Biển Đông: Trung Quốc đang tự ‘lấy đá ghè chân’
Lại một lần nữa, các yêu sách lãnh thổ và việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đã chi phối các cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur. Và một lần nữa, Trung Quốc từ chối tất cả những nỗ lực đi đến một hiệp ước đa phương nhằm chấm dứt sự bế tắc kéo dài lâu nay. Trớ trêu thay, lập trường này của Trung Quốc lại đe dọa đến hầu hết các lợi ích của chính họ.
Trung Quốc không muốn đàm phán về một hiệp ước như vậy. Đây là lý do giải thích cho việc Trung Quốc nỗ lực gấp đôi để duy trì hài hòa chiến lược ở Biển Đông. Với mục tiêu “tạo ra sự đã rồi”, gần đây, Trung Quốc đã tiến hành nạo vét và cải tạo một số rạn san hô và bãi cát ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, nước này còn triển khai các tàu cùng máy bay quân sự và bán quân sự đến khu vực, khiến tự do hàng hải ở khu vực bị đe dọa.
Sự phản đối của Mỹ trước các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ đơn thuần thể hiện qua các phát biểu. Mỹ nêu rõ, nước này dự định sẽ tiếp tục tuần tra quân sự cả ở trên biển và trên không, ở các vùng biển và không phận Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Mỹ cũng thảo luận về kế hoạch hợp tác quân sự đa phương với Nhật Bản, Australia nhằm kiềm chế Trung Quốc. Mặc dù Mỹ không hỗ trợ một cách rõ ràng Philippines trong vụ kiện nhưng Mỹ kêu gọi Liên Hợp Quốc tuyên bố, những yêu sách của Trung Quốc là bất hợp pháp theo Công ước Luật Biển của LHQ. Như vậy, Philippines đã nhận được sự ủng hộ ngầm của các đồng minh.
Tất nhiên, chính lợi ích của Mỹ, Nhật Bản và các nước Đông Á và Tây Thái Bình Dương khác đã khiến tuyến đường biển trở thành khu vực mở và hòa bình. Một khi Biển Đông xảy ra bất ổn, điều này sẽ khiến tuyến đường vận chuyển với chi phí thấp các hàng hóa, nguyên vật liệu có ý nghĩa sống còn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu gặp trở ngại lớn. Không những vậy, việc vận chuyển dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Vịnh Ba Tư đến các thị trường châu Á chắc chắn sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng.
Tuy vậy, Trung Quốc – quốc gia đang đi những nước cờ thiếu thận trọng – lại là nước phụ thuộc vào tuyến đường biển này nhiều hơn bất cứ nước nào. Thực vậy, các nước khác có thể sử dụng các tuyến đường biển thay thế nằm ở xung quanh sườn phía nam của Indonesia – đặc biệt là Lombok, Sape hoặc eo biển Ombai, tiếp đến là eo biển Makassar và Biển Philippines.
Những tuyến đường thay thế đó sẽ dài hơn và không đặt ra nhiều khó khăn. Và chúng sẽ không bắt buộc các tàu phải đi qua một trong những nút giao thông nhộn nhịp nhất thế giới, eo biển Malacca, nơi ẩn chứa nhiều rủi ro như mắc cạn và cướp biển. Trong bối cảnh đó, ngoài các lợi ích an ninh hiển nhiên của một Biển Đông hòa bình, việc mở cửa những tuyến đường biển sẽ đem lại lợi ích chiến lược quan trọng đối với Mỹ, Nhật Bản hay bất cứ cường quốc nào ngoài khu vực nào.
Video đang HOT
Mỹ, Nhật Bản nên nắm bắt sự khác biệt này và xem đây là cơ hội này để xử lý một Trung Quốc “ngang ngược” ở Biển Đông. Để giảm nhẹ hậu quả các thảm họa thiên nhiên, chống khủng bố và thực hiện nhiều hoạt động hợp tác an ninh phi truyền thống, Mỹ và Nhật Bản có thể thường xuyên điều động đội tàu nhỏ và thỉnh thoảng triển khai các tàu lớn như tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ đến Biển Đông. Hoạt động trên sẽ được phối hợp cùng với việc triển khai các tàu ngầm, máy bay tuần tra chống tàu ngầm đến khu vực, nơi Mỹ và Nhật Bản đang đi trước Trung Quốc hàng thập kỷ.Trung Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào những tuyến đường biển trên Biển Đông bởi vì mô hình phát triển kinh tế của họ dựa chủ yếu vào các ngành công nghiệp sản xuất hướng đến xuất khẩu cũng như các cảng biển Hồng Kông, Thâm Quyến và Quảng Châu. Trong bối cảnh, hơn 40% GDP của Trung Quốc thu được là từ xuất khẩu, sự gián đoạn của các tuyến đường biển có thể bóp nghẹt nền kinh tế của nước này.
Tất nhiên, cả Mỹ và Nhật Bản đều không muốn đối đầu với Trung Quốc. Nhưng các nước cần thu hút sự chú ý của Trung Quốc vì một thực tế đơn giản là, thông qua những hoạt động gây mất ổn định ở Biển Đông, Trung Quốc đang tự gây tổn thương cho chính mình. Cả Mỹ và Nhật Bản đều không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên – như dầu, khí đốt và thủy sản tại vùng biển này. Vì vậy, họ là những ứng viên lý tưởng để thuyết phục Trung Quốc đàm phán về một hiệp định an ninh đa phương.
Trước những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á đang leo thang và đe dọa đến an ninh các tuyến đường biển, các nước không nên lãng phí thời gian. Vì lợi ích của chính mình, Trung Quốc nên hợp tác với các nước láng giềng để giải quyết những mâu thuẫn về các yêu sách lãnh thổ.
Theo Project Syndicate
Theo giaoduc
Ấn Độ bóc mẽ Trung Quốc càn quấy ở biển Đông
Chuyên gia Ấn Độ nhận định thái độ hung hăng và hành vi hiếu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh mất bạn bè ở Đông Nam Á.
Ấn Độ lên án
Giám đốc Giám đốc Viện Hàng hải Quốc gia Ấn Độ (NMF), Tiến sĩ Vijay Sakhuja cho rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á đã lên tiếng chỉ trích hành động quấy rối của tàu hải giám Trung Quốc đối với ngư dân vô tội, gây ra đối đầu giữa các lực lượng an ninh trên biển.
Bên cạnh đó các vấn đề về tự do hàng hải và khả năng Trung Quốc công bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông cũng làm cho các nước trong khu vực mất kiên nhẫn.
Nếu xu hướng này tiếp tục thì sẽ có khả năng làm xấu đi quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khiến Bắc Kinh có thể sớm bị mất bạn bè tại khu vực này.
Một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc bị phát hiện "lởn vởn" trong EEZ của Malaysia
Chuyên gia Ấn Độ nêu dẫn chứng trường hợp của Malaysia, nước vốn xưa nay khá "kín tiếng" trước các hành động của Trung Quốc. Theo đó, tình trạng căng thẳng đã xảy ra giữa Malaysia và Trung Quốc về sự hiện diện của một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc Haijing (CCG-1123) neo tại Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Malaysia.
Phát hiện tàu của Trung Quốc ở ngoài khơi bãi Luconia (Malaysia gọi là Beting Patinggi Ali), cách Sarawak gần 90 hải lý về phía Bắc, Chính phủ Malaysia đã ra lệnh cho Hải quân và Cơ quan Thực thi Luật biển (MMEA) của nước này triển khai tàu và máy bay giám sát các hoạt động của tàu Trung Quốc.
Tư lệnh Hải quân Malaysia Abdul Aziz Jaafar đã bày tỏ lo ngại về hành động xâm nhập của tàu Trung Quốc và tuyên bố sẽ tiếp tục theo dõi và giám sát tàu Trung Quốc.
Từ tháng 9/2014, các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc vào vùng biển của Malaysia đã tăng lên. Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim khẳng định bãi Luconia thuộc EEZ của Malaysia và khuyến cáo rằng Thủ tướng Najib Razak sẽ nêu vấn đề trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tàu hải quân Malaysia
Chuyên gia Ấn Độ cũng nêu đích danh các trường hợp tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập EEZ của các nước khác trong khu vực, đặc biệt còn tỏ ra rất hiếu chiến khi dùng vòi rồng phun nước vào tàu của các nước, sử dụng máy bay trực thăng uy hiếp trên không.
Ngoài ra, ngư dân Trung Quốc đang tham gia đánh bắt cá trái phép. Tổ chức Greenpeace cho biết tàu Trung Quốc bị phát hiện tận bờ biển phía tây châu Phi, đánh bắt cá bất hợp pháp với số lượng lớn.
Trong tháng 5/2015, Chính phủ Indonesia đã ra lệnh đánh chìm 41 tàu thuyền, trong đó có tàu đánh cá Gui Xei Yu trọng tải 300 tấn của Trung Quốc bị bắt do đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của họ năm 2009, song có vẻ như ngư dân Trung Quốc không có dấu hiệu "rút lui".
Theo_Báo Đất Việt
Ký kháng thư phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông Tại Thụy Sĩ, chiều 27.6, đông đảo bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình cùng sinh viên, Việt kiều đã tụ họp tại khu vực quảng trường Liên Hợp Quốc (LHQ), nơi đặt biểu tượng chiếc ghế ba chân khổng lồ tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ, để cùng tham gia diễu hành, ký kháng thư phản đối Trung Quốc thay đổi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU công bố gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút giới nghiên cứu toàn cầu

Sự phát triển bất ngờ của ngành dầu khí Nga giữa hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây

UAV Ukraine làm lộ lỗ hổng của hệ thống phòng không S-300V ở Crimea

Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức?

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than

Tổng thống Trump thúc đẩy 'xóa bỏ hoàn toàn' chương trình hạt nhân của Iran

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'
Có thể bạn quan tâm

Chạy xe máy đầu trần, đánh võng "trêu ngươi" CSGT để lấy le với bạn gái
Pháp luật
08:08:16 06/05/2025
Florianópolis - thiên đường Brazil
Du lịch
08:06:32 06/05/2025
Sao Việt 6/5: Thanh Lam khoe khoảnh khắc thân thiết bên vợ của chồng cũ
Sao việt
08:03:24 06/05/2025
Con trai yêu say đắm người phụ nữ lớn hơn 15 tuổi, tôi sốc nặng tranh cãi đến nhập viện
Góc tâm tình
08:02:09 06/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 34: An nhận lời tác hợp Thảo - Nguyên nhưng tim nhói đau
Phim việt
08:00:42 06/05/2025
10 phim cổ trang Hàn Quốc hay nhất thập kỷ (P.1): Từ "flop" thành "huyền thoại" - bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu kiệt tác rồi?
Phim châu á
07:57:49 06/05/2025
Mỹ nam đẹp đến mức bị kêu gọi cấm sóng, đổi đời nhờ yêu tiểu tam bị cả nước ghét bỏ
Hậu trường phim
07:55:21 06/05/2025
Jennie trở lại Met Gala 2025: Sang xịn mịn có thừa, quý cô Chanel giá đáo
Phong cách sao
07:54:31 06/05/2025
Hot nhất Met Gala: Rihanna công bố bụng bầu con thứ 3 giữa đường bước tới "Oscar thời trang"!
Sao âu mỹ
07:52:40 06/05/2025
Chuyện chưa từng có ở Baeksang: Dàn sao bị bóc nhan sắc quá khứ giữa màn hình lớn, Lee Byung Hun "xịt keo cứng ngắc", Byeon Woo Seok gây bão
Sao châu á
07:49:50 06/05/2025