‘Bộ GD nên nghiên cứu cẩn thận để công bố lộ trình thi cử’

GS Nguyễn Minh Thuyết giật mình khi mới nghe về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH năm 2017 bởi lo rằng những thay đổi về nội dung thi sẽ ảnh hưởng đến học sinh.

Nhưng khi đọc bản dự thảo, ông Thuyết cho rng: “Phương án của năm 2017 sẽ khắc phục được những nhược điểm của kỳ thi năm 2016. Ngoài việc góp phần khắc phục học lệch, việc thi trắc nghiệm khách quan vừa đảm bảo chấm nhanh, vừa đảm bảo chính xác, công bằng”.

Không nên mỗi năm thay đổi một lần

- Ngay khi vào lớp 10, học sinh đã xác định hướng thi đại học cho 3 năm tới và xác định ưu tiên cho các môn học trọng tâm. Những thay đổi năm tới được công bố trước kỳ thi diễn ra 10 tháng thì có quá cập rập cho các em?

- Bộ GD&ĐT đứng ở vai trò quản lý Nhà nước, nhìn thấy những bất cập của kỳ thì năm 2016 mà không khắc phục thì cũng không được.

Cách khắc phục của năm 2017 không dẫn đến những đảo lộn trong học hành và thi cử của học sinh; bởi ở trường, các em vẫn học chừng đó môn, đề thi 2 môn tự chọn là đề thi tổ hợp nhưng nội dung vẫn là nội dung từng môn, và nội dung thi chủ yếu giới hạn trong chương trình lớp 12.

Bộ GD nên nghiên cứu cẩn thận để công bố lộ trình thi cử - Hình 1

GS Nguyễn Minh Thuyết.

- Nếu là hiệu trưởng một trường đại học, ông có dùng kết quả của kỳ thi do các địa phương tổ chức để xét tuyển thí sinh vào trường mình không? Ông có cho rằng phương án cho năm 2017 có tính chất thử nghiệm và tiếp tục rút kinh nghiệm cho một kế hoạch bài bản hơn sau này?

- Tôi cho rằng một phương án áp dụng cho cả nước thì không thể gọi là thử nghiệm.

Tuy nhiên, theo tôi, Bộ GD&ĐT vẫn nên nghiên cứu cẩn thận để công bố một lộ trình đổi mới thi cử, không nên mỗi năm thay đổi một lần. Chẳng hạn, cần sớm cho biết từ nay đến năm 2020 tổ chức thi thế nào, từ sau năm 2020 thế nào.

Tôi nghĩ rằng cuối cùng sẽ đi đến một trong hai phương án: Phương án 1 là giao việc thi tốt nghiệp THPT cho các sở GDĐT, còn tuyển sinh ĐH, CĐ là việc của các trường ĐH, CĐ. Phương án 2 là thành lập các trung tâm khảo thí để những trung tâm này đứng ra tổ chức các kỳ thi, có thể là tổ chức vài lần trong năm.

Từ kết quả của những kỳ thi này, các sở GDĐT sẽ xét công nhận tốt nghiệp THPT, các trường sẽ xét tuyển vào ĐH, CĐ. Nhưng muốn có những trung tâm khảo thí mạnh thì phải tổ chức ngay từ bây giờ.

Nếu có ngân hàng đề cực lớn, sẽ không phải lo lắng việc luyện thi

- Dự thảo có đưa ra một điểm mới là môn Toán sẽ thi trắc nghiệm. Và đang có những lo ngại cách thi này sẽ khiến học sinh tập trung rèn các kỹ năng xảo thuật, ảnh hưởng tới tư duy toán học của các em. Ông nhìn nhận việc này ra sao?

- Về khả năng ảnh hưởng của đề thi trắc nghiệm khách quan đến tư duy toán học của học sinh, theo tôi, không đáng lo. Bởi thi tốt nghiệp chỉ là một thời khắc; cả quá trình dạy và học mới quan trọng. Trong quá trình dạy học, giáo viên vẫn ra các bài tập kiểu khác cho học sinh làm thì vẫn rèn được tư duy cho các em.

Chỉ có điều trong một kỳ thi, nếu chỉ đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan thì sợ không đánh giá được hết năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy.

Trắc nghiệm khách quan thích hợp với những kỳ thi có số lượng thí sinh lớn, cần chấm nhanh và chính xác. Nhưng nó không đánh giá được năng lực tư duy, năng lực diễn đạt của học sinh.

Do đó, ở một số nước, trong kỳ thi, người ta thường ra những đề thi kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Bài tự luận có thể ngắn thôi, mục đích là để đo năng lực tư duy, diễn đạt.

Video đang HOT

- Theo ông, với cách thi trắc nghiệm này và ngân hàng đề thi, liệu có tái diễn câu chuyện thí sinh lao vào luyện những bộ đề – một cách làm giáo dục lạc lối từng diễn ra suốt thời gian dài những năm 1990?

- Trước đây, các bộ đề lúc mới ra được hoan nghênh nhưng sau này trở nên quá quen thuộc, nhàm chán và trở thành một thứ khuyến khích học “tủ”.

Thi trắc nghiệm, nếu ngân hàng đề thi ít đề thì sẽ lặp lại câu chuyện trước đây. Nhưng nếu có rất nhiều đề và có nhiều khả năng xáo trộn giữa đề này với đề kia thì không lo chuyện đó. Vấn đề là chúng ta phải xây dựng được một ngân hàng đề thi cực lớn.

Khi số lượng là cực lớn thì thí sinh có muốn luyện theo hết cũng chả được. Mà nếu luyện được hết con số bài tập lớn như vậy thì càng tốt, càng nâng cao được kiến thức, kỹ năng.

- Ông đánh giá như thế nào khi bộ đề thi dự kiến sẽ lấy nền tảng là ngân hàng đề của một cơ sở giáo dục đại học, như ĐHQG Hà Nội chẳng hạn?

- Tôi chưa thấy dự thảo nói đến khả năng này. Nhưng nếu lấy đề thi của ĐHQG Hà Nội làm nền tảng thì chắc Bộ GD&ĐT phải chọn lọc những bộ đề phù hợp. Bởi kỳ thi ở ĐHQG Hà Nội dù được thí điểm 3 năm nay rồi và được đánh giá là tốt, nhưng đề thi đó, theo tôi hiểu, có tính tích hợp cao, chưa chắc đã phù hợp với học sinh hiện nay.

Do đó, muốn dựa vào ngân hàng bộ đề của ĐHQG Hà Nội thì Bộ GD&ĐT phải đánh giá thật chu đáo để xem khả năng phù hợp của các bộ đề này với các vùng miền, các địa phương khác nhau ra sao.

- Việc dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia hay không, tôi nghĩ cũng tùy trường. Nếu là trường top dưới thì dựa vào kết quả đó cũng có thể được rồi. Những trường top trên có thể có thêm các điều kiện bổ sung.

Tuy nhiên theo tôi, chất lượng đầu vào cũng chỉ đóng góp một phần trong chất lượng đào tạo. Cái quan trọng nhất là quá trình đào tạo và kiểm soát đầu ra.

Tôi thấy nhiều em thi không đỗ vào các trường đại học công ở Việt Nam nhưng đi học tự túc ở nước ngoài, trở về nước làm việc khá tốt. Bởi quá trình đào tạo ở nước ngoài rất khắt khe, không cho phép học hời hợt.

Các trường đại học ở Việt Nam tiến tới phải lo quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra. Chứ hiện nay ta mới siết chuẩn đầu vào, còn đã vào rồi, muốn học kiểu gì thì học, có khi 100 em vào, cũng suýt soát 100 em ra trường.

Chỉ tập trung thi cử khó đào tạo thế hệ mới có năng lực

- Trước thay đổi của kỳ thi, ông muốn chia sẻ điều gì?

- Tôi nghĩ thi cử chỉ là một khâu trong quá trình đào tạo và dạy học. Chúng ta phải tiếp tục tìm ra phương án tổ chức thi cử tốt nhất nhưng cũng phải thúc đẩy các khâu khác. Chứ tất cả chỉ tập trung vào kỳ thi thì cũng rất khó để có thể đào tạo ra một thế hệ mới có năng lực và phẩm chất tốt.

Trong đổi mới, việc đổi mới phương pháp dạy học là quan trọng nhất. Bởi thực ra, dù dạy theo sách giáo khoa cũ nhưng nếu có phương pháp dạy học khác thì chắc chắn sẽ có một kết quả khác.

Câu chuyện dưới đây của một tác giả Trung Quốc trên tờ Văn Cảo Báo có thể giúp bạn đọc hình dung phương pháp dạy học quan trọng như thế nào:

Một người Trung Quốc đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ. Những ngày đầu quan sát cách học của con ở trường, ông lo lắng vô cùng vì thấy trong lớp, học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; Giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất; Vào giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; Lại không có sách giáo khoa thống nhất…

Khi ông đem cho giáo viên xem bài học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn Toán nữa. Lúc đó, eng cảm thấy hối hận vì làm lỡ việc học của con.

Nhưng một bận, ông thấy đứa trẻ cứ tan học lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông hỏicon mượn sách nhiều như thế để làm gì. Cậu con trai đáp: “Con làm bài tập”.

Nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính Trung Quốc hôm qua và hôm nay, ông kinh ngạc.

Ông hỏi con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình”. Người cha im lặng.

Nhưng mấy ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy. Bài văn được viết có lý lẽ, có căn cứ, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến người cha không khỏi bàng hoàng.

Câu chuyện trên cho thấy hai phương pháp giáo dục khác nhau: Một đằng là tổ chức lớp học quy củ, dạy thật nhiều kiến thức. Một đằng là phát huy khả năng tự học và sự năng động của học sinh, qua đó giúp các em tự hoàn thiện năng lực của mình.

Hai cách học này, như kết luận của người cha trong câu chuyện, sẽ dẫn tới hai kiểu phát triển khác nhau: “Rất nhiều người có cảm giác rằng người Mỹ thường không phải là đối thủ của lưu học sinh Trung Quốc trong chuyện thi lấy học bổng, nhưng cứ đụng tới lĩnh vực thực tiễn, làm một vài vấn đề có tính nghiên cứu, thì người Trung Quốc không thể linh hoạt được bằng người Mỹ, không có tính sáng tạo dồi dào như họ.

Một khi không còn quy định, mất đi sự chỉ đạo, không nhìn thấy hệ thống quy chiếu vốn có nữa, thì với người Mỹ là giành được tự do, còn với người Trung Quốc, có lẽ chỉ còn lại cảm giác mất phương hướng, khủng hoảng, trống rỗng, không biết dựa vào đâu”.

Theo Hạ Anh – Thanh Hùng/Vietnamnet

GS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng về phương án thi THPT 2017

"Bộ GD&ĐT phải công bố lộ trình đổi mới ít nhất 3 năm để học sinh chuẩn bị. Từ nay đến lúc cac em thi chỉ còn 9 tháng, làm sao chuẩn bị kịp?", GS Nguyên Minh Thuyêt noi.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng Quốc hội, Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện phương án một kỳ thi THPT quốc gia có lẽ là một việc làm thận trọng. Đồng thời, Bộ cũng dựa trên kết quả khả quan của kỳ thi THPT quốc gia năm nay.

Về tuyển sinh ĐH, cơ bản cũng ổn, trừ một số trường phải gọi bổ sung do thiếu thí sinh vì ảo. Điều này cũng khó tránh nếu tổ chức thi chung. Tóm lại, cơ bản có thể nói, kỳ thi năm nay diễn ra an toàn nên Bộ tiếp tục hình thức thi chung vào năm tới. Tôi nghĩ đây là một việc làm thận trọng của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, Bộ vẫn nên công bố lộ trình đổi mới thi cử để học sinh, xã hội chuẩn bị. Ví dụ, phương án thi chung này còn kéo dài lâu không hay tương lai sẽ còn thay đổi?

Ý kiến của Bộ trưởng GD&ĐT lúc mới nhậm chức là sẽ giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các Sở GD&ĐT, còn tuyển sinh đại học giao cho các trường tự quyết. Nhưng đến nay, ý của Bộ trưởng lại là một kỳ thi chung. Vì vậy, theo tôi bộ cần công bố lộ trình. Còn nếu Bộ cứ quyết từng năm như thế này, tôi cho là không ổn.

Bộ quyết từng năm thế này không ổn

- Ông đánh giá thế nào về những dự định sẽ được điều chỉnh trong kỳ thi năm 2017 của Bộ GD&ĐT?

- Kỳ thi năm tới, theo như lý giải của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, có hai điểm mới. Thứ nhất giao việc tổ chức thi chủ yếu cho các Sở GD&ĐT, tức chỉ có một loại cụm thi, Bộ tiếp tục ra đề, chỉ đạo thi, không còn hai loại cụm thi như năm 2016.

Tôi cho rằng chủ trương này hợp lý. Vì với kỳ thi chung như thế nên giao cho các sở làm. Thực tế, những em dự thi ở cụm thi do các Sở GD&ĐT tổ chức vẫn xét tuyển vào các trường ĐH có đề án tuyển sinh riêng bình thường.

GS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng về phương án thi THPT 2017 - Hình 1

Theo dự thảo, năm 2017, lần đầu tiên thí sinh sẽ phải thi môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Ảnh: Tiền Phong.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc sử dụng kết quả thi ở những cụm thi khác nhau, với mức độ coi thi, chấm thi chặt lỏng khác nhau để xét tuyển vào các trường ĐH sẽ không được công bằng. Điều này chúng ta nhìn thấy rõ.

Bởi ở những cụm coi thi, chấm thi "lỏng tay" điểm của thí sinh sẽ cao hơn ở những cụm "chặt tay". Nhưng lại cùng dùng điểm đó để xét tuyển vào các trường ĐH là không công bằng với chính các thí sinh.

Do đó, đây là điều mà một kỳ thi THPT quốc gia chung không thể khắc phục được. Nhưng điều này không đáng lo bằng dự kiến thay đổi nội dung thi trong năm tới.

Đó là có đề thi tổng hợp và thi bằng trắc nghiệm khách quan. Với tôi, điều đáng ngại nhất không phải là giao cho ai tổ chức thi. Vì nếu có khó khăn thì là khó khăn của người lớn, của các sở GD&ĐT hoặc các trường ĐH. Hơn nữa, từ trước tới nay, họ vẫn đứng ra tổ chức thi nên không có gì lo lắng. Nhưng lo nhất là những thay đổi ảnh hưởng thí sinh.

Bây giờ Bộ mới công bố phương án thi, liệu thí sinh có kịp trở tay trong vòng một năm? Thực ra từ nay đến lúc thi chỉ còn 9 tháng. Trong khi đó, nhiều thí sinh đã định hướng từ lớp 10. Vậy có kịp không?

Có thể Bộ sẽ phải công bố đề thi mẫu để thí sinh luyện tập. Nhưng theo tôi, 9 tháng là quá ngắn để các em làm quen.

Tôi nghĩ, quyết định này hơi vội, ảnh hưởng thí sinh. Hơn nữa, thi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm. Nó không phải là phương pháp tốt để đánh giá năng lực tư duy và khả năng diễn đạt của học sinh, nhất là môn Toán. Vì vậy, người ta thường thi trắc nghiệm khách quan có tích hợp với thi tự luận

"Nếu bây giờ Bộ ra đề thi tổng hợp sẽ ảnh hưởng đến học sinh. Vì từ lớp 10, các em đã định hướng thi khối ngành nào, và có những môn học nào. Giờ thêm một số môn không nằm trong kế hoạch ôn nên các em không những không ôn kịp mà thậm chí các em sẽ hoang mang vì chỉ còn 9 tháng nữa thôi"

Học sinh sẽ hoang mang

- Ông có nói, Bộ mỗi năm lại quyết một phương án mới, vậy theo ông, nó sẽ tác động với thí sinh, dư luận xã hội như thế nào?

Như tôi đã nói, việc đổi mới nếu mỗi năm quyết một lần, nhất là liên quan nội dung thì thí sinh không kịp chuẩn bị. Còn các trường cũng không kịp hướng dẫn ôn tập cho học sinh. Do đó, phải tính toán để có lộ trình. Có thể 3 năm sau mới thi theo kiểu này vì lúc đó học sinh vào lớp 10 sẽ có thời gian chuẩn bị.

- Bộ có lý giải việc có bài thi tổng hợp là để tránh học sinh học lệch, học tủ, ông nghĩ sao?

- Nếu bây giờ Bộ ra đề thi tổng hợp sẽ ảnh hưởng học sinh. Vì từ lớp 10, các em đã định hướng thi khối ngành nào, và có những môn học nào. Giờ thêm một số môn không nằm trong kế hoạch ôn tập nên các em không những không ôn kịp mà thậm chí sẽ hoang mang vì chỉ còn 9 tháng nữa thôi.

- Nhiều ý kiến cho rằng Bộ nên làm đổi mới chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) trước, rồi mới tiến tới đổi mới thi cử. Cách làm hiện nay của Bộ là đang ngược, ông nghĩ sao?

- Chúng ta phải đổi mới song song. Không thể đợi 12 năm đổi mới xong CT-SGK mới đổi mới thi cử. Tuy nhiên, đổi mới thi cử vẫn phải dựa vào CT-SGK hiện hành và định hướng của CT-SGK mới.

- Tuyển sinh ĐH năm 2017, Bộ cũng đưa ra nhiều phương án để lựa chọn. Nhưng xem ra, các phương án bộ đưa ra thì hợp lý nhất là các trường lấy kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển bằng một phần mềm chung. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Các trường của VN hiện nay phần lớn vẫn chưa sẵn sàng tự chủ tuyển sinh. Nhưng chúng ta đang thực hiện đổi mới, giao quyền tự chủ cho các trường, nên các trường phải làm việc này.

Đối với các trường, muốn giảm thí sinh ảo, tuyển đúng ý của mình thì phải tự chủ. Còn các trường chưa sẵn sàng thì vẫn còn một năm để chuẩn bị. Các trường phải vào cuộc.

Các trường không thể dồn việc mãi cho Bộ GD&ĐT cũng như Bộ không thể ôm mãi việc của các trường. Điều này khác với thí sinh. Chúng ta phải cho các em vài năm để định hướng chứ không phải chỉ 9 tháng. Do đó, Bộ cũng phải kiên quyết giao quyền tự chủ cho các trường.

Theo Nghiêm Huê/Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"
05:52:44 10/05/2025
Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?
07:11:33 10/05/2025
Bắt giam nhóm cướp giật vé số và "mở tiệc" ma túyBắt giam nhóm cướp giật vé số và "mở tiệc" ma túy
07:02:52 10/05/2025
Sau cái chết của Kim Sae Ron, 2 cô em gái diễn viên đang ở đâu?Sau cái chết của Kim Sae Ron, 2 cô em gái diễn viên đang ở đâu?
06:15:55 10/05/2025
Cứu sống người đàn ông ở Hà Tĩnh bị ngộ độc rượu nặngCứu sống người đàn ông ở Hà Tĩnh bị ngộ độc rượu nặng
06:13:20 10/05/2025
Một đêm mưa tầm tã, chồng cũ bất ngờ gõ cửa, mở ra cảnh tượng trước mắt khiến tôi 'hóa đá'Một đêm mưa tầm tã, chồng cũ bất ngờ gõ cửa, mở ra cảnh tượng trước mắt khiến tôi 'hóa đá'
06:49:17 10/05/2025
Một phụ nữ tử vong sau 2 năm bị mèo cắnMột phụ nữ tử vong sau 2 năm bị mèo cắn
06:41:24 10/05/2025
Đậu nhồi rau củ chiên tưởng nhạt nhẽo nhưng ngon hơn cả thịt, hết rồi vẫn thèm ăn nữa!Đậu nhồi rau củ chiên tưởng nhạt nhẽo nhưng ngon hơn cả thịt, hết rồi vẫn thèm ăn nữa!
05:55:08 10/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bé 4 tuổi ném cọc tiền 500 nghìn đồng của bố mẹ qua ban công chung cư ở Hà Nội, cái kết bất ngờ

Bé 4 tuổi ném cọc tiền 500 nghìn đồng của bố mẹ qua ban công chung cư ở Hà Nội, cái kết bất ngờ

Netizen

08:12:19 10/05/2025
Người dân đang đi ở dưới sân chung cư bất ngờ thấy nhiều tờ tiền mệnh giá 500 nghìn đồng bay lả tả từ trên cao xuống.
Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô

Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô

Thế giới

08:02:53 10/05/2025
Các nhà sản xuất ô tô Mỹ lo ngại rằng thỏa thuận này có thể trở thành tiền lệ cho các hiệp định thương mại khác trong tương lai, đặt những chiếc xe họ lắp ráp tại Canada hoặc Mexico vào thế bất lợi về mặt chi phí và cạnh tranh.
Những con trai của huyền thoại chơi bóng ra sao?

Những con trai của huyền thoại chơi bóng ra sao?

Sao thể thao

07:57:54 10/05/2025
Quái kiệt sân cỏ, huyền thoại Ronaldinho sản sinh cậu con trai Joao Mendes qua vài năm học ở lò La Masia vẫn thất bại.
Sao nữ Vbiz cưới xa hoa bậc nhất Vbiz: Tổ chức tại nhà thờ dành cho giới tài phiệt, sau 7 năm mới công bố hình ảnh

Sao nữ Vbiz cưới xa hoa bậc nhất Vbiz: Tổ chức tại nhà thờ dành cho giới tài phiệt, sau 7 năm mới công bố hình ảnh

Sao việt

07:57:36 10/05/2025
Lễ cưới của ngọc nữ diễn ra tại nhà thờ được giới tài phiệt Philippines lựa chọn. Cách đây 13 năm, Tăng Thanh Hà đã diện váy cưới trị giá 200 triệu
Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện

Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện

Tin nổi bật

07:41:56 10/05/2025
Theo cáo buộc, ông Đặng Văn Minh (cựu Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi) hưởng lợi hơn 11,4 tỷ đồng từ Hậu Pháo . Trong số này, ông Minh dùng 960 triệu đồng để xây nhà cho người nghèo.
Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Pháp luật

07:34:58 10/05/2025
Các đối tượng gồm Lê Hoàng Thắng (SN 2002) và Hoàng Hải Long (SN 2003, đều thường trú ở khu Đồng Phú, Thạch Khoán, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ).
Jennie bị fan chê 'quá dẹo', 'thua kém' trước sao khác, không còn chỗ đứng ở HQ

Jennie bị fan chê 'quá dẹo', 'thua kém' trước sao khác, không còn chỗ đứng ở HQ

Sao châu á

07:32:17 10/05/2025
Những ngày qua cơn địa chấn của Jennie ở thảm đỏ Met Gala vừa đi qua thì nữ ca sĩ nhận lời tham gia 1 show phỏng vấn ở quê nhà. Tuy nhiên khác với sự mong chờ của khán giả, Jennie nhận về nhiều bình luận ác ý từ bộ phận anti fan.
Khung hình gây sốt của nam diễn viên hot nhất thế giới: 2 tay nắm giữ 2 "bảo bối", quả thật thắng đời 2-0!

Khung hình gây sốt của nam diễn viên hot nhất thế giới: 2 tay nắm giữ 2 "bảo bối", quả thật thắng đời 2-0!

Sao âu mỹ

07:31:23 10/05/2025
Chứng kiến Timothée Chalamet có sự nghiệp thành công lẫn đời tư hạnh phúc, khán giả không khỏi thốt lên: Anh thắng đời 2-0 rồi .
Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam

Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam

Sức khỏe

07:17:02 10/05/2025
Điển hình, mới đây, Bệnh viện thành phố Thủ Đức đã tiếp nhận và điều trị một bệnh nhi 13 tuổi (ngụ Bình Dương) bị viêm màng não do não mô cầu. Bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội và ngủ gà kéo dài 2 ngày.
Cứ chị hàng xóm nhờ trông con là chồng nhiệt tình thấy rõ, đến khi biết sự thật vợ mới cay cú

Cứ chị hàng xóm nhờ trông con là chồng nhiệt tình thấy rõ, đến khi biết sự thật vợ mới cay cú

Góc tâm tình

06:42:52 10/05/2025
Khoảng 2 tháng gần đây, có hai mẹ con mới chuyển đến làm hàng xóm mới của nhà tôi. Mới ngày đầu đến, chị hàng xóm đã mang trái cây sang làm quà.
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!

Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!

Ẩm thực

05:57:53 10/05/2025
Vẫn là thịt heo băm quen thuộc, nhưng chỉ cần nặn khéo tay, tẩm ướp đủ vị, nướng đúng nhiệt, là cả nhà đã có món ăn đậm đà, mềm mọng, thơm nức.