Big Tech rút khỏi Nga: Được nhiều hơn mất?
Những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon đang tự tạo ra cơ hội khi ngừng các dịch vụ của mình tại Nga.
Trước diễn biến phức tạp tại miền Đông Ukraine, Apple đã ngừng hoàn toàn quan hệ với thị trường Nga, trong khi các công ty như YouTube , Meta và Microsoft đang hạn chế các kênh truyền thông đa phương tiện của Nga như RT và Sputnik ở châu Âu.
Các “ông lớn” công nghệ cho rằng, các động thái này cùng với hành động hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến có thể cải thiện vị thế của họ trong lòng người tiêu dùng.
“Nếu một thương hiệu từng gây ấn tượng xấu với người dùng trong quá khứ, đây có thể trở thành cơ hội sửa chữa danh tiếng cho thương hiệu của họ”, theo nhà phân tích cấp cao của Forrester, Alla Valente.
Biến bất lợi thành lợi thế
Khi xác định ngưng các dịch vụ tại Nga, các tập đoàn buộc phải chấp nhận sẽ mất đi một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, đây cũng có thể trở thành “đòn tâm lý” giúp các thương hiệu này gây dựng được cảm tình từ các thị trường còn lại trên thế giới.
Trong số đó, Apple là tập đoàn có lập trường mạnh mẽ nhất đối với Nga. Công ty đã ngừng hoàn toàn việc bán sản phẩm, hạn chế các dịch vụ như Apple Pay, xóa ứng dụng RT và Sputnik khỏi App Store toàn cầu (trừ Nga) và vô hiệu hóa thông tin giao thông trực tiếp trong Apple Maps.
Video đang HOT
Trên thực tế, Apple không có bất kỳ cửa hàng chính hãng nào ở Nga, các sản phẩm của họ đều được bán thông qua các nhà bán lẻ bên thứ ba. Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush cho hay, rút khỏi Nga sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Apple.
Nhìn chung, các thương hiệu gắn bó với Ukraine sẽ được hưởng lợi từ sự chú ý tích cực mà họ nhận được và có thể thu hút khách hàng mới, những đối tác kinh doanh mới.
Ngoài ra, các công ty công nghệ cho rằng, việc này có thể thúc đẩy tinh thần của nhân viên và đóng vai trò như một công cụ tuyển dụng mạnh mẽ cho các nhân viên trong tương lai. Họ chắc chắn điều này sẽ nâng cao “chỉ số hạnh phúc” của nhân viên mình bằng cách hỗ trợ Ukraine.
Thuốc thử liều cao đầu tiên của nữ chủ tịch 32 tuổi đòi chống lại Big Tech
Hai tuần sau khi ngồi ghế chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang, Lina Khan đã phải đối diện với cuộc khủng hoảng đầu tiên trong cuộc chiến dài hơi với những gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ.
Cú đáp trả của Facebook
Hôm thứ hai đầu tuần này, một thẩm phán liên bang ở Washington đã bác bỏ dự luật chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) nhắm vào mạng xã hội Facebook.
Thẩm phán James Boasberg cho biết, FTC không nêu đủ chi tiết trong tuyên bố rằng Facebook có quyền lực độc quyền ở thị trường mạng xã hội. Ông cho cơ quan quyền lực độc lập của chính phủ Mỹ thời hạn 30 ngày để phản hồi và đưa ra các lập luận xác đáng hơn.
Thế độc quyền của Big Tech vẫn vững như kiềng ba chân.
Trong quyết định của mình, thẩm phán Boasberg nhận định, FTC không tạo ra lý lẽ đủ thuyết phục rằng Facebook chiếm 60% thị phần ở thị trường mạng xã hội. "Khiếu nại của FTC không tập trung vào câu hỏi quan trọng là Facebook đã và đang có bao nhiêu quyền lực để xác định một cách rõ ràng sản phẩm này có đang ở vị thế độc quyền hay không", ông nói.
Đây chính là đòn đáp trả đầu tiên nhắm vào nữ chủ tịch 32 tuổi Lina Khan, người vừa tuyên thệ nhậm chức chủ tịch FTC cách đây hai tuần và cam kết chống độc quyền mạnh mẽ hơn nữa nhắm vào các công ty công nghệ hùng mạnh nhất nước Mỹ, gọi là nhóm Big Tech.
Cần phải sửa luật...
"Có rất nhiều dữ kiện để chứng minh Facebook nắm thị phần thống trị và đây là một rào cản mà FTC phải vượt qua", luật sư Alex Petros từ Washington cho biết.
Quyết định của tòa án một lần nữa cho thấy những trở ngại mà cơ quan thực thi chống độc quyền của Mỹ phải đối diện. Giới quan sát cho rằng, tòa án đã tạo ra một rào cản khó có thể vượt qua để chứng minh cáo buộc Big Tech đã phạm luật chống độc quyền.
"Không khó để nhận ra trong những vụ việc như thế này, luật chống độc quyền của Mỹ không có khả năng xử lý các vấn đề do các công ty công nghệ độc quyền tạo ra", giáo sư Blake Reid của ĐH Luật Colorado nhận định.
FTC cần được trao nhiều quyền hơn. (trong ảnh: tân chủ tịch FTC, bà Lina Khan.)
Các nhà lập pháp ở Đồi Capitol đang tìm cách sửa luật để trao nhiều quyền hơn cho FTC và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Tuần trước, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã trình một loạt dự luật nhắm vào các Big Tech.
Dự luật này buộc các Big Tech phải thoát khỏi những mảng kinh doanh nhất định, đặt ra những giới hạn về cách cạnh tranh của Big Tech với những công ty cùng nền tảng và tạo ra rào cản khó khăn cho các vụ sáp nhập. Các khoản phí kiện tụng cũng sẽ được tăng để tăng doanh thu cho cơ quan hành pháp.
"Không thể nào dựa vào tòa án để giữ cho thị trường có tính mở, cạnh tranh và công bằng", thượng nghị sĩ Amy Klobuchar của Đảng Dân chủ phát biểu sau quyết định bác bỏ của tòa án trong vụ Facebook. "Chúng ta cần khẩn trương làm mới luật chống độc quyền để phù hợp với những thách thức của nền kinh tế số", bà nói trong một lời kêu gọi sửa luật và tăng viện trợ cho FTC và cơ quan giám sát của Bộ Tư pháp Mỹ.
Tuyên bố này của bà Klobuchar được chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ Viện Jerrold Nadler đồng tình ủng hộ và nhắc lại.
... nếu không Big Tech vẫn an toàn
Các vụ kiện nhắm vào Facebook bắt đầu nổi lên vào tháng 12/2020 dưới thời ông Donald Trump trong một nỗ lực trấn áp những gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ. Trước đấy, Bộ Tư pháp đã có khiếu nại về sự độc quyền ở thị trường tìm kiếm của Alphabet (công ty mẹ Google) trong khi Hạ viện Mỹ cáo buộc các công ty công nghệ lạm dụng vị thế thống trị của mình.
Vụ kiện Facebook tập trung vào việc mạng xã hội này thâu tóm Instagram vào năm 2012 và WhatsApp vào năm 2014. Thay vì tạo ra sản phẩm cạnh tranh, Facebook lại làm theo phương châm của CEO Mark Zuckerberg là "mua lại tốt hơn là cạnh tranh".
Tuyên bố của thẩm phán James Boasberg cho thấy, dựa trên các điều luật hiện hành, các căn cứ để FTC tuyên bố Facebook độc quyền là chưa đủ cơ sở.
Điều này có nghĩa là vấn đề cần phải được đưa ra thảo luận ở Quốc hội Mỹ, Jesse Lehrich, đồng sáng lập của tổ chức ủng hộ chống độc quyền với Big Tech, nêu quan điểm.
Big Tech phương Tây và Trung Quốc phản ứng trái ngược giữa xung đột Nga - Ukraine Trái với động thái kiên quyết của các 'ông lớn' công nghệ phương Tây, Big Tech Trung Quốc vẫn duy trì dịch vụ trên lãnh thổ Nga. Giữa căng thẳng quân sự tại miền Đông Ukraine, một số tập đoàn công nghệ lớn tại Châu Âu đã tạm ngưng một số dịch vụ tại Nga. Trái lại, các doanh nghiệp công nghệ Trung...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Smartphone có bền bỉ đến mấy, ốp lưng vẫn cần thiết

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV

One UI 7 kìm hãm sự phổ biến của Android 15?

Chuẩn USB từng thay đổi cả thế giới công nghệ vừa tròn 25 tuổi

Tính năng tìm kiếm tệ nhất của Google sắp có trên YouTube

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Apple Maps hỗ trợ chỉ đường qua CarPlay tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

Vụ nổ súng rồi tự sát ở Vĩnh Long: Người bạn đi cùng kể lại tai nạn của con gái nghi phạm
Tin nổi bật
20:33:06 01/05/2025
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố vì lạm dụng quyền lực
Thế giới
20:24:30 01/05/2025
Messi, Ronaldo chung nỗi buồn mất cúp
Sao thể thao
20:23:13 01/05/2025
Lan truyền cảnh tượng Đức Phúc trả tiền thuê fan đến ủng hộ mình?
Nhạc việt
20:09:11 01/05/2025
Công ty lắp ráp ô tô Trung Quốc muốn làm 30.000 trạm sạc tại Việt Nam
Ôtô
20:01:19 01/05/2025
Ngoại hình gây sốc của Jack sau hơn 3 tháng ở ẩn
Sao việt
19:55:23 01/05/2025
Clip siêu hiếm Triệu Lệ Dĩnh lần đầu mặc áo tắm, khoe sắc vóc năm 18 tuổi
Sao châu á
19:51:14 01/05/2025
Truy xét hành tung hai nhóm thanh niên ném đá hỗn chiến trong đêm
Pháp luật
18:30:22 01/05/2025
Nấu bữa tối ngon trọn vẹn chỉ trong chưa đầy 1 giờ: Đủ món mặn - rau - canh, nhanh gọn lại bổ dưỡng!
Ẩm thực
17:39:03 01/05/2025