Bình Thuận: Khoáng sản khai thác trái phép của Tú ‘ác’ tiêu thụ ở đâu?
Nhiều năm khai thác khoáng sản trái phép, Trần Văn Thuận (tức Tú “ác”) đã đưa đi tiêu thụ ở đâu? Vì sao không bị phát hiện?
Như Thanh Niên đã đưa tin, Trần Văn Thuận (tức Tú “ác”, ngụ xã Sơn Mỹ, H.Hàm Tân, Bình Thuận) vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản.
Theo thông tin mà PV Thanh Niên có được, cách đây hơn 3 năm, có sự trùng hợp “đến lạ” về các đoàn kiểm tra, thanh tra quá trình khai thác, buôn bán khoáng sản tại Công ty TNHH TM-DV Long Thái Việt (gọi tắt là Long Thái Việt) do Trần Văn Thuận làm Giám đốc.
Cụ thể, ngày 7.6.2021, UBND tỉnh Bình Thuận có công văn, yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra về việc mua bán, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp để san lấp tại dự án De Lagi (xã Tân Phước, TX.La Gi).
Mỏ cát bồi nền không phép của Tú “ác” ở thôn 3, Sơn Mỹ. ẢNH: CẮT TỪ CLIP
Ngày 26.11.2021, Đoàn kiểm tra liên ngành đã có báo cáo (số 04) cho cơ quan chức năng nhiều nội dung liên quan đến khoáng sản không rõ nguồn gốc tại dự án De Lagi. Theo báo cáo, trong tổng số hơn 126.000 m3 cát đưa từ bên ngoài vào san lấp tại dự án De Lagi, các nhà thầu có mua khối lượng lớn cát từ Long Thái Việt và Công ty TNHH Phương Nam Bình Thuận.
Cụ thể, Công ty Đắk Thuận đã mua của Long Thái Việt khối lượng 3.930 m 3 cát, tổng giá trị thanh toán là 471,6 triệu đồng. Đoàn kiểm tra đã xác minh Long Thái Việt có bán khối lượng cát trên cho Công ty Đắk Thuận để san lấp tại dự án De Lagi.
Nơi tập kết khoáng sản trái phép của Trần Văn Thuận. ẢNH: H.L
Video đang HOT
Một nhà thầu phụ khác là Công ty CP ĐTVL Sài Gòn đưa lượng cát hơn 40.000 m 3 vào dự án De Lagi (giá trị thanh toán hơn 7 tỉ đồng) có khai báo, trong đó mua 3.000 m 3 của Long Thái Việt. Một nhà thầu khác là Công ty Công Huy cũng mua 1.500 m 3 cát của Long Thái Việt để đưa vào san lấp dự án này.
Khi đoàn kiểm tra liên ngành vào làm việc, Long Thái Việt xác nhận có bán cho các đơn vị thi công dự án De Lagi với khối lượng cát 10.050 m 3 cát để san lấp có giấy phép khai thác. Đoàn kiểm tra liên ngành cho hay, việc mua bán này có ký tên, đóng dấu, xác nhận khối lượng cát đã cung cấp cho dự án De Lagi, nhưng sau đó không tìm thấy các biên bản này.
Cho đến tháng 5.2024, Đoàn kiểm tra liên ngành do tỉnh Bình Thuận thành lập, tiếp tục phát hiện trong suốt khoảng thời gian từ ngày 5.6.2021 đến cuối tháng 12.2023, Long Thái Việt đã bán ra ngoài khối lượng (cát đỏ bồi nền) hơn 24.000 m 3 nhưng không có hóa đơn, chứng từ mua bán.
Câu hỏi đặt ra là lượng cát mà Long Thái Việt đã bán cho các nhà thầu san lấp dự án De Lagi có nguồn gốc từ đâu?. Có phải là cát khai thác trái phép không?. Vì sao đoàn kiểm tra trước đó thì nói khai thác có phép; hơn 3 năm sau đoàn thanh tra khác lại phát hiện không có hóa đơn, chứng từ?
Nhiều câu hỏi mà người dân xã Sơn Mỹ (H.Hàm Tân) đặt ra đang chờ Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận sớm làm sáng tỏ.
'Khoáng tặc' lộng hành vùng giáp ranh: Khai thác hàng chục héc ta, chính quyền không biết?
Không chỉ nhiều đồi đất bị 'xẻ thịt' cả ngày lẫn đêm, những ngày ghi nhận tại thôn Suối Bang, nhóm PV Báo Thanh Niên còn phát hiện không ít 'mỏ' cát lậu với diện tích hàng chục héc ta cũng bị trộm, ước tính hàng triệu mét khối cát.
"Mỏ" cát lậu tràn ngập thôn suối bang
Trong nhiều ngày tìm hiểu nạn khai thác khoáng sản trái phép tại thôn Suối Bang (xã Thắng Hải, H.Hàm Tân, Bình Thuận), nhóm PV phát hiện "mỏ" cát lậu nằm tràn ngập nhiều nơi. Có nhiều "mỏ" cát đã bị khai thác trái phép từ hơn 10 năm để lại những hố sâu, rộng hàng chục ngàn mét vuông; cũng có khu vực đất đang bị khai thác lén lút với diện tích vài ngàn mét vuông.
Vết bánh xe cuốc tại khu đất bị khai thác cát trái phép với diện tích hàng chục héc ta. Ảnh Thanh Niên
Từ đường đất hướng cầu Mã Tiền đi đến khu vực núi Mây Tàu, giữa tháng 8.2023, nhóm PV theo con đường mòn, len lỏi qua cánh rừng tràm, thì phát hiện khu đất trống đã bị khai thác và một ao nước. Người dân cho hay khu đất này vừa ngừng khai thác vài tháng nay. Đến những ngày giữa tháng 8, nhóm "cát tặc" quay lại đắp một ao nổi, chuẩn bị hút cát trộm. Ngày 20.8, khi nhóm PV trở lại hiện trường thì phát hiện ao nổi này đã đầy tràn cát. Tại đây, có hệ thống ống nhựa cùng 2 máy bơm hút và tuyển rửa cát đưa lên ao nổi. Xung quanh bãi tuyển rửa cát là chằng chịt chai nhựa, dây võng do nhóm "cát tặc" và người cảnh giới để lại.
Qua phản ánh của PV Báo Thanh Niên, chiều 20.8, UBND H.Hàm Tân đã chỉ đạo UBND xã Thắng Hải vào hiện trường. UBND xã Thắng Hải đã lập biên bản ghi nhận thời điểm kiểm tra không phát hiện khai thác, nhưng phương tiện vẫn còn. Tại hiện trường (chưa xác định được chủ đất) có dấu vết vận chuyển khoáng sản ra bên ngoài. Ông Lê Đức, Chủ tịch UBND xã Thắng Hải, đã lập biên bản tạm giữ 2 máy bơm hút cát, các ống nhựa, ống bạc màu xanh...
Một khu đất diện tích hàng chục ngàn mét vuông ở thôn Suối Bang bị "băm nát" để lấy cát. Ảnh Thanh Niên
Cách "mỏ" cát lậu này 200 m, hướng đi vào chốt lâm trường Suối Dứa có khu đất rộng khoảng 1 ha cũng đã bị khai thác cát từ lâu, hiện tại trở thành ao nước sâu từ 2 - 4 m. Tiếp tục đi bộ xuyên qua đám cây tràm thêm vài trăm mét thì đến một khu đất rộng hàng chục ngàn mét vuông khác cũng bị khai thác lấy cát. Hiện khu đất này đã trồng tràm. Ra lại đường đất hướng về núi Mây Tàu, nhóm PV tiếp cận một khu đất khác rộng vài héc ta cũng bị khai thác cát trước đó. Quan sát hiện trường, nơi đây vẫn còn in hằn dấu bánh xe cuốc, cho thấy nhóm "cát tặc" mới quay lại "mỏ" cát này để khai thác.
Khai thác đến đâu, trồng keo đến đó
Những ngày thâm nhập các điểm khai thác lậu trên địa bàn thôn Suối Bang, xã Thắng Hải, nhóm PV Báo Thanh Niên phát hiện chiêu trò rất tinh vi của nhóm "cát tặc". Sau quá trình dài khai thác lậu, để qua mặt lực lượng chức năng, những người này "giấu hiện trường" bằng cách trồng cây keo (tràm) để phủ kín lớp bề mặt. Khoảng 1 năm sau, khi những cây keo này lớn dần thì nhóm "cát tặc" quay lại tiếp tục khai thác vị trí khác.
Cát thành phẩm khai thác trái phép chưa được vận chuyển ra ngoài. Ảnh Thanh Niên
Nhiều ngày khảo sát, chúng tôi ghi nhận có trên 5 "mỏ" khai thác cát lậu ở thôn Suối Bang với diện tích hàng chục héc ta đất bị "rút ruột" đã được trồng tràm. Các "mỏ" cát này nằm dọc theo tuyến đường chính từ cầu Mã Tiền đến bãi tập kết, rửa cát ở sông Đu Đủ. "Người lạ không ai đến được những nơi khai thác cát lậu vì họ có cảnh giới rất nhiều. Thấy người lạ là những người cảnh giới bám đuổi theo rồi tiếp cận hỏi chuyện. Nếu nghi ngờ lực lượng chức năng hóa trang để kiểm tra là tất cả hoạt động khai thác cát trái phép lập tức dừng lại hết. Họ khai thác cát xoay tua ở các mỏ, nơi này khai thác vài tháng rồi đến nơi khác. Gần cả chục mỏ cát lậu được họ thay tua liên tục nên việc thay đổi địa điểm tránh được sự phát hiện của lực lượng chức năng", một người dân làm nông nghiệp ở thôn Suối Bang nói về chiêu trò trộm khoáng sản của nhóm "cát tặc".
Ngày 12.9, PV Báo Thanh Niên phối hợp với UBND xã Thắng Hải (H.Hàm Tân), do ông Phan Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND xã dẫn đầu, đến tận các "mỏ" khai thác cát lậu. Trước khi trở thành Phó chủ tịch UBND xã Thắng Hải, ông Sơn là Trưởng công an xã này nên đối với địa bàn thôn Suối Bang, ông "nắm rõ trong lòng bàn tay". Thế nhưng, ông Sơn tỏ ra bất ngờ vì những vị trí "cát tặc" khai thác khoáng sản mà nhóm PV dẫn đi. Ông Sơn gần như không biết hoạt động khai thác khoáng sản trái phép rầm rộ tại đây. Cả một buổi sáng, ông Sơn cùng cán bộ địa chính và Công an xã Thắng Hải chỉ biết được 1 điểm khai thác cát lậu đã ngừng hoạt động ("mỏ" cát này Báo Thanh Niên từng phản ánh trước đó). Ông Sơn cho biết, năm 2018, địa phương phát hiện nơi này đang khai thác khoảng 300 m 3 cát và đã lập biên bản xử lý.
Một "mỏ" cát bị khai thác có độ sâu hơn 3 m ở thôn Suối Bang. Ảnh Thanh Niên
Nhóm PV Thanh Niên tiếp tục cùng đoàn kiểm tra đến khu đất rộng khoảng 10 ha (theo ông Sơn là đất lâm trường giao cho người dân trồng keo - PV) nằm gần bãi tập kết khoáng sản của Công ty TNHH đầu tư SX-TM-DV Tín Thành ở cạnh sông Đu Đủ thuộc xã Hòa Hiệp (H.Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu).
Từ những dấu vết gàu múc của xe cuốc còn in rõ trên mặt đất, PV đặt vấn đề có hay không nơi đây đã bị khai thác khoáng sản trái phép, sau đó trồng keo nhằm qua mặt lực lượng chức năng? Ông Sơn khẳng định trước đó địa điểm này đã được trồng tràm và vừa được thu hoạch, tiếp tục trồng đợt mới. Hiện trạng san hạ có thể do chủ đất muốn diện tích trồng keo được bằng phẳng, dễ canh tác nên đưa xe vào cào xới cho bằng phẳng. Địa phương cũng chưa nhận được phản ánh về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại đây.
PV hỏi về những đống phôi cát nằm gần khu vực trồng keo thì ông Sơn giải thích đây là cát được đưa từ nơi khác về, nhưng cụ thể đưa về từ đâu thì cần kiểm tra xác minh lại. Đối với việc giữa khu đất này có con đường kiên cố cho xe ben chạy vận chuyển cát, ông Sơn cho biết người dân làm đường để vào rẫy, còn người làm đường thì xã không nắm được thông tin.
Máy bơm hút cát tại một "mỏ" cát lậu ở thôn Suối Bang. Ảnh Thanh Niên
Khi PV cung cấp tư liệu, hình ảnh cho đoàn kiểm tra về điểm khai thác khoáng sản lậu khác cũng với hình thức trồng keo nhằm qua mặt lực lượng chức năng, ông Sơn cho hay không xác định được địa điểm này. Nhóm PV sau đó đưa ông Sơn đến tận "mỏ" cát lậu này. Tại đây, đoàn công tác ghi nhận hiện trạng khai thác còn nham nhở, độ sâu khai thác khoảng 3 m với trữ lượng hàng chục ngàn mét khối cát. Vẫn chiêu trò cũ, nhóm "cát tặc" đã trồng keo non sau khi khai thác và vị trí múc trộm cát còn mới, chưa kịp trồng keo. Nhìn dấu bánh xe cuốc, vết của gàu múc đất còn in tại hiện trường thì ông Sơn mới thừa nhận "mỏ" cát lậu này vừa ngưng hoạt động không lâu nên dấu vết bánh xe vẫn còn...
3 hình thái thời tiết xấu đang kết hợp gây nguy hiểm trên Biển Đông Biển Đông đang có gió mạnh, sóng lớn do sự kết hợp của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới và gió mùa tây nam. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, ở đảo Huyền Trân có gió mạnh có lúc cấp 6, giật cấp 8 - cấp 9; ở Phú Quý có gió...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m

Điều gì khiến con gái 55 tuổi cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh 30.4?

7 giờ sáng mai 30.4, bắn đại bác ở Bến Bạch Đằng

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh

Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Thắp hương mùng 1, không đặt 3 loại hoa, 4 loại quả này trên bàn thờ
Trắc nghiệm
09:32:08 30/04/2025
Hình ảnh đẹp của Hồng Diễm, Tiểu Vy và dàn sao Việt mừng đại lễ 30/4
Sao việt
09:30:33 30/04/2025
Nữ cảnh sát tranh thủ cõng con trên vai trong giờ nghỉ tập duyệt binh
Netizen
09:28:41 30/04/2025
Ca sĩ Phương Mỹ Chi gây chú ý tại đại lễ mừng 50 năm thống nhất đất nước
Nhạc việt
09:27:50 30/04/2025
Tựa game MMO sinh tồn được kỳ vọng nhất năm báo tin vui cho người chơi, game thủ háo hức chờ đón
Mọt game
09:24:20 30/04/2025
Chiêu trò trục lợi qua công ty "ma"
Pháp luật
09:23:45 30/04/2025
Người sành điệu sẽ phối trang phục họa tiết như thế này để đẹp xuất sắc
Thời trang
09:19:58 30/04/2025
Nữ bác sĩ đẹp nhất màn ảnh Hàn gây xôn xao vì mặc đồ 180 triệu dù "cháy túi"
Phong cách sao
09:16:24 30/04/2025
Hầu hết người dùng xe điện không muốn quay về với xe động cơ đốt trong
Ôtô
09:09:54 30/04/2025
Phơi bày nhan sắc quá khứ của đại mỹ nhân 2K2 bị đồn "sửa mặt để giống Jennie (BLACKPINK)"
Sao châu á
09:03:50 30/04/2025