‘Bịt mắt’ chống dịch
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ chỉ đạo Cục Thú y công khai, minh bạch thông tin về dịch tả lợn châu Phi (ASF). Hiện nhiều địa phương gặp khó về quỹ đất, thiếu người… để chôn lợn chết, lợn bệnh trong khi dịch ASF nguy cơ tiếp tục lây lan rất mạnh.
Nhiều địa phương còn chủ quan, để lợn vứt ra kênh, nhương: Bình Phương
Sẽ “nắn” Cục Thú y
Là địa phương có tổng đàn lợn 1,9 triệu con, đứng thứ 2 cả nước về số đầu lợn, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, đến nay số lợn tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi (ASF) chiếm khoảng 7% tổng đàn.
Liên quan vấn đề “không được cung cấp thông tin” về dịch bệnh, ông Đăng cho rằng, với mức độ dịch lây lan như hiện nay, nếu không có thông tin dịch bệnh, việc quản lý sẽ vô cùng vất vả, bởi ngay ở Hà Nội chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu. “Thông tin không minh bạch là một trong những nguyên nhân làm cho quản lý khó khăn, từ đó việc ngăn chặn dịch không kịp thời”- ông Đăng nói.
Nói về tình trạng lây lan bệnh ASF, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận: “Dù chúng ta đã cố gắng nhiều, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra trên diện rộng. Trong một thời gian dài nữa chưa thể có ngay vaccine, thuốc phòng chống bệnh ASF, nên phải tập trung rất quyết liệt với loại dịch bệnh nguy hiểm này”.
Ông Đăng cho biết, đã đề nghị Cục Thú y công bố thông tin dịch bệnh kịp thời. “Nếu đưa lên mạng sợ dân hoang mang thì phải gửi thông tin cho các tỉnh thành, nhưng bản thân tôi cũng chưa nhận được thông tin từ Cục Thú y”- ông Đăng nói. Ông Đăng yêu cầu Chi cục Thú y Hà Nội hằng ngày phải trao đổi với chi cục thú y các tỉnh để nắm bắt, xem tình hình dịch các tỉnh ra sao, có tái phát không, việc tiêu hủy thế nào, tiêu thụ ra sao, cách phòng chống dịch thế nào. “Có tỉnh bị dịch nhiều, nhưng lợn được đưa đến địa phương khác tiêu thụ, thậm chí có cả lợn bệnh và nếu số đó được đưa về Hà Nội giết mổ, bán ra thị trường mà không nắm được thì rất đáng lo ngại”, ông Đăng nói.
“Vì sao Cục Thú y lại không công bố thông tin dịch bệnh trên website của Cục?”, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Từ khi còn Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, chưa có Luật Thú y, thông tin được cập nhật. Còn hiện nay, chúng ta phải làm theo luật, cũng như thông lệ quốc tế…chứ không phải giấu”- ông Thành nói.
Cũng theo ông Thành, các thông tin dịch bệnh sẽ có báo cáo các cơ quan chức năng, Tổ chức Thú y thế giới (OIE)…vào các cuộc họp, chứ không đưa hằng ngày, vì liên quan đến tình hình dịch, xuất khẩu…
Về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng khẳng định, trong quá trình chống dịch, Bộ hết sức công khai, minh bạch đã công bố đến từng điểm, từng xã có dịch.
Còn vì sao Cục Thú y “chây ỳ” cung cấp thông tin về dịch bệnh, gây khó cho địa phương, người dân nắm bắt, ông Tiến cho biết: “Việc Cục Thú y còn chậm công bố, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo phải công khai, minh bạch, thông tin kịp thời. Đây là một trong những kênh, cùng với cơ quan báo thông tin kịp thời về tình hình dịch”.
Lo thiếu đất, thiếu người chôn lợn bệnh
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, một trong những vấn đề “đau đầu” của Hà Nội là lợn chết…không có chỗ chôn. “Nếu số lợn chết nhiều rơi vào vùng trũng như Phú Xuyên, Ưng Hòa thì rất căng thẳng vì không có đất chôn. Chôn cũng phải đảm bảo kỹ thuật vì liên quan đến nguồn nước”- ông Đăng nói.
Theo ông Đăng, Hà Nội đã tính đến kịch bản xấu, nếu lợn chết xảy ra ở các trang trại lớn và trang trại có đất rộng sẽ chôn tại chỗ, còn không sẽ chôn ở phần đất dịch vụ của xã, phường. Thậm chí có phương án đưa đến các nghĩa trang…
Lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết, với các tỉnh bị dịch hàng loạt, đặc biệt là rơi vào các gia trại, trang trại cần phải có lực lượng quân đội tham gia. “Có những trang trại có tới 4.000-5.000 con, mỗi con nặng khoảng 1 tạ thì không thể chôn hết ngay được, phải mất mấy ngày…Với trường hợp như vậy, phải có lực lượng quân đội tham gia, chứ không rất khó”- ông Đăng nói.
Tại Thanh Hóa, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, dù tổng đàn lợn đứng thứ 3 cả nước, dịch xuất hiện sớm, nhưng đến nay số lượng tiêu hủy chỉ hơn 5.400 con.
Theo ông Quyền, kinh nghiệm của Thanh Hóa là chống dịch như chống giặc, không chần chừ. “Chúng tôi tổ chức giám sát hàng ngày, cứ phát hiện có lợn chết là tổ chức tiêu hủy ngay và lập biên bản kiểm kê theo quy định”- ông Quyền nói.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tới đây sẽ có lực lượng công an, quân đội tham gia vào quá trình tiêu hủy lợn bệnh để đảm bảo xử lý kịp thời. Về quỹ đất chôn lợn bệnh gặp khó ở các địa phương như Hưng Yên, Hà Nội… ông Tiến cho rằng: “Việc này, địa phương phải có bước chủ động, có phương án tùy cấp độ để xử lý. Việc chôn xác lợn như tổ chức FAO khuyến cáo là sâu 3-4 mét, có vôi bột, hóa chất, vừa xử lý mầm bệnh cũng như môi trường, kể cả chủ động về hỗ trợ tiền, lực lượng chôn lấp”.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã lây lan ra 29 tỉnh thành, trên 1,2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu “xử nghiêm” những địa phương lơ là, đối phó, không làm theo chỉ đạo của Thủ tướng, để dịch lây lan phức tạp.
NAM KHÁNH
Theo TPO
Nguy cơ thiếu thịt lợn cuối năm
Bệnh dịch tả lợn châu Phi ở mức độ rất nghiêm trọng, chưa được kiểm soát.
Cán bộ thú y tiến hành tiêu hủy lợn nhiễm bệnh tại ổ dịch xã Hoàng Diệu (H.Chương Mỹ, Hà Nội) chiều 10.5 ẢNH: PHAN HẬU
Các địa phương phải tập trung tối đa nguồn lực ngăn chặn lây lan, đặc biệt là dập tắt các ổ dịch, nhưng đảm bảo bảo vệ được sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn các giải pháp ứng phó với dịch tả lợn châu Phi do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 13.5.
Ba tuyến kiểm soát từ ổ dịch
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, dịch tả lợn châu Phi lan tới 29 tỉnh, thành phố với trên 1,2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy, chiếm khoảng 4% tổng đàn cả nước; nhưng nguy hiểm ở chỗ bệnh còn tiếp tục lan nhanh. Kiểm soát giết mổ ở các cơ sở nhỏ lẻ tại các địa phương còn nhiều thách thức khiến dịch lây lan nhanh, khi cả nước có đến trên 27.000 điểm, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm sâu trong các khu dân cư không được kiểm soát.
Ở nhiều địa phương, thịt lợn được buôn bán chủ yếu trong các chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm và vận chuyển bằng xe máy, không có bao gói đảm bảo tiêu chuẩn, cũng là nguyên nhân lây lan dịch bệnh.
Kiểm soát ổ dịch với nguyên tắc đảm bảo thịt lợn sạch kể cả từ vùng đang có dịch cũng đến được tay người tiêu dùng, nếu cực đoan thì mất cân đối cung - cầu
Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công thương
Ông Phạm Văn Xuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - địa phương đang có dịch nặng nhất cả nước, nói: "Chia sẻ với các hộ chăn nuôi, địa phương tập trung ngăn dịch nhưng cũng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn, giới thiệu địa chỉ bày bán rõ ràng. Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 vừa qua, toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 500 tấn thịt lợn".
Đồng tình với quan điểm này, đại diện các doanh nghiệp (DN) cho rằng, dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng và khó kiểm soát, vi rút tồn dư trong môi trường trong nhiều năm, dự báo sẽ còn kéo dài nên để phát triển thì ngành chăn nuôi lợn không còn cách nào khác là phải tìm cách sống chung với nó.
Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Masan, cho rằng biện pháp nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp như quy định hiện nay đã không còn hiệu quả khi dịch bệnh hầu như lan tràn khắp miền Bắc.
Ngược lại, quy định này có thể dẫn tới các rủi ro khi DN giết mổ có công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn kiểm soát chặt chẽ thì chấp hành đóng cửa, ngừng sản xuất. Trong khi đó, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thì vẫn hoạt động, lực lượng thú y không thể kiểm soát.
Ông Nam đề xuất 3 tuyến kiểm soát để ngăn chặn sự lây lan bệnh dịch và tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ đủ điều kiện hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan chức năng.
"Ở tuyến một, đảm bảo không có bất kỳ lợn hoặc đàn lợn nào nhiễm bệnh được xuất chuồng, xuất trại; tuyến hai đảm bảo không để bất kỳ con lợn nào nhiễm bệnh vào nhà máy giết mổ; tuyến ba kiểm soát thành phẩm khi ra khỏi cơ sở giết mổ để đảm bảo không có bất kỳ sản phẩm thịt lợn nào bị nhiễm dịch đến tay người tiêu dùng", ông Nam nói.
Nỗi lo thiếu thịt
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa - địa phương có đàn lợn lên tới 1,2 triệu con, bày tỏ lo ngại nếu dịch cứ lây lan và tiêu hủy số lượng nhiều như hiện nay thì nguy cơ thiếu thịt lợn vào những tháng cuối năm là rất lớn. Ông Quyền cho rằng, hiện tại giá thịt lợn trên thị trường ở mức thấp thì nên có cơ chế khuyến khích các DN giết mổ lợn để cấp đông vừa giải tỏa thị trường tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi, vừa tạo nguồn hàng dự trữ vào cuối năm.
Cùng quan điểm, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công thương, nêu vấn đề cần phải tính tới lâu dài để vừa ngăn dịch nhưng vẫn đảm bảo phát triển. "Kiểm soát ổ dịch với nguyên tắc đảm bảo thịt lợn sạch kể cả từ vùng đang có dịch cũng đến được tay người tiêu dùng, nếu cực đoan thì mất cân đối cung - cầu", ông An nói.
Ghi nhận nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương không để dịch lan mạnh nhưng Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, dịch tả lợn châu Phi hiện nay đang ở mức độ rất nghiêm trọng, rất khó kiểm soát và khả năng lây lan cao. Trong khi vẫn có địa phương còn coi nhẹ, giao phó hoàn toàn công tác phòng chống dịch cho cơ quan thú y, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, phòng chống dịch hiệu quả cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị ở địa phương để "ngăn chặn dịch bệnh lây lan và có biện pháp hữu hiệu để dập dịch".
"Ngay sau hội nghị này, Bộ NN-PTNT cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giết mổ lợn trong vùng dịch bệnh với sự giám sát của cơ quan thú y. Bộ Công thương họp ngay với các DN để rà soát, đánh giá nguồn cung cầu, sẵn sàng các phương án cân đối nguồn thịt lợn cho các tháng cuối năm", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương có xác lợn vứt ra môi trường
Ngày 13.5, Bộ NN-PTNT, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang, yêu cầu chỉ đạo điều tra, xác minh nguồn gốc xác lợn vứt ra môi trường ở địa bàn giáp ranh 2 tỉnh này.
Ngày 12.5 vừa qua, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đi kiểm tra tại Bắc Giang đã phát hiện nhiều xác lợn vứt ra môi trường tại địa bàn xã Việt Trung (H.Việt Yên).
Trước đó, Cục Thú y ghi nhận, tình trạng vứt xác lợn xảy ra ở nhiều địa phương tại tỉnh Bắc Giang gây ô nhiễm môi trường. Qua điều tra, số lợn chết còn có thể xuất phát từ địa bàn của H.Phú Bình. Thái Nguyên.
Theo Danviet
Doanh nghiệp Việt Mỹ cùng kiến tạo và phát huy các cơ hội kinh doanh Sáng 10/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2019 với chủ đề "Kỷ niệm 25 năm thương mại và đầu tư". Đây là lần thứ 3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây

Xe cứu thương đi ngược chiều tại nút giao cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn
Có thể bạn quan tâm

Bí quyết nào giúp phái đẹp giữ gìn sắc đẹp và vóc dáng sau tuổi 40
Làm đẹp
11:24:00 15/05/2025
Thêm 1 cách làm món hấp siêu nhanh trong 15 phút mà kết cấu giòn, ngọt, mềm mướt, thực sự rất ngon
Ẩm thực
11:20:47 15/05/2025
Bị bạn trai "quỵt" hơn 700 triệu đồng tiền thách cưới, người phụ nữ 35 tuổi có quyết định gây sốc
Netizen
11:04:57 15/05/2025
Cách để kiểm tra phong thủy căn nhà khiến gia chủ dễ thành công, yên tâm làm ăn, nhiều lộc
Sáng tạo
11:01:34 15/05/2025
"Sóng gió gia tộc" Beckham: Mâu thuẫn của 1 người đàn ông trưởng thành với gia đình đổ lên đầu 3 người phụ nữ?
Sao thể thao
10:57:26 15/05/2025
Trên tay Sony Xperia 1 VII: Giá cao ngất ngưởng, có gì để so kè cùng iPhone 16 Pro Max, Samsung Galaxy S25 Ultra?
Đồ 2-tek
10:44:56 15/05/2025
'Nâng cấp' tủ đồ hằng ngày chỉ với một chiếc quần bí
Thời trang
10:41:19 15/05/2025
2 cựu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân hầu tòa phúc thẩm
Pháp luật
10:40:48 15/05/2025
Dàn mỹ nhân Hàn đọ sắc, chứng minh đẳng cấp trên thảm đỏ
Phong cách sao
10:35:56 15/05/2025
Google DeepMind công bố AI khoa học 'đột phá'
Thế giới số
10:35:07 15/05/2025