Bộ GD-ĐT hướng dẫn công nhận kết quả kiểm tra khi học từ xa ra sao?
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua internet , trên truyền hình trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19.
Bộ GD-ĐT chính thức ban hành hướng dạy học và công nhận kết quả của hình thức dạy học từ xa – Ảnh M.C
Dạy từ xa để “đuổi” kịp chương trình
Văn bản của Bộ GD-ĐT nêu 4 mục tiêu trong việc dạy học trên truyền hình và qua internet, trong đó mục tiêu số 1 là: “Giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng, chống Covid-19″.
Như vậy, việc dạy học từ xa sẽ không chỉ là hỗ trợ, ôn luyện mà được thừa nhận như việc dạy học chính khoá, giúp học sinh “theo” được chương trình trong khi chưa thể đến trường.
3 mục tiêu còn lại gồm: phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…
Để việc dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình bảo đảm chất lượng, Bộ GD-ĐT hướng dẫn khá chi tiết các yêu cầu về điều kiện dạy học qua internet, trên truyền hình như: hạ tầng kỹ thuật, bài học và học liệu, tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT đặt ra yêu về nội dung học tập từ xa như sau: được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông theo các quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, bao gồm sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học; được tổ chuyên môn, cơ sở giáo dục phổ thông góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
Được công nhận kết quả kiểm tra thường xuyên
Một trong những nội dung mà học sinh, phụ huynh và các nhà trường quan tâm hiện nay là việc kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả dạy học từ xa sẽ ra sao . Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nêu: trong quá trình tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua internet; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với dạy học trên truyền hình bằng các hình thức phù hợp.
Kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GD-ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua internet, trên truyền hình bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.
Chỉ kiểm tra định kỳ sau khi học sinh đi học trở lại
Với bài kiểm tra định kỳ và học kỳ, văn bản Bộ GD-ĐT hướng dẫn: khi học sinh đi học trở lại, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho học sinh ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình; thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Bộ GD-ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức.
Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT cũng giao trách nhiệm cho sở, phòng GD-ĐT, các nhà trường trong việc phối hợp, xây dựng kế hoạch, tập huấn giáo viên cũng như kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện việc dạy học qua internet, trên truyền hình.
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị giải pháp triển khai các phương thức dạy học từ xa
Trước tình hình sinh viên nhiều trường đại học, cao đẳng phải nghỉ học để phòng ngừa dịch Covid-19, nhà trường triển khai nhiều hình thức dạy học từ xa, mới đây, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã gửi tới Bộ trưởng Bộ GDĐT một số đề nghị để triển khai đại trà các phương thức dạy học từ xa thực sự hiệu quả.
Trên trang web của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đăng tải kiến nghị một số giải pháp bổ sung trong triển khai phương thức dạy học từ xa trong mùa dịch Covid-19.
Theo đó, để chủ trương triển khai đại trà các phương thức từ xa, bao gồm cả cách học trực tuyến (cho một bộ phận cơ sở giáo dục, cả phổ thông và đại học nếu có đủ điều kiện), cũng như cách học qua truyền hình (triển khai đại trà chủ yếu cho giáo dục phổ thông ở những nơi chưa đủ điều kiện ứng dụng công nghệ cao đại trà) thực sự có hiệu quả, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam xin gửi tới Bộ trưởng Bộ GDĐT 6 đề nghị sau.
Bộ GDĐT nên quy định rõ các nội dung dạy trên các kênh truyền hình quốc gia và địa phương phải bám sát chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ ban hành, phải kế tiếp với những nội dung đã học trước mùa dịch và bắt buộc tất cả học sinh (trừ những trường được Bộ công nhận đủ điều kiện dạy học trực tuyến) phải học trong thời gian nghỉ đến trường trong mùa dịch. Phải tránh tâm lý ở không ít người, kể cả lãnh đạo ngành, là chờ hết dịch các trường sẽ được Bộ cho kéo dài khung thời gian để dạy bù các nội dung còn chưa được dạy trên lớp trước dịch.
Để huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm tránh lãng phí, đồng thời trợ giúp cho các địa phương gặp khó khăn về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho việc triển khai đại trà dạy học trên truyền hình cho toàn khối giáo dục phổ thông trong mùa dịch Covid-19, Bộ GDĐT cần trình Chính phủ sớm cho phép Bộ GDĐT chủ trì và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương xây dựng phương án dạy học trên truyền hình, cho học sinh phổ thông trong cả nước, để sẵn sàng triển khai ngay trong mùa dịch Covid-19 khi buộc phải kéo dài thời gian đóng cửa trường học, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", không chần chừ, không cầu toàn. Bộ nên kêu gọi các nhà hảo tâm gửi thiết bị nghe nhìn cho các địa phương có khó khăn để học sinh những nơi đó được tham gia học tập trên truyền hình.
Bộ trình Chính phủ sớm thành lập Ban chỉ đạo đổi mới phương thức dạy và học trong mùa dịch Covid-19 để thống nhất hoạt động này trong cả nước, chứ không chỉ dừng ở các hoạt động riêng biệt ở từng địa phương, từng trường như hiện nay.
Bộ GDĐT nên khuyến khích tất cả các cơ sở giáo dục (bao gồm cả đại học và phổ thông) đủ điều kiện chủ động chuyển qua hình thức học trực tuyến trong thời gian phải đóng cửa trường do dịch Covid-19. Tuy nhiên, chỉ cho phép áp dụng đại trà dạy và học trực tuyến ở những cơ sở giáo dục phổ thông có phương thức dạy thực sự "trực tuyến" và phải bảo đảm cho 100% học sinh của những cơ sở đó có đủ điều kiện để học trực tuyến. Trong trường hợp ngược lại, dạy học trực tuyến chỉ nên áp dụng riêng lẻ cho các bài học nâng cao hoặc bổ trợ cho những nhóm học sinh có điều kiện về kinh tế.
Dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình được nhiều cơ sở giáo dục lựa chọn trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng ngừa dịch Covid-19
Bộ GDĐT cần nhanh chóng có văn bản hướng dẫn điều kiện để công nhận các kết quả học tập theo các phương thức học từ xa (bao gồm học qua truyền hình, học trực tuyến...) cho phù hợp tinh thần của Luật Giáo dục 2019.
Bộ GDĐT không nên can thiệp quá sâu vào việc chọn lựa phần mềm dạy học trực tuyến mà để cho các trường tự quyết định. Tiêu chí duy nhất để Bộ xét duyệt phần mềm là phần mềm đó có phù hợp với chương trình giáo dục đã được Bộ ban hành và với sách giáo khoa đã được Bộ thẩm định hay không, theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục .
Bộ GDĐT có văn bản chỉ đạo cho các Sở giáo dục và các cơ sở giáo dục chủ động phối hợp chặt chẽ với các kênh truyền hình/mạng giáo dục ở địa phương lên kế hoạch cụ thể bố trí giáo viên lên giảng trên kênh truyền hình khi được phân công và tham gia tích cực trong việc hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho học sinh, cùng hội cha mẹ học sinh triển khai việc tổ chức học qua truyền hình/trực tuyến cho các nhóm nhỏ học sinh tại địa bàn, giám sát việc học và đánh giá kết qủa học tập của học sinh,... nhằm khắc phục một số hạn chế của phương thức dạy học trên truyền hình hoặc dạy học trực tuyến. Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc kết hợp hài hòa giữa hai phương thức dạy học truyền thống và dạy học truyền hình/trực tuyến sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc dạy học chỉ theo từng phương thức riêng biệt.
Bộ GDĐT trình Chính phủ chỉ đạo cho giới truyền thông mở chiến dịch tiếp tục tuyên truyền rộng rãi cho các điển hình về ứng dụng thành công dạy học truyền hình/trực tuyến trong mùa dịch và kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm.
Về lâu dài Bộ GDĐT cần kiến nghị Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ GDĐT xây dựng Đề án triển khai đại trà "Giảng dạy trực tuyến và phát triển tài nguyên giáo dục mở" trong những năm tới nhằm thay thế dần cho phương thức dạy học truyền thống hiện nay, khi có nhu cầu, như nhiều quốc gia đã và đang triển khai, để chủ động đối phó trước mọi thiên tai địch họa.
Phương Anh (T/h)
Học sinh Hà Nội từ lớp 4 đến 12 học 'chính khoá' trên truyền hình Không chỉ củng cố, ôn luyện kiến thức, Sở GD-ĐT Hà Nội đã quyết định dạy các bài học mới trên truyền hình và mở rộng hình thức dạy học này tới lớp 4, thay vì chỉ lớp 9 và 12 như thời gian đầu triển khai. Hà Nội dạy nội dung bài học mới trên truyền hình cho học sinh từ lớp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Dear Hongrang' bị chê rời rạc, nam chính Lee Jae Wook lên tiếng bảo vệ
Hậu trường phim
22:29:58 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
Nam ca sĩ nổi tiếng đăng loạt ảnh thương 2 con riêng của bạn gái lỡ một lần đò như con ruột
Sao việt
21:56:48 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025
Tại sao sân bay bổ nhiệm hai chú chó làm giám đốc?
Lạ vui
21:49:11 24/05/2025
Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn
Tin nổi bật
21:42:27 24/05/2025
Chồng ngoại tình, tôi không đánh ghen vẫn có cách khiến anh hối hận
Góc tâm tình
21:19:12 24/05/2025
Australia đẩy mạnh nỗ lực khắc phục sau lũ
Thế giới
21:17:12 24/05/2025
Công an Nghệ An bắt nghi phạm cướp tiền ở Hà Nội
Pháp luật
21:13:37 24/05/2025