụ kiện với sự vắng mặt của bên bị, tiến hành thu thập một lượng thông tin từ các quốc gia không tham dự vụ kiện. Thông thường, tòa sử dụng những thông tin này để hiểu những tranh luận mà quốc gia không tham dự sẽ sử dụng nếu quốc gia đó tham gia vụ kiện.

Có vẻ như, trong vụ kiện này, Tòa Trọng tài cũng đang có cách tiếp cận tương tự. Trong Thông cáo Báo chí, Tòa Trọng tài tuyên bố rằng sẽ "sử dụng những thông tin của Trung Quốc (bao gồm thư trình bày quan điểm) làm lý do liên quan đến thẩm quyền của Tòa Trọng tài".

Nhờ vậy, Trung Quốc hưởng lợi từ cả việc đưa ra những tranh luận của nước này cũng như duy trì việc không công nhận tính hợp pháp và kết quả của tòa. Dĩ nhiên, điều này đặt ra câu hỏi về tính công bằng cho quốc gia tham gia vụ kiện là Philippines, nước đã tuân thủ tất cả các yêu cầu thủ tục được đặt ra khi theo đuổi một vụ kiện pháp lý.

Tuy nhiên, nếu nhìn vụ kiện giữa Philippines - Trung Quốc ở một góc độ khác, một câu hỏi khác lại xuất hiện. Đó là, nếu Trung Quốc giữ im lặng hoàn toàn, điều đó có tốt hơn không?

Tương tự như trong điều kiện lý tưởng với các bên tham dự và hợp tác trong vụ kiện, trong vụ kiện này, dù Trung Quốc đã thể hiện rõ việc nước này từ chối chấp nhận Tòa Trọng tài, thì cơ quan này vẫn cần xem xét quan điểm của cả hai phía. Do đó, những luận điểm trong tuyên bố bác bỏ của bên bị có thể được sử dụng là điểm bắt đầu cho công việc nghiên cứu, thẩm định của tòa.

Về phần Philippines, việc Trung Quốc phát đi những lập luận của nước này, trên một số khía cạnh, sẽ giúp hạn chế một lượng phỏng đoán liên quan nhất định, qua đó cho phép Philipines giải quyết những phần tranh luận của nước này một cách thấu đáo hơn.

Có vẻ như đây chính là điều Philippines đã làm trong các phiên tranh luận đầu tháng 7. Nhưng cho dù có là vậy đi chăng nữa, những thông tin không chính thức của Trung Quốc không thể và không nên thay thế cho sự hiện diện của nước này trước Tòa Trọng tài, vì giá trị pháp lý cũng như nguyên tắc "pacta sunt servanda" - một trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế: Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.

Quan điểm của Trung Quốc cho đến thời điểm này chỉ là quan ngại về các vấn đề thẩm quyền. Điều này dường như phù hợp với chính sách "cố tình nhập nhằng" từ lâu của Trung Quốc quanh những tuyên bố của nước này ở Biển Đông. Do đó, không có vẻ như Trung Quốc sẽ đưa ra thêm bất kì quan điểm nào của nước này về những vấn đề đang diễn ra, giả định tòa tuyên bố có thẩm quyền và tiếp tục tiến hành vụ kiện.

Đây là một vụ kiện Tòa Trọng tài đối mặt với một khối lượng công việc đồ sộ, nếu xét từ bộ hồ sơ hơn 4.000 trang mà Philippines đã đệ trình. Ngoài ra, việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện có vẻ như cũng sẽ tạo ra thêm nhiều khó khăn hơn cho Tòa Trọng tài ngay từ bước phân xử tính thẩm quyền.

(còn tiếp)

Anh Minh (Theo Lan Nguyen - The Diplomat)

Theo baotintuc.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung ĐôngLoạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông
14:55:40 16/05/2025
Người được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với UkraineNgười được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với Ukraine
13:59:37 15/05/2025
UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏUAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
22:38:27 16/05/2025
Mỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ emMỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ em
06:18:00 15/05/2025
Bí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ănBí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ăn
16:40:14 16/05/2025
Phát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của MỹPhát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của Mỹ
19:46:13 16/05/2025
Tiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với UkraineTiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với Ukraine
22:50:21 15/05/2025
Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ KỳTổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ
20:38:57 15/05/2025

Tin đang nóng

Vụ vợ bị chồng 'xử' tại chỗ làm ở Hải Dương: hé lộ động cơ gây án sốcVụ vợ bị chồng 'xử' tại chỗ làm ở Hải Dương: hé lộ động cơ gây án sốc
21:38:12 16/05/2025
Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?
18:39:04 16/05/2025
Người phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCMNgười phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCM
20:45:18 16/05/2025
Hành động lạ bên cạnh chiếc ô tô của người phụ nữ bán nước dưới cơn mưa nặng hạt khiến dân mạng đứng hìnhHành động lạ bên cạnh chiếc ô tô của người phụ nữ bán nước dưới cơn mưa nặng hạt khiến dân mạng đứng hình
18:38:54 16/05/2025
Video chưa từng công bố trong đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Chuyện gì khiến chú rể bật khóc nức nở?Video chưa từng công bố trong đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Chuyện gì khiến chú rể bật khóc nức nở?
21:16:39 16/05/2025
Cho vay 1 tỷ thu lãi 150 triệu trong ngày, người phụ nữ ở TPHCM lĩnh ánCho vay 1 tỷ thu lãi 150 triệu trong ngày, người phụ nữ ở TPHCM lĩnh án
22:08:02 16/05/2025
Ngay khi biết tin bạn gái bị ung thư giai đoạn cuối, tôi quyết định chia tay, nào ngờ nửa tháng sau nhận được thiệp mời cưới của cô ấyNgay khi biết tin bạn gái bị ung thư giai đoạn cuối, tôi quyết định chia tay, nào ngờ nửa tháng sau nhận được thiệp mời cưới của cô ấy
22:25:28 16/05/2025
Nhan sắc Hồ Quỳnh Hương thay đổi thế nào sau hơn 20 năm đi hát?Nhan sắc Hồ Quỳnh Hương thay đổi thế nào sau hơn 20 năm đi hát?
18:25:56 16/05/2025

Tin mới nhất

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

22:15:47 16/05/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tuyên bố Kiev sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện , đồng thời đảm bảo nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Tổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim Cook

Tổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim Cook

22:14:00 16/05/2025
Tổng thống Donald Trump đã thể hiện quan điểm không hài lòng đối với kế hoạch sản xuất iPhone tại các nhà máy ở Ấn Độ mà Apple đang thực hiện.
Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

22:11:57 16/05/2025
Nga muốn đàm phán trực tiếp song phương với Ukraine thay vì một cuộc họp 4 bên với sự tham gia cả của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

22:05:40 16/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin càng sớm càng tốt khi 2 nhà lãnh đạo sắp xếp được lịch trình.
Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

20:51:15 16/05/2025
Trong cuộc xung đột với Pakistan vừa qua, quân đội Ấn Độ đã sử dụng cả tên lửa BrahMos của liên doanh Nga - Ấn và SCALP của Pháp, vậy tên lửa nào có ưu điểm vượt trội hơn trong thực chiến?
Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

20:40:55 16/05/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 12/5 cho biết, việc tăng cường kiểm soát xuất khẩu các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

20:38:02 16/05/2025
Video ghi cảnh những thiếu nữ mặc áo choàng trắng lắc mái tóc dài khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm UAE là một phần trong màn trình diễn văn hóa truyền thống được gọi là Al-Ayyala.
Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

20:32:42 16/05/2025
Dù chưa xác định thời điểm cụ thể cho cuộc gặp tiềm năng với ông Putin, ông Trump bày tỏ hy vọng tình hình an ninh toàn cầu sẽ trở nên an toàn hơn nhiều trong vòng hai đến ba tuần tới.
Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

20:23:34 16/05/2025
Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ thúc đẩy kế hoạch tăng cường chiến dịch quân sự ở Dải Gaza với mục đích đánh bại lực lượng Hamas. Hiện không rõ liệu đợt không kích mới này có khởi đầu của chiến dịch hay không.
UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

20:21:18 16/05/2025
Dầu mỏ chiếm khoảng 60% doanh thu chính phủ và chưa đến 30% GDP của UAE thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng giàu dầu mỏ ở vùng Vịnh.
Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

20:15:08 16/05/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ định thành viên phái đoàn của mình vào cuối buổi tối, dự kiến gồm 12 đại biểu, do Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dẫn đầu.
Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

20:14:03 16/05/2025
Trong những năm gần đây, Mỹ đã tăng cường các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip hiện đại sang Trung Quốc, viện dẫn lo ngại chúng có thể được sử dụng vào mục đích quân sự và làm suy yếu vị thế công nghệ của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của Hồ Quỳnh Hương ở tuổi 45

Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của Hồ Quỳnh Hương ở tuổi 45

Sao việt

23:51:32 16/05/2025
Đám cưới của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương tại Quảng Ninh đã diễn ra trong không khí ấm cúng, lãng mạn và ngập tràn cảm xúc.
Phản ứng của em gái Trấn Thành khi lần đầu đóng cảnh 'yêu đương nồng nhiệt'

Phản ứng của em gái Trấn Thành khi lần đầu đóng cảnh 'yêu đương nồng nhiệt'

Hậu trường phim

23:48:13 16/05/2025
Sau loạt dự án điện ảnh trăm tỷ, Uyển Ân trở lại với phim điện ảnh Chị ngã em nâng đóng cặp cùng diễn viên Thuận Nguyễn.
Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?

Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?

Nhạc việt

23:41:24 16/05/2025
Giữa lúc ồn ào Wren Evans và bạn gái cũ tràn ngập các nền tảng, cư dân mạng cũng đào lại các sản phẩm âm nhạc cũ của nam ca sĩ.
Mỹ nhân 54 tuổi vẫn cùng con gái đi học đại học, trẻ hơn bạn cùng lớp kém 36 tuổi mới sốc

Mỹ nhân 54 tuổi vẫn cùng con gái đi học đại học, trẻ hơn bạn cùng lớp kém 36 tuổi mới sốc

Phim châu á

23:33:59 16/05/2025
Ngày 15/5, trang 163 đưa tin nữ thần một thời của Hong Kong, người đẹp Hồng Hân trở lại màn ảnh với vai diễn người mẹ trong phim Xin Chào! Người Mẹ Cùng Lớp.
Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau

Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau

Tv show

23:01:06 16/05/2025
Kết thúc buổi hẹn, Minh Nhựt và Minh Hằng cùng quyết định bấm nút hẹn hò, chính thức cho nhau cơ hội tìm hiểu sau chương trình.
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi

Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi

Sao âu mỹ

22:45:57 16/05/2025
Ngôi sao phim Baywatch, năm nay 58 tuổi, đã thể hiện tinh thần của chủ đề Superfine: Tailoring Black Style bằng mái tóc táo bạo và bộ đầm đính đá lấp lánh của nhà mốt Tory Burch.
Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng

Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng

Góc tâm tình

22:36:19 16/05/2025
Tôi lập tức gọi cho Thương, nhưng điện thoại cô ấy báo bận. Tôi gặp Thương khi cô ấy vừa tròn đôi mươi, còn tôi thì đã sắp bước qua tuổi hai sáu.
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Tin nổi bật

22:34:02 16/05/2025
Liên quan tới vụ sạt lở công trường thủy điện ở Lai Châu, 5 người chết, 4 người bị thương, chiều 16/5, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lai Châu đã có báo cáo cụ thể về sự việc.
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Pháp luật

22:20:06 16/05/2025
Sau khoảng 1 năm theo dõi, thu thập chứng cứ, Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả, thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa giả.
Shin Seung Ho: Từ vệ sĩ của Irene (Red Velvet) đến tài tử nổi bật của màn ảnh Hàn

Shin Seung Ho: Từ vệ sĩ của Irene (Red Velvet) đến tài tử nổi bật của màn ảnh Hàn

Sao châu á

21:54:16 16/05/2025
Những hình ảnh về một vệ sĩ trẻ điển trai đứng cạnh Irene từng gây bão mạng xã hội, nhưng mãi sau này khán giả mới phát hiện đó chính là Shin Seung Ho
Messi chúc mừng Barca

Messi chúc mừng Barca

Sao thể thao

21:50:38 16/05/2025
Ngay sau khi Barcelona đăng quang La Liga 2024/25, Lionel Messi gửi lời chúc tình cảm tới đội bóng cũ trên mạng xã hội.