Bỏ Google, cô gái U35 về TP.HCM làm lại từ đầu: “Việt Nam giờ cũng rất đỉnh”
Không phải ai cũng đủ dũng cảm đi khỏi “ vùng an toàn ” để bắt đầu khởi nghiệp ở độ tuổi U35 .
Năm 2001, Phương Thúy Doanova, khi đó còn là một nhóc gái 9 tuổi, theo gia đình sang Cộng hòa Séc sinh sống. Lớn lên, cô học đại học ở Đức, đi làm ở nhiều công ty và tập đoàn công nghệ lớn, trong đó có trụ sở Google tại Dublin ( Ireland ).
Năm 2024, Thúy Doanova, lúc này đã là cô gái 32 tuổi, đưa ra quyết định vô-cùng-khó-hiểu trong mắt mọi người xung quanh: Bỏ việc ở Google, khăn gói về Việt Nam khởi nghiệp.
Đó là tóm tắt nhanh câu chuyện đang viral trên MXH của Phương Thúy Doanova, sinh năm 1992, hiện sống ở TP.HCM. Cô là 1 trong 2 co-founders của Clique83 – startup cung cấp trải nghiệm kết nối offline dành cho người độc thân.
Phương Thúy Doanova
Mới đây, Phương Thuý Doanova đã có chia sẻ với chúng tôi sau gần 1 năm về nước. Từ những điều mang tính bước ngoặt như quay lại Việt Nam, khởi nghiệp đến những thứ giản dị và đời thường nhất như học cách đi chợ, học lại tiếng Việt vì không hiểu Gen Z nói gì,… tất cả khiến cuộc sống của cô thay đổi, nhiều thử thách hơn nhưng cũng hạnh phúc hơn.
Phương Thúy Doanova
Sinh năm 1992
Hiện đang sống ở TP.HCM
Tháng 2/2025 – nay: Co-founder Clique83 – nền tảng công nghệ kết nối những người độc thân
Tháng 1/2022 – 2/2025: Account Manager trụ sở Google tại Dublin (Ireland)
Trước đó từng làm việc tại các công ty và tập đoàn công nghệ lớn
Đi chơi vu vơ, quay về châu Âu bỏ việc thật
Quay lại thời điểm trước năm 2024, khi đó Phương Thuý có cuộc sống mà người ngoài nhìn vào đều thấy “đủ wow” và đủ đầy, không có gì phải lo nghĩ.
Phương Thuý Doanova và gia đình bao gồm bố mẹ, cô bác đều sống ở châu Âu. Cô theo học ngành Business Management (Quản lý Kinh doanh) ở Đức, đi làm với chuyên môn chính là Marketing & Sales Business.
Ở Google, Thuý luôn nằm trong top nhân sự có hiệu suất cao, mỗi năm mang về từ 10 – 20 triệu USD doanh thu cho công ty. Phúc lợi của tập đoàn công nghệ toàn cầu dành cho nhân viên là những điều mà bất cứ người làm công ăn lương nào cũng ao ước: “Nhân viên được lo từ A đến Z, ăn cả ngày X bữa miễn phí, có phòng gym, hồ bơi, bác sĩ riêng, được trị liệu riêng, có người massage riêng,…” .
Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đem đến những điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên
Video đang HOT
Thúy Doanova luôn nằm trong top nhân sự có hiệu suất cao khi làm việc ở Google
Thúy Doanova và các đồng nghiệp ở châu Âu
Nhưng đó chỉ là bề nổi. Vấn đề xuất hiện từ phần chìm trong lòng Thuý Doanova: “Trong công việc và sự nghiệp, mình đi rất nhanh, rất dễ phát triển. Nhưng cùng lúc đó, sự kết nối trong cuộc sống và tình cảm cá nhân – những khía cạnh quan trọng khác – thì tụt lại. Mỗi tối về nhà, mình vẫn chỉ có một mình.
Mình nhận ra mình chỉ là một người bình thường. Sau cùng, điều mình thực sự mong muốn không phải là thêm một chức danh hay tăng một bậc lương mà là sự kết nối, là cảm giác được yêu thương” .
Và lần Thuý về Việt Nam chơi vu vơ vào năm 2023 bỗng nhiên trở thành cột mốc thay đổi tất cả. Cô ở lại hẳn 3 tháng, nhận thấy sự kết nối sâu sắc với người Việt, với tư duy Á Đông ngay cả với những người không có nền tảng hay câu chuyện tương tự mình.
“Khi quay lại châu Âu, mình nhận ra Việt Nam mới là nơi mình muốn sống” – Thuý kể về quyết định về Việt Nam theo con tim mách bảo.
Gia đình Thuý không hiểu quyết định của con gái và bản thân cô cũng rất khó giải thích vì: “Mình đang có công việc tốt, môi trường sống hiện đại, gần người thân nên ngay cả gia đình nhìn vào cũng không hiểu được lý do cho quyết định của mình. Mọi người hay thắc mắc kiểu: ‘Người khác cố gắng để đi đến những đất nước phát triển hơn, tại sao mình đang ở đó thì lại muốn về?’.
Lúc đó mình cũng cố giải thích nhưng thực sự không dễ để người lớn hiểu được cách người trẻ cảm nhận thế giới. Thế thì cách tốt nhất để thuyết phục là bằng hành động, là những gì mình làm được, mình tạo ra được”.
Dù đã đi xa lâu nhưng Thúy nhận ra sự kết nối kì lạ ở Việt Nam
“Học được điều tốt ở nước ngoài, có cơ hội mang về Việt Nam áp dụng, thì tại sao không thử?”
Thuý Doanova về Việt Nam mà không có kế hoạch cụ thể, chỉ có đường lùi “Google lúc nào cũng chào đón quay lại nếu muốn”. Và vì chưa biết làm gì nên cô tham gia một chương trình về startup có gần 80 bạn trẻ cũng có chung đam mê này và gặp Hân Lâm (Lâm Vương Bửu Hân, sinh năm 1995).
Từ những chia sẻ cá nhân, cả 2 nhận ra “nỗi đau” về sự kết nối, khó kết bạn nên đã phát triển thành Clique83, đồng hành với nhau đến tận bây giờ.
Cùng nền tảng là marketing và business nhưng mỗi người có một điểm mạnh riêng, Thuý Doanova thiên về công nghệ còn Hân Lâm mạnh về khởi nghiệp. Khi quyết định khởi nghiệp, cả hai bỏ tất cả những gì mình có vào. Đó chủ yếu là thời gian, kỹ năng và kinh nghiệm, cộng thêm một khoản vốn mà mỗi người tích luỹ được.
Hân Lâm (trái) và Phương Thúy Doanova (phải)
“Một số chương trình gọi vốn đầu tư có thể khiến mọi người hiểu lầm, nghĩ rằng khởi nghiệp sẽ cần rất nhiều tiền, cần nguồn vốn rất lớn, cần nhà đầu tư mới thành công. Trong thực tế và trải nghiệm cá nhân, tụi mình thấy điều đó không cần thiết.
Thời gian đầu, tụi mình tự đi lên từng bước. Nhận ra có cùng ‘nỗi đau’ thì tìm xem nó ở đâu, mình có đưa ra giải pháp để giải quyết trong quy mô nhỏ được hay không. Khi có sản phẩm và mọi người chấp nhận nó, muốn bỏ tiền ra để mua thì tụi mình mới mở rộng quy mô. Trong 1 – 2 năm tới, tụi mình muốn mở rộng thị trường ra một số nước Đông Nam Á, thậm chí toàn cầu thì chắc chắn sẽ cần gọi vốn” . – Thuý Doanova nói.
Hiện tại, Clique83 hoạt động được 9 tháng, danh sách chờ có hơn 9.000 người. Đặc biệt, có 2 cặp đôi đã cưới nhau nhờ đi sự kiện của Clique83. Đó là một trong những điều khiến Thuý thấy vui và tự hào vì “ít nhất là cái mình đang làm nó có ý nghĩa thật sự, không phải viển vông hay làm cho có”.
Một sự kiện do Clique83 tổ chức
Thực tế, không chỉ mình Thuý Doanova mà nhiều người trẻ Việt cũng từ bỏ các tập đoàn lớn ở nước ngoài, nhất là lĩnh vực công nghệ và kinh tế, để về nước làm việc. Chia sẻ quan điểm của mình, cô nhận ra có 2 lý do chính: (1) trạng thái lạc lõng, muốn tìm lại chính mình; (2) nhìn thấy cơ hội phát triển trong nước.
“Nhiều bạn Việt kiều ở nước ngoài đến một thời điểm nào đó hay bị rơi vào trạng thái lạc lõng, khủng hoảng bản sắc, cảm giác không biết mình thuộc về đâu. Có người lại mệt mỏi với cuộc sống cực căng thẳng ở nước ngoài, nhất là cường độ làm việc ở các công ty FAANG (viết tắt của nhóm công ty công nghệ hàng đầu: Facebook – nay là Meta, Amazon, Apple, Netflix, Google – PV) nên muốn về Việt Nam để tìm lại tính Việt trong mình hoặc đơn giản là để ‘chữa lành’” .
Ai cũng muốn vươn ra biển lớn nhưng Việt Nam giờ cũng rất đỉnh. Kinh tế đang phát triển nhanh, thị trường còn nhiều khoảng trống, cơ hội nhiều nên họ mới dám bỏ sự ổn định và công việc mơ ước ở nước ngoài để về. Và khi mình đã học được những cái tốt ở nước ngoài, nếu có cơ hội mang về Việt Nam áp dụng thì tại sao không thử?” .
Yêu 1 chàng trai Việt, học tiếng lóng Gen Z: Tất cả đều đáng trải nghiệm!
Gần 1 năm qua, cuộc sống ở Việt Nam của Thuý Doanova đã thay đổi rất nhiều, thậm chí cô mô tả rằng nói “về nước” cho sang còn thực tế thì giống như đi nước ngoài. Bởi lẽ cô đã ở châu Âu 23 năm, là người gốc miền Bắc và đang sống ở miền Nam nên phải học lại mọi thứ từ đầu.
“Hồi ở Ireland mọi thứ rất rõ ràng. Ngày ăn 5 bữa ở công ty có sẵn, công việc có quy trình, cứ thế mà làm.
Còn về đây mọi thứ đều phải tự mày mò tự lo. Muốn ăn thì tự học cách đi chợ, ốm đau thì tự tìm bác sĩ rồi học cách giao tiếp cho đến cả chuyện kết nối bạn bè, xây dựng các mối quan hệ,… Mình cũng phải học lại tiếng Việt, nhất là mấy câu nói của Gen Z bây giờ, nhiều cái các bạn nói mà mình không hiểu.
Nhưng đổi lại, năng lượng ở Sài Gòn rất tích cực và nhiệt tình, cái gì cũng nhanh, cũng sẵn sàng thử nghiệm nên hợp với người thích mạo hiểm như mình. Mình luôn nghĩ nếu không làm điều thực sự mong muốn thì đến 70 – 80 tuổi sẽ tiếc, thà làm và thất bại còn hơn là không làm” – Thuý kể.
Thúy Doanova có những trải nghiệm tuyệt vời trong gần 1 năm qua
Một điều bất ngờ khác với Thuý Doanova sau khi về nước cô quen bạn trai tại chính sự kiện hẹn hò do Clique83 tổ chức. Lần đầu tiên quen một chàng trai Việt Nam nên cô mới có cơ hội “hiểu thêm nhiều về con người, văn hóa, cách suy nghĩ của người Việt mình, nhất là trong chuyện tình cảm” .
Sống một mình xa gia đình không dễ, khởi nghiệp càng không dễ, Thuý Doanova thú thật rằng có lúc cô thấy nản: “Nhiều khi mình mệt, thấy cô đơn, thấy stress quá cũng khóc. Nhưng Google cũng stress lắm, cũng áp lực đủ kiểu, không phải giấc mơ hồng đâu.
Google với mình là một kỷ niệm đẹp còn Clique83 và cuộc sống ở Sài Gòn cũng đang là một trải nghiệm cực kỳ thú vị mà mình vẫn muốn tiếp tục. Và mình cũng muốn nghĩ đơn giản là đã chọn rồi thì phải có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Vì vậy mình chưa từng nghĩ tới chuyện quay về châu Âu” .
Vì sao trào lưu gặp người thân đã mất bằng Google Maps lại hot?
Những ký ức "bị đóng băng" trong ảnh chụp ngẫu nhiên trên Google Maps khiến chúng ta nhận ra thời gian trôi rất nhanh, nhưng điều từng tồn tại vẫn có thể được giữ lại.
Cụ ông đã qua đời hơn 1 năm được cháu gái nhìn thấy trên Google Street View.
"Mình quay lại năm 2023 và gặp được bố", "Hôm qua mình cũng mới thấy ông nội, cũng gần 1 năm ông đi rồi", "Ôi, vẫn bóng lưng còng của bà mình ngày nào. Nhớ bà quá chừng"...
Giữa năm nay, nhiều người dùng mạng xã hội ở Việt Nam bất ngờ được "hồi sinh" ký ức nhờ trào lưu "quay ngược thời gian với Google Maps". Bên cạnh những khoảnh khắc ngô nghê nhắc về "tuổi thơ dữ dội", hình ảnh ngôi nhà cũ 5-10 năm trước hoặc người thân đã mất gợi lên nhiều cảm xúc.
Đây không phải trào lưu đầu tiên theo mô-típ giúp mọi người tìm lại kỷ niệm. Cũng giống như "thử thách 10 năm" (#10yearchallenge), "Bạn đã thay đổi như thế nào" (#howmuchhaveyouchangedchallenge) hay "Ngày ấy - bây giờ" (#thenvsnow), "xuyên không với Google Maps" cũng có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Cuộc hội ngộ bất ngờ trên Google Maps
Tính năng Street View được Google triển khai từ năm 2007, cho phép người dùng quan sát hình ảnh thực tế từ các tuyến phố trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, một số khu vực thành thị, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, được cập nhật từ khoảng năm 2014-2015.
Không chỉ tại Việt Nam, trào lưu quay về quá khứ bằng Google Maps đã lan rộng khắp thế giới. Trên TikTok, hàng loạt video chia sẻ ảnh chụp cũ từ Street View khiến cộng đồng mạng xúc động.
Tại Anh, Katie Scott (49 tuổi) rơi nước mắt khi tìm thấy cha mình, người đã mất từ 2013, đang ngồi ở chiếc ghế quen thuộc ngoài sân, hình ảnh được chụp bởi Google Street View 12 năm trước. "Tôi không có nhiều ảnh của cha, nhưng hình ảnh đó khiến ký ức tràn về. Như thể ông chưa từng rời đi", bà tâm sự.
Google Street View chụp được ảnh cha của Katie Scott đang ngồi trên băng ghế không lâu trước khi ông qua đời.
Từ Mỹ, Canada đến Nhật Bản, TikTok ghi nhận hàng triệu lượt xem cho các clip theo trào lưu này. Những dòng chú thích tương tự như "Ở đâu đó trên Google Maps, vẫn là năm 2011 và bố tôi đang đổ rác" xuất hiện ngày một nhiều.
Chuyên gia mạng xã hội Sara Tasker nhận định: "Trào lưu này là một cách con người dùng công nghệ để kết nối với bản ngã cũ, để biết ơn quá khứ và an ủi bản thân trước hiện tại".
Bà cho rằng những ký ức "bị đóng băng" trong ảnh chụp ngẫu nhiên của Google khiến chúng ta nhận ra rằng thời gian trôi rất nhanh, nhưng những gì từng tồn tại vẫn có thể được giữ lại, ít nhất là trên màn hình.
Các chuyên gia tâm lý học nhìn nhận đây là hành vi kết nối cảm xúc với quá khứ. Theo nghiên cứu được công bố bởi công ty Cewe (Anh) năm 2020, 56% người tham gia khảo sát cho biết việc xem ảnh cũ khiến họ cảm thấy hạnh phúc, 30% thấy thư thái hơn. Không gian sống, hình ảnh người thân và sự quen thuộc là những yếu tố kích hoạt mạnh mẽ cảm xúc và sự hoài niệm.
Không chỉ là kỷ niệm
Trước trào lưu "thăm nhà cũ" qua Google Maps, mạng xã hội từng nhiều lần chứng kiến làn sóng người dùng đồng loạt chia sẻ hình ảnh "ngày ấy - bây giờ". Khi tham gia, người dùng đăng hai tấm ảnh trước và sau một khoảng thời gian để thể hiện sự thay đổi về ngoại hình, học vấn, sự nghiệp, quan hệ hay hoàn cảnh sống.
Theo Tiến sĩ Tim Wildschut, nhà nghiên cứu tâm lý tại Đại học Southampton (Anh), đây là cách con người tìm lại những cảm xúc đã mất trong cuộc sống.
"Hoài niệm cho phép con người tái hiện những điều đã qua. Ngay cả khi cô đơn, việc nhớ lại một người hay một kỷ niệm có thể khiến ta cảm thấy được yêu thương", ông nói với Wired .
TS Wildschut gọi hiệu ứng tâm lý này là "nỗi nhớ hướng tới tương lai" (anticipatory nostalgia), tức là trong nhiều trường hợp, con người chủ động tạo ra những ký ức, dưới dạng ảnh chụp, bài hát hay đồ vật để sau này có thể quay về tìm lại cảm xúc đó.
Trào lưu ngày ấy - bây giờ thu hút nhiều ngôi sao nổi tiếng tham gia.
Tuy nhiên, các trào lưu nhìn lại quá khứ như "ngày ấy - bây giờ" cũng có hai mặt. TS Krystine Batcho, giáo sư tâm lý học tại Đại học Le Moyne (Mỹ), cho rằng việc xem lại những bức ảnh cũ có thể khơi gợi loạt phản ứng tâm lý phức tạp.
"Hình ảnh từ quá khứ giúp người xem đối chiếu với hiện tại, từ đó thúc đẩy cảm xúc tốt hoặc xấu tùy vào trải nghiệm cá nhân. Nó có thể làm tăng lòng tự trọng, khơi dậy sự biết ơn vì đã trưởng thành nhưng cũng có thể khiến người ta cảm thấy tiếc nuối hoặc thất vọng nếu hiện tại không như mong muốn," bà chia sẻ với Psychology Today .
Theo TS Batcho, trào lưu ngày ấy - bây giờ giúp con người "sửa lại" ký ức sai lệch, định vị lại vai trò của quá khứ trong quá trình phát triển bản thân. Đặc biệt, việc có cùng một kỷ niệm làm các thành viên trong xã hội ngày càng gắn kết.
Dưới góc nhìn đó, trào lưu "ngày ấy - bây giờ" hay "thăm nhà cũ" trên Google Maps không đơn thuần là thú vui nhất thời, mà là hành vi mang tính tâm lý sâu sắc. Nó cho phép người dùng hồi tưởng và đối thoại với chính mình trong quá khứ theo hướng chữa lành, tự nhận thức và ghi nhận hành trình đã đi qua.
Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào Khoảnh khắc thấy hình ảnh cô ruột đạp xe trên con đường quen thuộc, cô gái An Giang bồi hồi xúc động. Cộng đồng mạng gần đây chia sẻ những bức ảnh "vô tình tìm được người thân" nhờ tính năng cho phép xem những hình ảnh đường phố được ghi lại từ nhiều năm trước trên ứng dụng Google Maps. Nhiều người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tiếng sủa của chú chó cứu 67 người khỏi lũ quét sắp xóa sổ ngôi làng ở Ấn Độ

1 người bật điều hòa, cả nhà 5 người nhập viện cấp cứu: Nguyên nhân đơn giản không ngờ

Khách Việt mất bộn tiền vì quá tin tưởng vào ChatGPT

Thợ điện phá cửa ôtô cứu tài xế đột quỵ trên đường

'Girl phố' Huyền Baby gây chú ý

Phụ mẹ nhặt ve chai, nữ sinh 15 tuổi vẫn trở thành thủ khoa

Thất nghiệp, thanh niên về quê làm "cháu nội", lương 25 triệu/tháng

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị

Lấy chồng cao gần 2m, cô gái TPHCM gặp cảnh dở khóc dở cười

Người phụ nữ bán đậu phụ bỗng 'nổi như cồn', phía sau là chuyện cảm động

Nam sinh tự học tiếng Nhật, đỗ 2 trường chuyên danh tiếng của Hà Nội

Trường ĐH khiến netizen bức xúc vì tổ chức lễ tốt nghiệp xa hoa, nhưng lại để quản lý KTX qua đời trong căn phòng 6m2 nóng 51 độ
Có thể bạn quan tâm

Siêu phẩm cổ trang chiếu 190 lần vẫn đứng top 1 rating cả nước, nữ chính cả nhan sắc lẫn diễn xuất đều đỉnh hơn chữ đỉnh
Hậu trường phim
00:22:14 10/07/2025
Hoa hậu Diễm Hương ngày càng sexy, Tuấn Hưng mặn nồng với vợ đại gia
Sao việt
00:07:25 10/07/2025
Vợ bị thương vì xe máy phát nổ, công an phát hiện điểm đáng ngờ của người chồng
Pháp luật
23:28:31 09/07/2025
'Hố tử thần' xuất hiện ở Phú Thọ 1 tháng, đổ 50 khối đất không lấp đầy
Tin nổi bật
23:26:24 09/07/2025
Nam nhân viên IT vỡ òa khi chinh phục được cô gái 'lỡ lần đò'
Tv show
23:23:20 09/07/2025
Thủ tướng Israel đến Mỹ, đề cử Tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa bình
Thế giới
23:15:29 09/07/2025
BabyMonster và BlackPink bị chỉ trích vì trình độ học vấn
Sao châu á
23:07:06 09/07/2025
Hành động "đổ thêm dầu vào lửa" của con dâu Beckham giữa sóng gió gia tộc
Sao âu mỹ
22:52:47 09/07/2025
Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực
Nhạc quốc tế
22:39:42 09/07/2025
Một HLV Rap Việt làm rõ việc tham gia Anh Trai Say Hi mùa 2
Nhạc việt
22:30:23 09/07/2025