Bộ Giáo dục xin 34 nghìn tỷ đổi mới chương trình

Theo dõi VGT trên

Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển dự tính kinh phí sơ bộ cho đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong 10 năm lên tới 34.275 tỷ đồng.

Lần thứ hai trình dự thảo nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trước UB Thường vụ QH, Bộ GD-ĐT vẫn chưa thuyết phục được về tính khả thi.

Theo dự tính của Bộ, đến hết năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc soạn thảo sách giáo khoa theo chương trình mới, và thực hiện từ thí điểm đến đại trà đến năm 2023 ở tất cả các cấp học.

Nhìn khung thời gian này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: Từ nay đến 2016 không còn nhiều thời gian, vậy chất lượng giáo viên và cơ sở vật chất của các nhà trường có đảm bảo không, “hay đến đó lại bảo do này do kia, do đội ngũ không đáp ứng, cơ sở vật chất thiếu… nên chất lượng kém”.

Bộ Giáo dục xin 34 nghìn tỷ đổi mới chương trình - Hình 1

Đề án đổi mới giáo dục sẽ huy động cả học sinh, giáo viên, phụ huynh vào việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới. Ảnh: XĐ

Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi thẳng cần bao nhiêu tiền để cải cách.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết về cơ bản hiện đã đủ về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.

“Nhưng khi đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì đội ngũ giáo viên sẽ phải thích ứng, cần có quá trình đào tạo. Bộ đã hình dung cách làm, sẽ đào tạo tập trung ở các trường sư phạm, không phân cấp cho địa phương như trước nữa, đồng thời áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo từ xa…”, ông Hiển nói. “Còn so với các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện tối thiểu thì chỉ có một số ít nhà trường chưa đủ, Nhà nước chỉ cần tập trung đầu tư thì sau 1-2 năm là đủ”.

Về kinh phí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết để xây dựng chương trình và sách giáo khoa, dạy thử nghiệm và đại trà… sẽ cần 34.275 tỷ đồng. “Đó là chưa kể tiền xây dựng cơ sở vật chất ở những trường chưa đủ điều kiện trong 1-2 năm như nói ở trên”, ông Nguyễn Vinh Hiển cho biết.

Như vậy, nếu Nhà nước đầu tư như kiến nghị của Bộ Giáo dục thì đề án này là khả thi, còn nếu cứ để yên như tình hình hiện nay thì không khả thi, theo Thứ trưởng.

Video đang HOT

Theo Chủ nhiệm UB Khoa học – Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng, số tiền trên là nhiều mà chưa hẳn là nhiều: Nhiều nếu chỉ là ngân sách nhà nước lo, nhưng sẽ là không nhiều nếu huy động xã hội hóa.

Loay hoay đổi mới

Các ủy viên Thường vụ cũng băn khoăn nhiều về vấn đề đổi mới tư duy trong việc cải cách giáo dục.

Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Văn Giàu chỉ ra: Nền giáo dục Việt Nam lâu này đã ăn sâu vào mỗi gia đình suy nghĩ rằng trách nhiệm dồn hết về cho nhà trường.

“Ngày xưa tôi đi học, trách nhiệm của người học là của người học, học cho dòng tộc, dòng họ. Bố mẹ dù không được học nhiều nhưng luôn quan tâm nhắc nhở việc học của con một cách có trách nhiệm. Nhưng trong vài thập kỷ qua, gánh nặng này dường như dồn hết cho ngành giáo dục, liệu đề án tới đây có thay đổi lớn về tư duy này không?”

Ông Phan Xuân Dũng đặt vấn đề: Phải biến những việc đang làm rất phức tạp hiện nay thành rất đơn giản để học sinh có thời gian học những thứ khác về kỹ năng, cuộc sống, xã hội…

“Ở nước ngoài, khi thi vào ĐH người ta không hỏi học sinh được mấy điểm môn gì, mà hỏi tên nghị sĩ của bang là gì, hỏi đã từng đi tình nguyện chưa, cách nhà bao nhiêu km, đi bằng phương tiện gì…”, ông Dũng nói.

Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì băn khoăn về khái niệm “dân chủ hóa” mà Bộ Giáo dục nói đến trong đề án.

Thứ trưởng giải thích “dân chủ hóa” là huy động nhiều nhất sự tham gia của mọi người, cả học sinh, giáo viên và phụ huynh vào việc xây dựng, thực hiện và giám sát chương trình và sách giáo khoa mới này.

“Trên một khung chương trình chung, các giáo viên được tham gia cụ thể hóa chương trình và làm sách giáo khoa phù hợp với điều kiện mỗi địa phương, các cá nhân tổ chức khác cũng được huy động tham gia, đặc biệt với những vùng sâu vùng xa khó khăn, dân tộc thiểu số…”, ông Nguyễn Vinh Hiển nói.

Tuy vậy, các thành viên UB Thường vụ QH vẫn thấy dự thảo do Bộ Giáo dục trình thiếu cụ thể, thiếu định hướng, mới chỉ “chép lại nghị quyết Trung ương”.

Chủ tịch HĐ Dân tộc Ksor Phước thấy chưa báo cáo đánh giá tác động một cách đầy đủ: “Từ lần đầu QH ra Nghị quyết về đổi mới giáo dục năm 2000, 14 năm qua ta vẫn tranh cãi, thế thì trong 10 năm tới ta sẽ thay đổi toàn diện như thế nào?”

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền thì thấy đánh giá tác động chỉ nêu thuận lợi mà chưa thấy nói khó khăn.

Ông Phan Xuân Dũng chia sẻ: Đề án này sẽ tác động đến toàn bộ nền giáo dục, việc phát triển nhân cách của học sinh, đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, càng phân tích kỹ sẽ càng có giải pháp khả thi.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cũng không hài lòng: Đề án nhắc nhiều đến việc “tích hợp” mà không thấy đưa vào những tư duy mới trong Hiến pháp, tham khảo kinh nghiệm làm chương trình và sách giáo khoa tiến bộ của thế giới, cứ ta tự viết của ta.

“Từ năm 2000 đến giờ ta cứ loay hoay đổi mới mãi”, ông Lý nói. “Để tương xứng với gần 2 tỷ USD (hơn 34 nghìn tỷ đồng) thì phải làm cẩn thận, đầy đủ hơn, lấy ý kiến giới khoa học, chuyên gia thậm chí toàn dân”.

Theo Vietnamnet

Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa

Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 đã chính thức được Bộ GD-ĐT hoàn thiện và gửi lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, cơ sở GD-ĐT trước khi ban hành chính thức.

Đa dạng nhiều hình thức học tập

Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa - Hình 1

Học sinh ở TP.HCM sử dụng tài liệu học tập môn lý do giáo viên của TP soạn bên cạnh bộ SGK chung - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thiết kế chương trình mới lần này, Bộ dự kiến xây dựng phù hợp với thời lượng dạy học. Cụ thể, tiểu học 2 buổi/ngày, trung học 1 buổi/ngày.

Chương trình được xây dựng theo một chỉnh thể, nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12, từ cấp học đến các môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất và hệ thống. Chương trình được thiết kế theo 2 giai đoạn: Cấp tiểu học và THCS là bắt buộc (giáo dục cơ bản), cấp THPT là nâng cao, phân hóa và tiếp cận nghề.

Chương trình được thiết kế theo hướng tăng cường tích hợp ở cấp tiểu học và cấp THCS, phân hóa rõ dần từ cấp tiểu học đến cấp THCS và sâu hơn ở cấp THPT. Giảm số lượng môn học bắt buộc trong mỗi cấp học, lớp học và tăng các môn học, các chuyên đề tự chọn đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực, kỹ năng, năng khiếu, tiếp cận nghề nghiệp của học sinh.

Một trong những phương pháp dạy học được Bộ hướng tới là chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học. Cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục; giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn... để vừa phát triển năng lực cá nhân vừa đảm bảo chất lượng giáo dục chung cho mọi học sinh.

SGK không còn là tài liệu học tập duy nhất

Một hay nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) vẫn là một trong những vấn đề được quan tâm trong lần đổi mới giáo dục phổ thông sắp tới. Dự thảo đề án lần này nêu rõ: "Dần tiến tới việc đa dạng SGK". Bộ xác định đây là xu thế chung của các nước tiên tiến, SGK là một tài liệu dạy học quan trọng nhưng không phải là tài liệu duy nhất mà có thể có nhiều bộ khác nhau cho một môn học. Giáo viên và học sinh có thể tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Từ định hướng này, Bộ cho biết sẽ công khai các tiêu chí đánh giá SGK để làm căn cứ cho việc biên soạn, thẩm định và phê duyệt sử dụng SGK trong các cơ sở giáo dục.

Bộ cũng nêu rõ địa phương có thể xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học phù hợp với đặc điểm của địa phương. Tuy nhiên, tất cả các tài liệu này phải do Hội đồng thẩm định cấp địa phương và Bộ phê duyệt. Từng bước biên soạn, thử nghiệm và sử dụng sách giáo khoa điện tử ở những nơi có điều kiện.

Thử nghiệm trên 2% số trường

Dự thảo đề án cũng xác định sẽ tiến hành thử nghiệm chương trình (CT) - SGK nhằm kiểm nghiệm tính khả thi để chỉnh sửa, hoàn thiện, ban hành CT - SGK mới.

Sau khi xây dựng chương trình tổng thể (thử nghiệm), Bộ sẽ trưng cầu ý kiến về dự thảo này và thẩm định lần thứ nhất. Trên cơ sở đó xây dựng dự thảo chương trình các môn học từ lớp 1 đến lớp 12. Dự thảo chương trình các môn học này cũng sẽ được trưng cầu ý kiến và thẩm định lần thứ nhất để làm cơ sở biên soạn SGK (thử nghiệm) của các môn học.

Toàn bộ CT - SGK các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học sẽ được thử nghiệm theo hình thức một vòng cuốn chiếu theo cấp học, bắt đầu thử nghiệm đồng thời từ các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10) của cả ba cấp học.

Mỗi vùng kinh tế - xã hội chọn một số tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng thành thị, nông thôn tham gia thử nghiệm; mẫu thử nghiệm có khoảng 2% số trường phổ thông của cả nước. Bộ xác định mỗi chương trình đều cần có các yếu tố đảm bảo, quan trọng nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực cán bộ quản lý và cơ sở vật chất nhà trường. Vì vậy việc bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục mới chỉ được thực hiện ở những nơi đã có đủ điều kiện đảm bảo, nơi nào chưa đủ thì tích cực chuẩn bị để sớm đủ các điều kiện cần thiết và triển khai áp dụng chương trình giáo dục mới.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

7 tháng đi khiếu nại của người cha vụ nữ sinh tử vong bị VKSND tỉnh bác đơn7 tháng đi khiếu nại của người cha vụ nữ sinh tử vong bị VKSND tỉnh bác đơn
22:26:30 02/05/2025
Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Chuẩn bị xét xử Lê Tùng Vân về tội loạn luânVụ Tịnh thất Bồng Lai: Chuẩn bị xét xử Lê Tùng Vân về tội loạn luân
18:24:06 02/05/2025
Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?
19:40:31 02/05/2025
Vụ phụ nữ Vĩnh Phúc bị hại: Nghi phạm chọn chết, lộ quan hệ khó ngờ với nạn nhânVụ phụ nữ Vĩnh Phúc bị hại: Nghi phạm chọn chết, lộ quan hệ khó ngờ với nạn nhân
22:27:41 02/05/2025
Vụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứVụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứ
20:06:04 02/05/2025
Xử phạt tiểu thương bán áo in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường SaXử phạt tiểu thương bán áo in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa
22:34:45 02/05/2025
MC Thúy Hằng giúp nhân vật PV nhí 'gỡ rối' dịp 30/4, lộ profile gây chú ýMC Thúy Hằng giúp nhân vật PV nhí 'gỡ rối' dịp 30/4, lộ profile gây chú ý
18:14:51 02/05/2025
Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?
17:53:12 02/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân hạng A bỏ 17 tỷ mua vai vẫn bị đạo diễn đuổi thẳng, nghe lý do không ai bênh nổi

Mỹ nhân hạng A bỏ 17 tỷ mua vai vẫn bị đạo diễn đuổi thẳng, nghe lý do không ai bênh nổi

Hậu trường phim

23:51:53 02/05/2025
Đạo diễn Trịnh Hiểu Long không đồng ý cho Angelababy đóng chính, nhưng vẫn tạo cơ hội cho cô tham gia vai phụ quan trọng.
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau

Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau

Sao việt

23:37:01 02/05/2025
Nhờ kinh doanh thành đạt nên cuộc sống của Kim Vui dần trở nên khá giả và giàu có, khiến bà không còn thiết tha với nghiệp diễn, hát.
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác

Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác

Tin nổi bật

23:21:01 02/05/2025
Đi nhặt phế liệu, anh Lợi phát hiện trong túi rác có nhẫn vàng lớn. Người đàn ông này đã đến trụ sở công an nhờ tìm chủ nhân chiếc nhẫn.
Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"

Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"

Góc tâm tình

23:18:20 02/05/2025
Tôi chưa bao giờ tin vào tình yêu sét đánh cho đến khi gặp Giang. Giang hơn tôi một tuổi nhưng nhìn trẻ trung hơn tôi nhiều. Vẻ đẹp của em vừa hiện đại, vừa nữ tính khiến tôi choáng ngợp.
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League

Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League

Sao thể thao

23:15:24 02/05/2025
Bruno Fernandes sắm vai người hùng trong trận bán kết lượt đi Europa League giữa Manchester United và Athletic Bilbao vào rạng sáng 2/5.
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng

243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng

Pháp luật

23:14:24 02/05/2025
Trong 6 tháng, các tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản liên quan 71 vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền và tài sản trên 32399 tỷ đồng; có 243 bị cáo đã nộp lại trên 30.321 tỷ đồng.
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới

'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới

Phim châu á

23:04:32 02/05/2025
Weak Hero Class 2 khởi đầu với sự chú ý gấp ba lần so với phần 1, đứng thứ 2 trong BXH truyền hình, trở thành một trong những phim Hàn hot nhất của Netflix.
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?

AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?

Thế giới

22:37:41 02/05/2025
AI trỗi dậy khiến bằng đại học bị nghi ngờ. Gen Z, millennials lo kỹ năng lỗi thời, nợ nần và đặt ra không ít câu hỏi.
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc

Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc

Sao châu á

22:30:45 02/05/2025
Park Bo Gum không phải là mẫu nghệ sĩ theo đuổi sự hào nhoáng hay chiêu trò để nổi tiếng. Anh chọn cho mình một con đường ít ồn ào hơn - nơi sự chăm chỉ, nhân cách và lòng biết ơn là kim chỉ nam dẫn đường.
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi

Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi

Trắc nghiệm

22:18:26 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi.
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ

Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ

Netizen

22:06:21 02/05/2025
Câu chuyện về cậu học trò Hải Dương vừa chạy đua với kỳ thi, vừa không bỏ lỡ khoảnh khắc thiêng liêng của dân tộc đang lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội.