BlackBerry đóng cửa dịch vụ âm nhạc BBM Music
Hai năm sau khi ra đời, BlackBerry sẽ chính thức đóng cửa dịch vụ âm nhạc BBM Music của hãng. Nhà sản xuất điện thoại BlackBerry đã gửi email đến cho các thuê bao dịch vụ BBM Musich của hãng để thông báo rằng dịch vụ âm nhạc dựa trên đám mây này sẽ ngừng hoạt động vào ngày 2/6 tới.
Thông cáo của công ty nói quyết định trên là một trong những hoạt động “xem xét lại chiến lược kinh doanh” của công ty.
BBM Music ra đời vào tháng 8/2011 với giá thuê bao là 4,99 USD/tháng, cho phép người dùng BlackBerry Messenger trao đổi các đề cử bài hát và chia sẻ âm nhạc với bạn bè.
Tuy nhiên, dịch vụ này có một số hạn chế, như mỗi người dùng chỉ có thể chia sẻ 50 bài hát. Dịch vụ BBM Music chưa bao giờ được tích hợp vào dòng smartphone sử dụng hệ điều hành mới nhất của BlackBerry.
“Chúng tôi đã thiết kế lại và sáng tạo lại BlackBerry để tạo ra một nền tảng điện toán di động độc đáo mới cho phép các bên thứ ba mang các ứng dụng âm nhạc và đa phương tiện đến với khách hàng”, BlackBerry nói.
Các thuê bao BBM Music hiện tại sẽ được cung cấp 30 ngày sử dụng miễn phí dịch vụ âm nhạc cạnh tranh Rdio, chỉ có trên các dòng máy BlackBerry cũ hơn. Những điện thoại BlackBerry mới nhất có một dịch vụ âm nhạc miễn phí khác tên là Songza.
Video đang HOT
Theo ICTNews
RIM và bài toán khó mang tên BlackBerry Messenger
Chúng ta, người tiêu dùng sản phẩm công nghệ, đang nằm trong cuộc chiến tranh lạnh giữa các phe sừng sỏ nhất từng được biết đến. Cụ thể hơn, cuộc chiến mà chúng ta đang nói đến diễn ra trên chiến trường hệ sinh thái (ecosystems), là nơi các hãng công nghệ đang cạnh tranh gay gắt để lôi kéo người dùng, đồng thời kiên trì đi từng nước cờ hòng xâm nhập lãnh địa đối phương.
Phần trước, chúng ta đã đọc về chiến lược mà Microsoft đã áp dụng cho Skype và Office. Bài viết kì này sẽ đề cập tới hạ tầng Exchange ActivceSync và BBM - phần mềm "sống dai" nhất trên các đời điện thoại BlackBerry.
Microsoft và hạ tầng Exchange ActiveSync
Không ồn ào và phô trương, công nghệ đồng bộ Exchange ActiveSync (ra đời từ năm 2002 tới nay, đã cập nhật tới bản 14.1) của Microsoft đã trở thành phương thức hiệu quả trong việc push email tới smartphone hiện nay. Trước đây, push mail đồng nghĩa với Blackberry, khi RIM sở hữu hạ tầng công nghệ vượt trội trong chuyển phát email: nhanh, bảo mật, hiệu quả. Tuy nhiên, gần đây Microsoft với Exchange ActiveSync đang là lựa chọn của nhiều công ty, tập đoàn đối với việc gửi mail trên smartphone.
RIM thậm chí cũng đang sử dụng ActiveSync trong một vài hoạt động độc quyền liên quan tới hệ thống email của hãng này. Hiện tại, các hãng cung cấp dịch vụ email cho đối tượng người dùng phổ thông như Yahoo! và cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đang gặp nhiều trở ngại đối với giao thức POP và IMAP vốn không có khả năng bắt kịp các anh chàng "trẻ khỏe" như ActiveSync.
Mặc dù là một thế lực lớn trong lĩnh vực email trên smartphone, điều đó không hoàn toàn có nghĩa ActiveSync có thể làm những gì nó muốn (hay Microsoft muốn). Google nắm quyền định đoạt đối với hạ tầng công nghệ đối với thế giới Gmail, và ông lớn này hoàn toàn có thể "cấm cửa" push mail dựa trên Exchange ActiveSync đang có trên Gmail.
Hiện tại, bạn có thể thấy, trên trang chủ của mình Google không còn đưa link trực tiếp đến bài hướng dẫn cài đặt Exchange ActiveSync đối với Gmail trên iOS. Tương tự như vậy, người dùng iOS sẽ được hướng dẫn đồng bộ Lịch (Calendar) thông qua CalDAV và đồng bộ danh bạ qua CardDAV, không hề liên quan tới Exchange ActiveSync. Google chưa hoàn toàn cắt bỏ ActiveSync khỏi các sản phẩm của mình, tuy nhiên rất có khả năng nhiều nước cờ cô lập công nghệ này khỏi người dùng smartphone sẽ còn được Google sử dụng.
So sánh với các giải pháp đồng bộ khác, Exchange ActiveSync có cách cấu hình đơn giản và thống nhất, do vậy trong thời điểm hiện tại và cả tương lai gần, các hãng có thể sẽ tập trung lôi kéo người dùng và xây dựng thành trì vững chắc cho hệ sinh thái của mình: người dùng Google sẽ chủ yếu mua điện thoại Android, người dùng Apple đến với dải sản phẩm iOS, người dùng doanh nghiệp sẽ chọn Windows Phone; nói cách khác thì mức độ phân hóa trên thị trường sẽ rõ ràng hơn.
Đứng ở góc độ của Microsoft, ta có thể thấy hạ tầng của ActiveSync đủ sức thực hiện vai trò "đòn bẩy", tuy nhiên khả năng cao là Microsoft sẽ không vội đi những bước lớn đối với sản phẩm này trong tình hình hiện nay. Hạn chế ActiveSync trên các nền tảng khác cũng chưa phải là nước đi thích hợp của hãng trong thời điểm này, bởi ActiveSync đang hiện hữu ở nhiều người dùng tập đoàn, nơi diễn ra sự phân mảnh nền tảng và thiết bị tương đối lớn. Để xem các động thái quyết liệt hơn của Microsoft, chúng ta nên chờ một thời gian, khi Windows 8 bắt đầu "vào guồng".
ActiveSync dù chỉ là một trong các sản phẩm phần mềm của Microsoft nhưng hoàn toàn có thể trở thành sản phẩm tác động mạnh mẽ tới quyết định lựa chọn thiết bị phần cứng của người tiêu dùng.
BBM và cuộc đổ bộ chiến lược sắp tới
Blackberry Messaging là một sản phẩm thành công đối với hãng RIM và là một trong những lí do điện thoại Blackberry đạt được doanh số như ngày hôm nay. Gần đây, người mua, người bán và cả người trong ngành công nghệ không mấy mặn mà với RIM bởi sức hút lớn đến từ các sản phẩm khác, khiến RIM và cả cộng đồng người yêu RIM đã có một thời gian khó khăn chưa từng thấy.
Sắp tới, OS 10 của RIM sẽ ra mắt, đánh dấu nỗ lực kéo lại phong độ của người hùng Canada, tuy nhiên một nền tảng mới không hoàn toàn làm nên toàn bộ kế hoạch của RIM. Vào cuối tháng 4 vừa qua, tin đồn về việc phần mềm BBM sẽ đổ bộ lên nhiều nền tảng khác nhau làm "dậy sóng" trong cộng đồng người tiêu dùng.
BBM là một trong những phần mềm "sống dai nhất" trên các đời điện thoại Blackberry từ trước đến nay. Điểm cực độc ở BBM là sự giao thoa của nhắn tin (miễn phí!) với mạng xã hội, hai tính năng khiến BBM mê hoặc cả các bạn tuổi teen lẫn người đi làm. Tuy vậy, trong vài năm gần đây các phần mềm như vậy nổi lên khá nhiều, phổ biến có iMessage hay WhatsApp. Những chiến binh giàu kinh nghiệm mạng xã hội như Facebook hay Twitter cũng không hề xem nhẹ những gì BBM đã làm được và đang đầu tư nhiều vào mảng nhắn tin, bên cạnh thế mạnh mạng xã hội có sẵn. Ví như Facebook đã có app riêng trên Windows và điện thoại dành riêng cho việc nhắn tin.
BBM có thể đã không phải chịu sự cạnh tranh nghẹt thở như hiện nay nếu như RIM đi theo kế hoạch mà người CEO cũ (Jim Balsillie, mới nghỉ từ tháng 4) vạch ra. Đó là kế hoạch cấp phép các dịch vụ của RIM (bao gồm cả BBM) cho các smartphone khác ngoài Blackberry.Theo CEO mới, Thorsten Heins, kế hoạch của Balsillie có thể cản trở BB 10. Tuy nhiên người tiêu dùng yêu RIM và yêu BBM, do vậy khá là khó để họ cảm thông với hãng nếu BBM phải đánh đổi để BB 10 rộng đường phát triển.
Theo kế hoạch cũ cuả Jim, BBM có thể sẽ chiếm hoàn toàn không gian của thị trường nhắn tin. Đã từng có thời kì BBM phát triển cực thịnh với các tính năng xã hội, và đó là lí do mà vẫn còn một lượng đáng kể người dùng chưa muốn từ bỏ Blackberry, mặc dù con số đang trên đà giảm.
Nếu RIM muốn đưa BBM lên nhiều nền tảng, điều nên làm trước mắt là mở rộng tầm bao phủ của BB 10, càng rộng càng tốt. Vì sao? Vì nhiều rào cản kĩ thuật đòi hỏi RIM phải giải quyết nếu hãng muốn giữ trọn vẹn những gì tinh túy của BBM ở giai đoạn đa nền tảng. Đó là chưa tính đến việc RIM chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đưa phần mềm ra khỏi hệ sinh thái của mình, cùng với sự cạnh tranh đến từ các kình địch khác.
Một BBM đa nền tảng vào thời điểm này có thể là quá muộn để được coi là một thứ đột phá nếu so sánh với những tiến bộ đang diễn ra quanh RIM, hơn nữa còn có thể khiến người tiêu dùng hâm mộ Blackberry yên tâm "chia tay" BB 10 (vì BBM là tất cả những gì họ cần ở Blackberry). Tuy nhiên những phân tích trên chỉ mang tính học thuật bởi thị trường hiếm khi nghe theo nguyên tắc hay phân tích của chúng ta.
Theo Genk
Google sẽ thống nhất các nền tảng chat thành Babble Công cuộc hợp nhất các sản phẩm của Google tiếp tục tiến lên giai đoạn mới. Theo một số nguồn tin, bước tiếp theo của Google sẽ là hợp nhất các nền tảng nhắn tin thành một dịch vụ duy nhất, dự kiến có tên gọi là Babble. Trang công nghệ Geek.com nhận xét Google đang gặp vấn đề lớn với các nền...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

6 cách giúp tăng tốc độ điểm phát sóng di động

Điều gì xảy ra nếu Google không còn mặc định trên iPhone?

Google Docs cho chỉnh sửa tài liệu Word bị mã hóa

Kingston trình làng loạt giải pháp bộ nhớ hỗ trợ ứng dụng AI

Keysight mở rộng hỗ trợ tiêu chuẩn USB

Cách ẩn tin nhắn trên Telegram nhanh chóng, tiện lợi

Hướng dẫn cách ghi âm trên Macbook nhanh chóng và tiện lợi

Ứng dụng AIoT giúp kiểm soát an ninh nhà ở, doanh nghiệp

Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...

Nguy cơ camera smartphone bị hư hại do tia laser

Galaxy S25 Edge sẽ là tiêu chuẩn thiết kế cho tương lai?

Microsoft đưa tính năng bí mật lên Windows 11
Có thể bạn quan tâm

Honda NS150GX 2025 Xe tay ga có camera hành trình, giá từ 57 triệu đồng
Xe máy
11:20:53 22/05/2025
Acer đẩy mạnh AI vào laptop, phụ kiện và thiết bị di động tại Computex 2025
Đồ 2-tek
11:20:25 22/05/2025
Bực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ đi
Pháp luật
11:16:55 22/05/2025
6 động tác giúp giảm sụp mí mắt
Làm đẹp
11:13:27 22/05/2025
Đám cưới siêu đặc biệt của Hồ Quỳnh Hương gây sốt trên cả báo Mỹ, Trung Quốc
Sao việt
11:10:48 22/05/2025
Cuộc chiến hào môn kịch tính hơn phim: Nữ minh tinh "cao tay" thu phục toàn bộ nhân tình của chồng, cuối cùng hốt trọn khối tài sản khổng lồ
Sao châu á
11:07:46 22/05/2025
Cách mặc quần jeans mùa hè đẹp nhất
Thời trang
10:59:34 22/05/2025
Ảnh hưởng phong thủy khi nhà đối diện mộ, cách hóa giải
Sáng tạo
10:55:25 22/05/2025
1 năm hôn nhân của Midu, điều hấp dẫn nhất lại chính là... thiếu gia Minh Đạt
Netizen
10:52:47 22/05/2025
Hà Nội được vinh danh là điểm đến văn hóa nổi bật hàng đầu châu Á
Du lịch
10:52:35 22/05/2025