“Bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí sư phạm”

Theo dõi VGT trên

“Phải bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm” – đề xuất này được đưa tại Hội thảo Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên, diễn ra sáng ngày 13/12 tại TP.HCM.

Bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí sư phạm - Hình 1

ảnh minh họa

“Phải bỏ ngay lập tức”

Tại đây, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, kiên quyết đề nghị: “Phải bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm”.

Ông Dũng đưa ra ba lý do cho đề xuất này: Thứ nhất, việc cấp bù quá ít khiến các trường đào tạo sư phạm rất khó khăn, không đủ nguồn lực để đào tạo “ra ngô, ra khoai”.

Thứ hai, là bất công khi trường phải lấy học phí của những sinh viên không học sư phạm để “nuôi” những sinh viên theo học sư phạm.

Thứ ba, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam đã khá hơn. Với các gia đình ở nông thôn, vấn đê họ lo lắng là việc làm sau khi ra trường chứ không phải học phí.

“Trường chúng tôi 1 ngành sư phạm truyền thống (Tiếng Anh) và 12 ngành sư phạm kỹ thuật. Trong 10 năm nay, sinh viên đăng ký vào 13 ngành sư phạm này đều được miễn học phí hoàn toàn. Đó là sự bất công rất lớn, vì mỗi năm chúng tôi chỉ được nhận từ 5 – 8 tỷ đồng tiền cấp bù sư phạm. Trong khi đó, 10 năm qua chúng tôi phải bù lỗ khoảng 30 tỷ đồng để đào tạo cho số sinh viên này” – ông Dũng dẫn chứng.

Theo ông Dũng, tính trung bình một sinh viên cần 150 triệu đồng để chi học phí và ăn ở trong 4 năm. Khi ra trường, em này đi làm 10 triệu đồng/ tháng, thì chỉ sau một năm đã “gỡ” lại chi phí trên. Mặt khác, 90% sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật ra trường đã có việc làm ngay ở các công ty xí nghiệp. Như vậy, nếu vẫn miễn học phí cho đối tượng này thì cả Nhà nước và nhà trường đều phải bỏ ra một khoản bù cho chi phí đào tạo là không cần thiết.

Ông Dũng cho biết, hiện tại trường này đang đề xuất Bộ GD-ĐT và Quốc hội thu học phí sinh viên sư phạm như các ngành học khác. Nếu sinh viên nào ra trường làm đúng ngành sư phạm, trường sẽ chuyển số học phí mà sinh viên đã nộp về Sở GD-ĐT. Từ số tiền này, Sở sẽ chi trả thêm 3-4 triệu đồng/ tháng cho các em. Cùng với lương họ nhận, số tiền “trả lại” này sẽ giúp các em ổn định cuôc sống trong những năm đầu đi làm.

Bỏ ngay rất khó, mà cần có lộ trình

Video đang HOT

Đồng ý với đề xuất bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm của ông Dũng, nhưng nhiều đại biểu cho rằng nếu “bỏ ngay lập tức” là rất khó, mà phải có lộ trình cụ thể và chính sách khác đi kèm.

Ông Nguyễn Thám, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, cho rằng việc cấp bù sư phạm ở mức tối thiểu theo Nghị định 86 đối với ngành Khoa học tự nhiên là 8,7 triệu đồng/ năm/ sinh viên, còn ngành Khoa học xã hội nhân văn là 7,5 triệu đồng/ năm/ sinh viên. Thế nhưng, Vụ Kế hoạch Tài chính chỉ cấp bù cho các trường 80-90% vào đầu năm học. Số còn lại chờ đến cuối năm cũng khó “đòi” đủ 100%.

Bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí sư phạm - Hình 2

Ông Nguyễn Thám, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế (Ảnh:Sỹ Xuân)

Theo ông Thám, bỏ chính sách này ngay lập tức là rất khó vì các trường sư phạm chỉ tuyển được 40-50% chỉ tiêu là cùng. Nếu việc cấp bù đủ cho chi phí đào tạo, các trường sư phạm không phải bù lỗ, đủ điều kiện để nâng cao chất lượng thì chắc chắn không ai muốn bỏ chính sách này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, bày tỏ e ngại cho đề xuất bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm.

Theo ông Hồng, hiện nay tỉ lệ sinh viên khu vực nông thôn vào trường sư phạm đang cao hơn rất nhiều so sinh viên nông thôn vào trường khác.

“Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 26 triệu đồng/ năm. Theo tính toán của chúng tôi, học phí của trường sư phạm hiện tại là 8 triệu đồng/ năm. Số tiền này chỉ bằng 1/3 chi phí các em phải bỏ ra hàng năm khi theo học. Vì vậy, học phí không phải là vấn đề quyết định sinh viên có vào sư phạm hay không mà phải là chính sách khác nữa” – ông Hồng nói.

Ông Hồng cho rằng ngoài việc “tặng” học phí cho sinh viên sư phạm, Nhà nước nên chấp nhận rủi ro cho vay dài hạn. Cụ thể, có thể tăng học phí sư phạm lên 26 triệu đồng/ sinh viên/ năm, nhưng số tiền này do Nhà nước đóng. Nếu sau 4-5 năm ra trường em nào vẫn đi làm sư phạm có thể được xóa học phí.

Mặt khác, nếu sau khi ra trường sinh viên có thu nhập khoảng 7-10 triệu đồng/ tháng, và sau 35 năm làm việc có thu nhập từ 30- 35 triệu đồng/ tháng thì chắc chắn ngành sư phạm có sức hút lớn.

Thống kê tuyển sinh ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong 4 năm gần đây cho thấy số sinh viên khu vực nông thôn (KV1, KV2 nông thôn) giảm tỉ trọng so với các năm trước. Ông Hồng nhận xét từ điều này có thể đi tới kết luận là không hẳn việc miễn học phí sẽ thu hút học sinh vào các trường sư phạm nhiều hơn.

“Vấn đề của các trường sư phạm nói riêng, các trường đại học nói chung là chính sách tín dụng sinh viên, nhất là cho sinh viên sư phạm. Bên cạnh đó, chính sách cần thiết khác để thu hút người giỏi vào học sư phạm là lương/ thu nhập, bổ nhiệm viên chức giáo dục, qui hoạch mạng lưới các trường sư phạm… Vì điều cần là thu hút được người giỏi vào sư phạm chứ không phải thu hút số lượng thí sinh vào sư phạm” – ông Hồng khẳng đinh.

Bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí sư phạm - Hình 3

Ông Nguyễn Kim Hồng (Ảnh: Sỹ Xuân)

Ông Lê Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM, đồng tình việc bỏ chính sách miễn học phí nhưng phải có lộ trình và phải điều kiện nghiên cứu ở cấp Nhà nước đi kèm.

Theo ông Tiến, mâu thuẫn lớn nhất hiện nay là các trường phải theo xu hướng tự chủ để phát triển, nhưng nếu vẫn tiếp tục miễn học phí thì các trường sư phạm sẽ vẫn phải chờ ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho rằng nếu bỏ chính sách này thì điều kiện tiên quyết là phải tăng lương giáo viên.

“Tôi cam đoan trong số 100 giáo viên chỉ có vài ba người tâm huyết, sẵn sàng hi sinh vì nghề. Bản thân tôi từng là người tâm huyết, có một thời say mê với nghề dạy, nhưng tôi không thể sống với một đồng lương tiến sĩ chỉ 4-5 triệu đồng mỗi tháng” – ông Tiến nói.

Theo Vietnamnet

Thầy giáo Anh bỏ nghề chỉ sau một học kỳ vì quá căng thẳng

Tuần thứ ba đi dạy, Eddie căng thẳng đến mức liên tục khóc với mẹ, hoang mang không biết nên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp hay không.

Eddie Ledsham (Wallasey, Merseyside, Anh) vừa tốt nghiệp sư phạm, đi làm chỉ một học kỳ và quyết định bỏ nghề trong nước mắt, theo Liverpool Echo ngày 5/11.

Trước đó, anh được các giảng viên tại trường đại học cảnh báo rằng năm đầu tiên đi dạy sẽ vô cùng khó khăn. Tìm được công việc dạy học sinh tám tuổi ở Wirral, Eddie nhanh chóng gặp khủng hoảng do số giờ làm việc nhiều không tưởng và những mục tiêu phi thực tế.

Thầy giáo Anh bỏ nghề chỉ sau một học kỳ vì quá căng thẳng - Hình 1

Eddie quyết định bỏ nghề giáo chỉ sau một học kỳ đi dạy.

Trường chỉ có một lớp dành cho học sinh độ tuổi này, có nghĩa Eddie phải lên kế hoạch cho mọi bài giảng một mình, không có đồng nghiệp cùng san sẻ công việc trong năm như ở các trường khác. Mặc dù đã học cách chuẩn bị giáo án, Eddie cho rằng kiến thức đó không phục vụ được cho công việc thực tế.

"Tại trường, chúng tôi được dạy rằng mỗi bài học tương ứng với giáo án dài ba trang A4. Tuy nhiên, bạn hãy thử nghĩ đến việc tôi phải soạn nội dung cho bảy bài học mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần. Đó là việc quá sức", Eddie nói.

Thầy giáo trẻ sống cùng bố và thường về nhà lúc 18h30. Dù là người tan làm sau cùng, anh thức dậy lúc 5h30 mỗi sáng để chấm điểm hoặc hoàn thiện giáo án trước khi ngày mới bắt đầu.

Thay vì kết thân với các thầy cô khác trong giờ ăn trưa, Eddie phải ở lại lớp để đuổi kịp công việc. Anh mô tả cảm giác bị cô lập khi đi làm: "Hầu hết giáo viên ở trường chỉ nói chuyện với tôi khi thông báo lỗi sai nào đó, và thường không ai chú ý nếu tôi làm đúng".

Trong suốt tuần thứ ba đi dạy, anh thường đến nhà mẹ, khóc và hoang mang: "Con không biết liệu mình có thể làm được không".

Thầy giáo Anh bỏ nghề chỉ sau một học kỳ vì quá căng thẳng - Hình 2

Khối lượng công việc của giáo viên gây khủng hoảng cho chàng trai 22 tuổi.

Được mẹ động viên, Eddie quyết định tiếp tục cố gắng để vượt qua những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, anh cảm thấy khó tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống.

"Thậm chí lúc trên tàu đến trường hoặc về nhà, tôi cũng cảm thấy tội lỗi vì đang không làm việc. Nếu đi xem bóng đá với bạn bè, tôi phải nhanh chóng ra về khi trận đấu kết thúc vì việc vẫn còn dang dở. Khi gặp bạn gái, tôi ngồi chấm bài của học sinh trong khi cô ấy nấu ăn", Eddie tâm sự.

Chàng trai 22 tuổi yêu trẻ con nhưng áp lực khi nhận thấy những kỳ vọng lớn lao đối với nghề giáo. Eddie nghĩ sinh viên sư phạm cần được trải nghiệm việc giảng dạy nhiều hơn trước khi lấy bằng, bởi anh dường như chưa hề chuẩn bị kỹ tâm lý để đối mặt.

Hiệp hội Giáo dục quốc gia (NEU) vừa tiếp tục kêu gọi tăng lương cho giáo viên nhằm đảm bảo mức sống, khắc phục tình trạng thiếu nhân sự trong ngành giáo dục. Tiến sĩ Mary Bousted, tổng thư ký NEU cho biết khủng hoảng đang lan rộng, với quá ít người tham gia vào đội ngũ giảng dạy và con số bỏ nghề ngày càng gia tăng.

"Chúng tôi biết khối lượng công việc là yếu tố lớn nhất khiến giáo viên muốn bỏ nghề. Chính phủ cần nghiêm túc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng này", bà nói.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Máy bay Vietjet Air trượt khỏi đường băng khi hạ cánhMáy bay Vietjet Air trượt khỏi đường băng khi hạ cánh
16:01:30 09/05/2025
Đại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binhĐại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binh
11:47:22 09/05/2025
Huy Khánh hối hận sau 2 tháng ly dị Mạc Anh Thư, ghen với người lạ vì nhớ con?Huy Khánh hối hận sau 2 tháng ly dị Mạc Anh Thư, ghen với người lạ vì nhớ con?
15:08:56 09/05/2025
Người tố Kim Soo Hyun bị "xử", gia đình Kim Sae Ron sống trong lo sợ?Người tố Kim Soo Hyun bị "xử", gia đình Kim Sae Ron sống trong lo sợ?
11:28:03 09/05/2025
3 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 463 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 46
13:14:07 09/05/2025
Đi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keoĐi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keo
13:45:50 09/05/2025
Chấn động nhất hôm nay: Kiều nữ vua sòng bạc Macau và tài tử Đậu Kiêu nghi "toang", nhà trai mất trắng 218 tỷ đồng?Chấn động nhất hôm nay: Kiều nữ vua sòng bạc Macau và tài tử Đậu Kiêu nghi "toang", nhà trai mất trắng 218 tỷ đồng?
15:06:22 09/05/2025
Thế Lòng Se Điếu xin lỗi, nói sự thật về món ăn, CĐM lo cho TikToker 4,5M followThế Lòng Se Điếu xin lỗi, nói sự thật về món ăn, CĐM lo cho TikToker 4,5M follow
11:36:53 09/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Iran bác thông tin liên quan âm mưu khủng bố ở Anh

Iran bác thông tin liên quan âm mưu khủng bố ở Anh

Thế giới

17:05:42 09/05/2025
Người đứng đầu ngành ngoại giao Iran hối thúc Anh cho phép Tehran hỗ trợ bất kỳ cuộc điều tra liên quan nào. Iran cho rằng cả yếu tố thời điểm và việc nước này không được can dự vào cuộc điều tra cho thấy đang có gì đó không ổn .
Nóng: Won Bin chính thức lên tiếng sau bao lần bị réo gọi vào scandal chấn động của Kim Soo Hyun

Nóng: Won Bin chính thức lên tiếng sau bao lần bị réo gọi vào scandal chấn động của Kim Soo Hyun

Sao châu á

17:05:24 09/05/2025
Trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều tin đồn như Won Bin trả nợ hộ Kim Sae Ron, giúp đỡ người cung cấp thông tin tại Mỹ...
Ý Nhi 'làm loạn' MW, diện trang phục 'tức mắt' so kè Opal, fan đòi lao vào 'xé'

Ý Nhi 'làm loạn' MW, diện trang phục 'tức mắt' so kè Opal, fan đòi lao vào 'xé'

Sao việt

17:02:52 09/05/2025
Đấu trường MW 2025 khởi động đã thu hút sự quan tâm lớn từ khán giả. Theo đó, đại diện Việt Nam gây ấn tượng ngay khi đặt chân đến Ấn Độ bằng visual phát sáng, tuy nhiên ngày thứ 2 nhập cuộc Ý Nhi lại chọc điên fan sắc đẹp bằng bộ cánh ...
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân

Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân

Phim việt

17:02:08 09/05/2025
Sau khi Nguyên chấn chỉnh lại thái độ của Hậu với ông Nhân, anh và ông Nhân đã có một cuộc nói chuyện ở khuôn viên bệnh viện.
Drama bùng nổ: Tiktoker nổi tiếng lao đao vì món lòng xe điếu, Netizen phẫn nộ!

Drama bùng nổ: Tiktoker nổi tiếng lao đao vì món lòng xe điếu, Netizen phẫn nộ!

Netizen

16:48:42 09/05/2025
Sau scandal lòng xe điếu gây xôn xao, hàng loạt clip review thử món ăn này của các TikToker bỗng dưng được cư dân mạng đào lại và chia sẻ rầm rộ. Họ đối mặt với làn sóng phản ứng dữ dội và những câu hỏi chất vấn về đạo đức.
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng

Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng

Ẩm thực

16:45:48 09/05/2025
Thực đơn bữa chiều toàn món ăn dân dã mà ngon khó cưỡng. Cơm nhà thơm ngon thế này chẳng ai có thể cưỡng lại được.
Lời khai kẻ cầm đầu nhóm 'cắt đá tìm ngọc', giao dịch hàng trăm tỷ

Lời khai kẻ cầm đầu nhóm 'cắt đá tìm ngọc', giao dịch hàng trăm tỷ

Pháp luật

16:11:54 09/05/2025
30 người đã bị Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức cắt đá đổ thạch, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất

Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất

Xe máy

16:04:59 09/05/2025
Arc Vector là mẫu xe máy điện siêu sang với số lượng sản xuất giới hạn, tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Khung sườn kiêm vỏ pin được làm từ sợi carbon nguyên khối.
Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Tin nổi bật

16:03:20 09/05/2025
Dẫn vụ việc lòng se điếu , Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM Phạm Khánh Phong Lan cho biết, mới thông tin là sẽ cho kiểm tra thì truyền thông đã đăng tải rất nhiều, đi đến đâu cũng thông báo em hết lòng , như thế sẽ rất khó.
Rashford bắt đầu đàm phán với Barca

Rashford bắt đầu đàm phán với Barca

Sao thể thao

16:02:19 09/05/2025
Theo truyền thông Tây Ban Nha, Marcus Rashford bắt đầu cuộc đàm phán sơ bộ với Barcelona về khả năng chuyển nhượng vào hè 2025.
Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng

Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng

Thế giới số

15:53:03 09/05/2025
Tuổi thọ pin luôn là thách thức lớn nhất đối với người dùng smartphone và xu hướng công nghệ hiện nay càng khiến người dùng lo lắng.