Big Tech Trung Quốc chuyển hướng đầu tư vào Mỹ
Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nên các công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc đang tìm cách chuyển dòng tiền vào Mỹ.
Cửa ngõ vào Mỹ
Vài tháng qua, Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nhắm vào các công ty công nghệ mới nổi trong nước sắp lên sàn chứng khoán Mỹ (IPO).
Thực tế trong quá khứ, nhiều công ty Trung Quốc đã thâm nhập vào Mỹ từ rất lâu thông qua các con đường khác nhau. Nhóm này được gọi là Big Tech Trung Quốc bao gồm Tencent, Alibaba, Huawei, Xiaomi, ByteDance và Baidu.
Từ năm 2017, gã khổng lồ Internet Tencent đã có cổ phần kiểm soát ở một nửa trên 25 quỹ của các công ty Trung Quốc phát hành Chứng chỉ tiền gửi Mỹ (ADR). Nôm na, ADR là một dạng chứng khoán để các công ty nước ngoài như Tencent tiếp cận thị trường vốn ở Mỹ mà không cần trực tiếp niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Điểm thanh toán Alipay của Ant Group (công ty liên kết của Alibaba) và WeChat Pay của Tencent bên ngoài một điểm đổi tiền ở Hồng Kông, Trung Quốc.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba cũng nắm giữ cổ phần ở một vài trong số 25 cái tên này trong khi các ông lớn công nghệ khác như hãng điện thoại Xiaomi, nền tảng mua sắm Meituan hay nền tảng tìm kiếm Baidu cũng có cổ phần ở một hoặc hai quỹ này.
Dù là một công ty công nghệ được ươm mầm ở Thâm Quyến, Tencent từ lâu đã được biết đến là gã khổng lồ chuyên đầu tư vào các công ty game nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
Video đang HOT
Tài sản nắm giữ của Tencent ở các công ty đại chúng trong năm qua đã tăng trưởng 785,11 tỷ Nhân dân tệ (112,7 tỷ USD) với lợi nhuận đạt hơn 160 tỷ Nhân dân tệ (25 tỷ USD), theo báo cáo thường niên của tập đoàn. Con số này không bao gồm doanh thu từ các công ty con như Riot Games.
Tencent cũng đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông với tư cách công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.
Tuần trước, Tencent đã được giới chức Trung Quốc thông báo việc hoãn sáp nhập hai nền tảng livestream Huya và Douyu dựa trên các quy định chống độc quyền của Bắc Kinh. Cả hai công ty con này của Tencent đều đã lên sàn chứng khoán Mỹ trong ba năm qua.
Siết chặt các quy định
Với các startup ở đại lục, việc được Big Tech Trung Quốc góp vốn đồng nghĩa với khả năng tiếp cận tập khách hàng khổng lồ.
Bởi ngành công nghiệp Internet ở Trung Quốc là rất tàn nhẫn. Trong cuốn sách xuất bản năm 2018, tác giả Kai-Fu Lee, người từng đứng đầu Google Trung Quốc mô tả rằng, cuộc chiến của các công ty nội địa giống như đấu trường La mã cổ đại nơi không có gì bị giới hạn, từ ăn cắp trắng trợn sáng chế đến phát động chiến dịch truyền thông bôi nhọ.
Sau nhiều năm nới lỏng quy định, Trung Quốc bắt đầu trấn áp trên diện rộng các gã khổng lồ công nghệ ở quê nhà trong vài tháng qua.
Vụ IPO của Didi đã không được xuôi chèo mát mái.
Được Tencent rót vốn, ứng dụng gọi xe Didi đã lên sàn chứng khoán Mỹ vào ngày 30/6. Nhưng trong vòng 5 ngày qua, Bắc Kinh đã mở cuộc điều tra toàn diện nhắm vào việc sử dụng dữ liệu người dùng của Didi và các công ty con niêm yết trên sàn Mỹ.
Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết, đã yêu cầu Didi dừng tiếp nhận đăng ký người dùng mới.
Tuần qua, CAC cũng thông báo rằng các công ty có dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng cần phải được phê duyệt trước khi lên sàn chứng khoán nước ngoài.
Việc Trung Quốc tăng cường giám sát dữ liệu của các công ty công nghệ xuất phát từ một câu nói hớ của tỷ phú Jack Ma vào năm ngoái, mà cuối cùng dẫn đến việc Alibaba của tỷ phú 57 tuổi này bị nhà chức trách phạt 2,8 tỷ USD.
Big Tech Trung Quốc là đích đến của nhiều sinh viên đại học
Những công ty Big Tech Trung Quốc vẫn là lựa chọn hấp dẫn đối với sinh viên thuộc nhiều ngành học khác nhau, dù các công ty này có nhiều mặt tối và đang bị Bắc Kinh tăng cường giám sát.
Sinh viên đại học tham quan triển lãm công nghệ ở thành phố Hoài Nam, Trung Quốc
Theo SCMP , công ty tuyển dụng Universum đã khảo sát 58.644 sinh viên từ 108 trường đại học ở Trung Quốc. Phần lớn sinh viên đều chọn muốn làm việc tại Huawei và Alibaba. Các sinh viên này có thể đến từ ngành kinh doanh, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, thậm chí cả ngành nhân văn.
Kể từ năm 2018 đến nay, Huawei và Alibaba luôn đứng đầu trong những cuộc khảo sát công ty yêu thích của sinh viên. Ngoại lệ duy nhất là năm 2019, khi Xiaomi là lựa chọn thứ hai đối với các sinh viên kỹ thuật.
Các công ty Big Tech khác trong danh sách của Universum năm nay gồm có Tencent, Xiaomi, Baidu và JD.com.
Kết quả khảo sát cho thấy vai trò của công nghệ trong nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc. Lĩnh vực này chiếm gần 40% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2020, khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trên mạng nhiều hơn vì không thể ra đường trong đại dịch Covid-19.
Theo tài liệu của Học viện Thông tin Trung Quốc và Công nghệ Viễn thông, phân khúc này của nền kinh tế có vốn hóa lên đến 39.200 tỉ nhân dân tệ (tương đương 6.000 tỉ USD) vào năm 2020, tăng 3.300 tỉ nhân dân tệ so với năm 2019.
Những công việc liên quan đến công nghệ thông tin và internet là lựa chọn phổ biến nhất đối với sinh viên mới ra trường trong ba năm qua. Một số sinh viên chọn con đường livestream và sáng tạo nội dung trên mạng xã hội sau khi tốt nghiệp đại học. Theo 58.com, những sinh viên theo nghề này có mức thu nhập trung bình hằng tháng cao nhất so với bạn cùng trang lứa.
Boss Zhipin - một nền tảng tuyển dụng trực tuyến cho biết những sinh viên có khả năng công nghệ và biết livestream được săn đón nhiều nhất sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, họ cũng phải đương đầu với nhiều mặt tối của ngành công nghệ. Văn hóa 996 - làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần - đã trở thành tiêu chuẩn bất thành văn đối với nhiều công ty Big Tech.
Vấn nạn phân biệt tuổi tác trong ngành cũng ngày càng gay gắt. Nhân viên từ 35 tuổi trở lên nếu không ở các vị trí quan trọng thì dễ bị các công ty đào thải để tuyển những người trẻ tuổi, năng động hơn.
Mặt tối của ngành công nghệ đã khiến một số sinh viên tốt nghiệp chuyển sang các ngành dân sự với số giờ làm việc bình thường và nhiều đặc quyền hấp dẫn khác.
Được biết, có hơn 1,58 triệu ứng viên đăng ký tham gia kỳ thi tuyển công chức quốc gia của Trung Quốc năm nay, tăng vọt so với năm 2009 (1,05 triệu) và 2003 (125.000). Họ sẽ cạnh tranh để giành lấy 25.700 công việc tại cơ quan nhà nước, do đó tỷ lệ chọi là 1/61.
Mỹ soạn 5 dự luật chống độc quyền nhằm vào Big Tech Theo Reuters, các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ đang soạn thảo 5 dự luật chống độc quyền, 4 trong số này nhằm trực tiếp vào những hãng công nghệ lớn (Big Tech). Nguồn tin của Reuters cho biết dự luật có thể thay đổi trước khi được giới thiệu trong tuần này, hoặc cũng có khả năng bị hoãn lại. Trong số...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Game thủ ồ ạt chuyển sang sử dụng Windows 11

One UI 8 giúp bổ sung 12 GB RAM ảo

Dự án 'quả cầu ma thuật' của Sam Altman ra mắt nước Mỹ

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Smartphone có bền bỉ đến mấy, ốp lưng vẫn cần thiết

Tương lai, ai cũng có thể là chủ của AI

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'

AI tham gia vào toàn bộ 'vòng đời' dự luật
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Long Đẹp Trai: Chưa từng mơ về 'diễn viên trăm tỷ' khi đóng 'Lật mặt 8'
Hậu trường phim
23:12:29 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Spice Girls tái hợp sau 30 năm, Victoria Beckham vắng mặt
Nhạc quốc tế
22:26:11 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025