Bộ GD-ĐT: ‘Cấm’ hay bỏ hẳn bài kiểm tra 1 tiết là cách hiểu chưa đúng
Đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng không nên hiểu ‘xóa bỏ bài kiểm tra 1 tiết’ mà thay vì quy định cứng như trước đây, bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ sẽ thực hiện linh hoạt hơn về cách thức và thời gian lẫn nội dung.
Theo Bộ GD-ĐT, các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ thời gian có thể là 45 phút (tương đương với 1 tiết học) đến 90 phút – ĐÀO NGỌC THẠCH
Nhiều giáo viên băn khoăn quy định mới về kiểm tra, đánh giá học sinh THCS, THPT có bỏ bài kiểm tra 1 tiết theo cách truyền thống.
Giáo viên đề nghị Bộ GD-ĐT làm rõ có cấm bài kiểm tra 1 tiết
Một số giáo viên của trường THCS, THPT ở Hà Nội đề nghị Bộ GD-ĐT cần làm rõ việc thực hiện quy định mới thì có đồng nghĩa với việc “cấm” giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra 1 tiết hay không, hay Bộ chỉ hạn chế số đầu điểm?
Video đang HOT
Một giáo viên Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho rằng, bài kiểm tra 1 tiết thực ra không có lỗi nếu nó được thực hiện đúng mục tiêu. Trong thực tế, giáo viên vẫn cần thực hiện một số bài kiểm tra để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp hơn, dù điểm số của bài kiểm tra ấy không được dùng để xếp loại, đánh giá học sinh.
“Bỏ hẳn” bài kiểm tra 1 tiết là cách hiểu chưa chính xác
Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), khẳng định: “Bộ GD-ĐT không cấm giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra 1 tiết. Việc “bỏ hẳn” bài kiểm tra 1 tiết cũng là cách hiểu chưa chính xác. Trong đánh giá định kỳ sẽ có các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ trên giấy hoặc máy tính, bài thực hành thí nghiệm hoặc dự án học tập. Thời gian có thể là 45 phút (tương đương với 1 tiết học) đến 90 phút. Với các môn chuyên, học sinh có thể làm bài kiểm tra 120 phút. Như vậy, không nên hiểu “xóa bỏ bài kiểm tra 1 tiết” mà thay vì quy định cứng như trước đây, bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ sẽ thực hiện linh hoạt hơn cả về cách thức và thời gian lẫn nội dung”.
Trong đánh giá định kỳ sẽ có các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ trên giấy hoặc máy tính, bài thực hành thí nghiệm hoặc dự án học tập. Thời gian có thể là 45 phút (tương đương với 1 tiết học) đến 90 phút.
Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT)
Theo ông Thành, trước đây, số đầu điểm kiểm tra 1 tiết nhiều hơn. Có những môn có đến 2-3 bài kiểm tra 1 tiết mỗi học kỳ. Chỉ sau một phần kiến thức khoảng 2-3 tuần là có kiểm tra, nên không thuận lợi cho việc xây dựng đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Để đánh giá được rõ nét sự phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh cũng cần thực hiện sau một thời gian dài hơn. “Chính vì nhìn thấy điều này, chúng tôi đã điều chỉnh có 2 bài kiểm tra định kỳ cho mỗi học kỳ. Như vậy, khoảng 8 tuần học có 1 bài kiểm tra định kỳ. Quy định như thế này cũng phù hợp với cách làm của nhiều nước trên quốc tế”, ông Thành nói.
Ông Thành cũng cho hay, đối với hình thức kiểm tra qua thực hành, thí nghiệm, bài kiểm tra định kỳ yêu cầu học sinh phải thực hiện bài thực hành, thí nghiệm hoàn chỉnh trong thời gian tương đương với ít nhất 1 tiết học. Với việc đánh giá qua dự án học tập, lãnh đạo trường phải chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng khung đánh giá cụ thể, tương ứng với các nội dung học sinh, nhóm học sinh triển khai để làm sao đánh giá đúng năng lực, thái độ của học sinh thể hiện ở các mức độ khác nhau khi cùng tham gia dự án.
Môn nhiều nhất chỉ có 6 đầu điểm/năm học
Ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết: Theo Thông tư 26, tổng số đầu điểm đã giảm so với quy định hiện hành.Môn nhiều nhất cũng chỉ có 6 đầu điểm.
Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: quy định 2 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: quy định 3 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: quy định 4 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Trong mỗi học kỳ, một môn học có 1 điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ và 1 điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ; không còn điểm 1 tiết. Điểm trung bình môn học kỳ là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ với các hệ số quy định.Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1; điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ tính hệ số 2 và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ tính hệ số 3.
Thay đổi đánh giá học sinh, làm tiền đề thi THPT trên máy tính
Một trong những thay đổi trong đánh giá học sinh (HS) là có thể thực hiện việc kiểm tra trên máy tính, làm tiền đề để các địa phương đủ điều kiện có thể thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính trong những năm tới đây.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) thực hiện bài kiểm tra định kỳ môn toán bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính - BÍCH THANH
Nhấn mạnh thêm đến việc lần đầu tiên hình thức kiểm tra viết có thể thực hiện trên máy tính, ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng điều này nhằm tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và hoạt động kiểm tra, đánh giá nói riêng. Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá hợp lý sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh giá vì sự tiến bộ của HS và đặc biệt phát triển rất tốt năng lực tự học của người học.
"Tuy nhiên, hoạt động này chỉ nên thực hiện ở những trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất. Do vậy, khi áp dụng thông tư này, các trường cần linh hoạt, không cứng nhắc khi sử dụng phương thức tổ chức bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ trên máy tính", ông Hồng lưu ý.
Việc chuẩn hóa đề kiểm tra cũng là vấn đề đặt ra để tạo sự công bằng trong đánh giá HS giữa các trường, giữa các địa phương, vùng miền. Điều này đặc biệt quan trọng khi Bộ GD-ĐT đang chủ trương sẽ tiếp tục giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho địa phương. Thông tư 26 cũng có điểm mới đáng chú ý khác là đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Theo ông Sái Công Hồng, việc xây dựng đề kiểm tra cho các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ dựa trên ma trận và đặc tả theo chuẩn kiến thức kỹ năng quy định sẽ đánh giá sát hơn việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra của HS và tạo công bằng cho HS giữa các lớp, các trường, các vùng miền.
"Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn thống nhất việc xây dựng và sử dụng ma trận và đặc tả bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ cho các môn học, đảm bảo chuẩn đánh giá các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ theo mức độ cần đạt của các môn học thống nhất trong toàn quốc", ông Hồng thông tin.
Bỏ kiểm tra 1 tiết, thầy cô sẽ tăng các bài kiểm tra hệ số 1, cảnh báo teen chủ động học Thông tư 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mang đến cho năm học mới này những thay đổi bất ngờ. Nhiều giáo viên đã đưa ra những phân tích kỹ hơn về sự thay đổi trong cách đánh giá và những lưu ý dành cho học sinh. Theo thông tư 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bentley Batur The Black Rose siêu xe khoác lớp sơn vàng hồng 18 karat
Ôtô
10:01:11 19/05/2025
Trải nghiệm tại Bàu Trắng
Du lịch
10:01:02 19/05/2025
Piaggio ra mắt bộ đôi Vespa Primavera và Vespa Sprint 2025, giá từ 80 triệu đồng
Xe máy
09:59:20 19/05/2025
Xuất hiện tựa game nhập vai mới khiến người chơi choáng váng, có 100 kết thúc, nội dung viết đủ 60 cuốn tiểu thuyết
Mọt game
09:32:57 19/05/2025
Giá iPhone 13, iPhone 13 Pro Max mới nhất rẻ chưa từng có, giảm kịch sàn dù xịn chẳng kém iPhone 16
Đồ 2-tek
09:24:57 19/05/2025
One UI 7 có siêu năng lực mà Google có thể sao chép
Thế giới số
09:21:32 19/05/2025
Chủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuế
Tin nổi bật
09:21:22 19/05/2025
"Ông hoàng Kpop" G-Dragon chuẩn bị cưới?
Sao châu á
09:21:09 19/05/2025
Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine
Thế giới
09:19:28 19/05/2025
Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục
Sức khỏe
09:18:22 19/05/2025