Bình luận mới nhất của Tổng thống Trump về xung đột Nga – Ukraine
Ngày 12/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine có thể diễn ra tốt đẹp.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
“Tôi nghĩ quan hệ Ukraine – Nga có thể sẽ ổn, và các bạn sẽ sớm biết điều đó thôi”, ông Trump nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một.
Ông cũng nhấn mạnh: “Sẽ đến lúc bạn phải hoặc là hành động hoặc là im lặng và chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi nghĩ mọi việc sẽ ổn thôi”.
Trước đó vào ngày 11/4, theo đài RT của Nga, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ, ông Steve Witkoff đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến Ukraine trong cuộc gặp kín với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại St. Petersburg. Điện Kremlin xác nhận cuộc thảo luận kéo dài bốn tiếng tập trung vào các khía cạnh để giải quyết xung đột Ukraine, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.
Về phía Mỹ, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết: “Tôi có thể xác nhận rằng ông Witkoff đang ở Nga để trao đổi trực tiếp với Điện Kremlin và với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là một bước nữa trong quá trình đàm phán hướng tới lệnh ngừng bắn và thỏa thuận hòa bình cuối cùng ở Nga và Ukraine”.
“Tôi nghĩ rằng Tổng thống đã nói khá rõ ràng rằng ông liên tục thất vọng với cả hai bên của cuộc xung đột này và ông muốn muốn chiến tranh kết thúc. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có đòn bẩy trong đàm phán thỏa thuận hòa bình và chúng tôi sẽ sử dụng đòn bẩy đó. Tổng thống quyết tâm thực hiện điều này”, người phát ngôn Nhà Trắng nhấn mạnh khi ám chỉ đến giải pháp cho Ukraine.
Chuyến đi của ông Witkoff diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trợ lý Tổng thống Nga, ông Kirill Dmitriev đến Washington để hội đàm với các quan chức cấp cao của Nhà Trắng.
Các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn diễn ra vào thời điểm cuộc đối thoại giữa Mỹ và Nga nhằm thống nhất lệnh ngừng bắn – trước khi có thể đạt được thỏa thuận hòa bình chấm dứt chiến tranh – dường như đã bị đình trệ do bất đồng về các điều kiện ngừng bắn hoàn toàn. Ông Trump đã cho thấy dấu hiệu “mất kiên nhẫn” và nói về việc áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các quốc gia mua dầu của Nga nếu ông cảm thấy Moskva đang trì hoãn thỏa thuận.
Video đang HOT
Trước đó vào ngày 12/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã ca ngợi Tổng thống Trump vì cho rằng ông hiểu rõ hơn về cuộc xung đột Ukraine so với bất kỳ nhà lãnh đạo phương Tây nào khác. “Khi chúng ta nói về việc loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của mọi cuộc xung đột, bao gồm cả xung đột ở Ukraine, đây là cách duy nhất để giải quyết vấn đề và thiết lập hòa bình lâu dài. Loại bỏ nguyên nhân gốc rễ”, ông Lavrov phát biểu tại Diễn đàn Ngoại giao Antalya ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
“Tổng thống Trump là người đầu tiên và cho đến nay, tôi nghĩ, gần như là người duy nhất trong số các nhà lãnh đạo phương Tây … nhiều lần tuyên bố rằng việc đưa Ukraine vào NATO là một sai lầm lớn. Và đây là một trong những nguyên nhân gốc rễ mà chúng tôi đã trích dẫn rất nhiều lần”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Bình luận về thỏa thuận giữa Ukraine và Nga về việc tạm dừng tấn công vào các cơ sở năng lượng của nhau, ông Lavrov cho biết Moskva đã giữ đúng cam kết và cáo buộc Kiev tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga hầu như mỗi ngày. Về phía Ukraine, nước này cũng đã đưa ra những cáo buộc tương tự đối với Nga kể từ khi lệnh ngừng bắn vào cơ sở hạ tầng năng lượng do Mỹ hậu thuẫn được chấp thuận.
Chiến thuật mới đầy rủi ro của Israel
Giai đoạn hai của lệnh ngừng bắn tại Gaza, theo đó Israel và Hamas sẽ chính thức chấm dứt chiến tranh, lẽ ra đã bắt đầu vào ngày 2/3.
Tuy nhiên, Israel đã từ chối khởi động các cuộc đàm phán mà nước này đã cam kết trong một thỏa thuận hồi tháng Giêng.
Binh sĩ Israel được triển khai tại thành phố Hebron, Bờ Tây. Ảnh: THX/TTXVN
Thay vào đó, Israel yêu cầu kéo dài giai đoạn một của lệnh ngừng bắn, trong thời gian đó, họ muốn Hamas trả tự do thêm cho 59 con tin còn bị giam giữ. Để gây sức ép buộc Hamas chấp nhận thỏa thuận sửa đổi, Israel đã cắt nguồn viện trợ nhân đạo tới dải Gaza vốn đang bị chiến tranh tàn phá.
Theo tờ Economist, việc đình trệ lệnh ngừng bắn là một phần của sự thay đổi chiến lược lớn hơn khi quân đội Israel tìm cách duy trì sự hiện diện trên phạm vi rộng hơn, bao gồm cả những khu vực không thuộc chủ quyền của Israel. Israel đã bắt đầu thiết lập các "vùng đệm" vô thời hạn trên bốn mặt trận: tại Gaza, biên giới với Liban và Syria, cũng như tại Bờ Tây.
Động thái này bị thúc đẩy bởi tình trạng hỗn loạn tại các khu vực này, dư chấn từ vụ tấn công của Hamas vào tháng 10/2023, cũng như áp lực từ các đảng cánh hữu trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Binyamin Netanyahu. Nó cũng phản ánh sự tự tin của ông Netanyahu rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiếp tục ủng hộ Israel mà không tìm cách kiềm chế quân đội nước này.
Thỏa thuận ngừng bắn mong manh
Không chỉ tại Gaza, các thỏa thuận ngừng bắn khác của Israel cũng đang sụp đổ. Theo một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian với phong trào Hezbollah - lực lượng kiểm soát một phần Liban trước cuộc chiến với Israel năm ngoái - Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) lẽ ra phải rút khỏi lãnh thổ Liban vào cuối tháng 1. Tuy nhiên, Israel yêu cầu gia hạn thời gian rút quân cho đến khi quân đội Liban tiếp quản khu vực. Ngay cả khi thời hạn mới kết thúc vào ngày 18/2, Israel vẫn duy trì sự hiện diện tại năm vị trí kiên cố ở miền nam Liban.
Israel biện minh cho sự chậm trễ bằng lý do bảo vệ các cộng đồng Israel gần biên giới, lo ngại rằng Hezbollah có thể quay trở lại và đe dọa họ. Chính phủ Israel tuyên bố IDF sẽ rút quân chỉ khi tin tưởng quân đội Liban đủ khả năng bảo vệ khu vực và ngăn Hezbollah quay trở lại, nhưng chưa xác định rõ thời điểm hay điều kiện để đạt được sự tin tưởng này.
Xa hơn về phía Đông, tại Cao nguyên Golan, lệnh ngừng bắn giữa Israel và Syria cũng đang lung lay. Thỏa thuận này được ký với chính quyền Hafez al-Assad vào năm 1974. Khi lực lượng đối lập Syria lật đổ con trai ông, Bashar al-Assad, vào tháng 12/2024, IDF đã vượt biên giới và chiếm đóng lãnh thổ Syria.
Israel ban đầu biện minh rằng không có lực lượng nào đủ khả năng bảo vệ biên giới, nhưng kể từ đó, phong trào Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đã thành lập chính phủ tại Damascus. Dù vậy, HTS vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn đất nước và các nhóm vũ trang đối địch vẫn hoạt động.
Kết quả là IDF bắt đầu xây dựng các vị trí cố định tại Syria. Ngày 23/2, ông Netanyahu tuyên bố Israel "sẽ không cho phép lực lượng HTS hay quân đội Syria mới tiến vào khu vực phía nam Damascus", đồng thời yêu cầu "phi quân sự hóa hoàn toàn miền Nam Syria tại các tỉnh Quneitra, Daraa và Suwayda khỏi các lực lượng của chính quyền mới".
Tại Bờ Tây, Israel cũng không tuân thủ các thỏa thuận trước đây tại các thành phố Jenin và Tulkarm, nơi khoảng 40.000 dân thường đã buộc phải rời bỏ nhà cửa do các chiến dịch quân sự của Israel nhằm vào các nhóm vũ trang. Các thành phố này thuộc "Khu vực A", theo Hiệp định Oslo II ký năm 1995, vốn do Chính quyền Palestine kiểm soát.
Tuy nhiên, ngày 29/1, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Israel Katz, tuyên bố rằng "sau khi chiến dịch kết thúc, lực lượng IDF sẽ ở lại trại để đảm bảo khủng bố không quay trở lại".
Giới chức an ninh Israel cho biết các sự kiện trong 17 tháng qua buộc nước này phải áp dụng "chiến lược quản lý rủi ro khác biệt". Điều đó có nghĩa là Israel không chỉ phản ứng theo các đánh giá tình báo về kế hoạch ngắn hạn của đối thủ mà còn dựa trên khả năng tiềm tàng của họ.
Rủi ro tiềm tàng
Khói bốc lên sau một vụ tấn công của Israel tại Gaza ngày 19/1/2025. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Hiện tại, sự hiện diện quân sự mở rộng của IDF có thể vẫn duy trì được mà không gây phản ứng dữ dội. Hezbollah và Hamas đều đang suy yếu sau các chiến dịch quân sự dữ dội của Israel tại Gaza và Liban. Chính phủ lâm thời tại Damascus cũng có những ưu tiên khác, khi họ cố gắng ngăn chặn nền kinh tế Syria sụp đổ và đất nước rơi vào hỗn loạn hoặc nội chiến.
Mối quan tâm trước mắt vẫn là Gaza. Hamas có thể không muốn nối lại chiến tranh khi họ đang củng cố quyền kiểm soát dân sự và tái thiết lực lượng chiến đấu.
Tuy nhiên, nếu nhóm này tiếp tục từ chối sửa đổi thỏa thuận, Israel đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô lớn mới tại Gaza. Các sĩ quan Israel cho rằng điều này có thể mở đường cho kế hoạch do ông Trump đề xuất trước đây nhằm di dời dân số Gaza và xây dựng "Riviera Trung Đông".
Tuy nhiên, chưa có quyết định nào được đưa ra cho đến khi đặc phái viên của ông Trump, Steve Witkoff, quay trở lại khu vực để theo đuổi một thỏa thuận mới. Nguy cơ chiến tranh tái bùng phát là hoàn toàn có thật.
Về dài hạn, Israel cũng phải đối mặt với những hệ lụy. Tại miền nam Liban, sự hiện diện kéo dài của Israel tạo điều kiện để Hezbollah duy trì lực lượng vũ trang, bất chấp sức ép từ chính phủ mới của Liban và công chúng nhằm giải giáp nhóm này.
Đối với Israel, việc duy trì sự hiện diện quân sự mở rộng sẽ tiêu tốn nguồn lực tài chính khổng lồ và đòi hỏi mức huy động quân dự bị cao, nhiều binh sĩ đã phải phục vụ liên tục trong nhiều tháng kể từ khi chiến tranh Gaza bắt đầu. Điều này cũng phụ thuộc vào sự ủng hộ liên tục từ chính quyền Tổng thống Trump, vốn nổi tiếng khó đoán.
Bên cạnh đó, việc mở rộng hiện diện quân sự có thể làm tổn hại đến những cơ hội ngoại giao của Israel. Kể từ khi ký hiệp ước đầu tiên với một quốc gia Arab - Ai Cập - vào năm 1978, Israel đã cân bằng giữa răn đe quân sự và ngoại giao.
Hiệp ước này và một hiệp định khác với Jordan vẫn đứng vững trước nhiều biến động trong khu vực. Các chính phủ mới ở Syria và Liban đang tìm cách hợp tác với phương Tây để chứng minh rằng họ không còn là nơi trú ẩn của các lực lượng ủy nhiệm thân Iran. Việc Israel tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ của họ có thể không phải là cách khởi đầu tốt nhất để cải thiện quan hệ.
Tài phiệt Nga đứng sau đàm phán giữa ông Putin và ông Trump Kirill Dmitriev, một nhà tài phiệt được mệnh danh "người cố vấn" của Tổng thống Nga Vladimir Putin, được cho là đang làm trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Moscow và Washington. Tổng thống Nga Vladimir Putin và tài phiệt Kirill Dmitriev (Ảnh: Getty). Chỉ đến khi đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump, Steve Witkoff, tiết lộ ông Kirill...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tăng cường sử dụng bom hạng nặng FAB-1500 đánh phá Donetsk

Nga cảnh báo NATO đối mặt hậu quả lớn vì cấp vũ khí cho Ukraine

Nga đối mặt bài toán khó sau tối hậu thư của ông Trump

Cuộc thử nghiệm bộc lộ sự tụt hậu đáng lo ngại của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí hiện đại

Liên minh Mỹ - Nhật lung lay trước sức ép kinh tế và quân sự

Các tỉnh miền Nam Trung Quốc kích hoạt cảnh báo khẩn cấp do bão Wipha

Tổng thống Zelensky: Ukraine đề xuất đàm phán hòa bình với Nga vào tuần tới

Chuyên gia Trung Quốc nêu các yếu tố then chốt giải quyết ô nhiễm không khí

Đánh giá về phản ứng của Nga với 'tối hậu thư' từ Mỹ về xung đột ở Ukraine

Chia rẽ trong EU về 'cuộc chiến' ngân sách 2 nghìn tỷ euro

Lý do EU phản ứng dữ dội với cuộc tập trận Serbia - Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản khẳng định tìm kiếm kết quả có lợi đôi bên
Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm nhận dạng đối tượng truy nã che dấu tội phạm
Pháp luật
15:25:29 20/07/2025
Xe ga 150cc giá 47 triệu đồng trang bị đỉnh cao sánh ngang SH, rẻ hơn SH Mode, chỉ ngang Air Blade
Xe máy
15:18:23 20/07/2025
Nỗi lo quyền riêng tư và cách sống an toàn hơn trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo
Thế giới số
15:06:09 20/07/2025
Sắp có xe MPV Toyota với phong cách SUV địa hình
Ôtô
15:02:36 20/07/2025
Tìm đâu được nữ tiếp viên hàng không đẹp cỡ này: Visual mướt mượt ngắm khó rời mắt, netizen rần rần thả tim không kịp
Hậu trường phim
15:02:17 20/07/2025
Mưa to, du khách yêu cầu về bờ nhưng chủ tàu động viên 'sắp đến điểm đầu tiên'
Tin nổi bật
15:00:41 20/07/2025
Lý Minh Thuận: "Dương Quá" đình đám 1 thời, từng ở tù, U55 lén vợ đóng cảnh 18+?
Sao châu á
14:17:50 20/07/2025
Nha Trang chuyển mình từ thiên đường du lịch đến đô thị vịnh đáng sống
Du lịch
13:57:52 20/07/2025
Điều gì xảy ra với đường ruột khi bạn ăn chuối thường xuyên?
Sức khỏe
13:56:53 20/07/2025
Áo vest dáng ngắn thời thượng cho cô nàng tinh tế
Thời trang
13:38:33 20/07/2025