Bố qua đời còn mẹ tái hôn, cậu bé 10 tuổi viết thư cầu cứu, nội dung tiết lộ cuộc sống một mình vô cùng khốn khổ
Sau khi bức thư này được chia sẻ đã thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người.
Ngày 12/10, trang 163 đưa tin, vào ngày 10/10, một câu bé 10 tuổi ở Hán Trung, Thiểm Tây (Trung Quốc) đã đăng một bức thư tay yêu cầu giúp đỡ trên mạng xã hội và nói rằng cậu không được quan tâm, chăm sóc, mong các cơ quan chức năng có liên quan có thể giúp cậu thoát khỏi cảnh này. Không những thế, cậu bé còn tự nhận mình là “đứa trẻ khốn khổ nhất”. Sau khi bức thư này được chia sẻ đã thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người.
Bức thư chia sẻ hoàn cảnh đáng thương nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Đến ngày 11/10, truyền thông sau khi tìm hiểu đã xác định lời kể của cậu bé 10 tuổi này là đúng sự thật. Tuy nhiên, phía truyền thông vẫn chưa thể biết đây là phải là do cậu bé tự viết hay không. Theo điều tra được biết, cậu bé đang học lớp 5 tại trường tiểu học ở thành phố Hán Trung.
Vì bố và ông bà qua đời sớm, nên cậu bé được gửi đến nhà một người thân họ Hùng để được chăm sóc. Tuy nhiên, không lâu sau người thân cũng có con, nên họ đã gửi trả cậu bé về cho mẹ ruột. Đáng tiếc, mẹ ruột tái hôn cũng đang có con, gia đình nhà chồng thứ 2 lại không chấp nhận cậu bé. Trước đó, cậu bé một mình sống trong căn nhà thuê mà người thân họ Hùng thuê.
Cậu bé cho biết mình chỉ mới 10 tuổi, không thể sống một mình được nên mong các cơ quan chức năng có liên quan có thể giúp đỡ cậu vượt qua giai đoạn khó khăn để có thể sống tự lập đến năm 18 tuổi. Bên cạnh đó, đoạn đường từ nhà đến trường khá xa, những hôm trời tối nhanh, không ai đưa đón nên cậu bé rất sợ và mong mọi người giúp đỡ.
Cậu bé 10 tuổi viết thư cầu cứu giúp đỡ.
Ngày 13/10, Phòng giáo dục Hán Trung đã cử người liên lạc với mẹ của đứa trẻ và biết được sự thật. Mẹ ruột của cậu bé cho biết, cô không hề hay biết con mình viết bức thư này. Biết con ở nhà thuê, nhưng vì không thể ở chung nên cô đã ở gần đó và cũng thường xuyên lui tới chăm sóc, đưa đón đi học.
Theo điều tra, đây là bức thư do chủ nhà thuê giúp cậu bé viết. Nội dung trong đó có vài phần là sự thật. Tuy nhiên, đối với những chi tiết mẹ không đón đi học hay mẹ không nấu cơm cho ăn là không đúng.
Video đang HOT
Hiện tại, sự việc đã được phía nhà trường, nơi cậu bé đang theo học kết hợp với phòng giáo dục để đưa ra những biện pháp bảo vệ cụ thể, cũng như bổ sung vào các khoản trợ cấp tương ứng với hoàn cảnh của cậu bé. Ngoài ra, mẹ cậu bé cũng hứa rằng sẽ dành thời gian cho con trai mình nhiều hơn.
Trung Quốc nỗ lực vực dậy vùng nông thôn
Trung Quốc rót hàng tỷ USD để hồi sinh vùng nông thôn, nhưng đối mặt nhiều thách thức như thị trường bất ổn, sự cứng nhắc của địa phương.
Truyền thông Trung Quốc gần đây liên tục đưa tin về các chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới trang trại cá, ruộng lúa và cánh đồng nho ở Ninh Hạ, dạo qua cánh đồng hoa ly ở Sơn Tây hay thăm trang trại nấm ở Thiểm Tây.
Những hình ảnh này phản ánh tầm nhìn về chính sách mới nhất mà ông Tập đề ra, đó là hồi sinh nông thôn. Hàng tỷ USD sẽ được rót vào các dự án cải tạo nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện sinh thái và kết nối với các đô thị lớn, nơi phần lớn khu vực nông thôn xung quanh bị bỏ lại phía sau.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm một trang trại trồng hoa hiên vàng hữu cơ ở quận Vân Châu, thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, hôm 11/5. Ảnh: Xinhua.
Giai đoạn đầu của nỗ lực này được công bố cuối năm 2018 và sẽ kết thúc vào 2022. Giai đoạn tiếp theo là hiện đại hóa nông nghiệp vào 2035 và chuyển đổi hoàn toàn nông thôn vào năm 2050 để khớp với mục tiêu đưa Trung Quốc lên vị thế siêu cường toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình, khi quốc gia này kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm 2049. Trung Quốc đặt mục tiêu biến những khu vực như Sơn Đông hay Cát Lâm thành các vành đai nông nghiệp rộng lớn giống Mỹ.
Tuy nhiên, mục tiêu này đối mặt rất nhiều thách thức. Ở Sơn Đông, hàng nghìn ngôi nhà đã bị phá dỡ từ tháng 3, khi các quan chức chính quyền địa phương cho rằng họ đã được bật đèn xanh để san phẳng khoảng 8.000 căn nhà ở các ngôi làng và lên kế hoạch đưa người dân vào sinh sống ở những thị trấn gần đó.
Nhưng khi một nhóm học giả lên tiếng cảnh báo, người ta mới biết những người nông dân này đang trong tình trạng vô gia cư, bởi nhà của họ bị giải tỏa trước khi thống nhất được thỏa thuận đền bù và tái định cư với chính quyền.
Hồi giữa tháng 6, sau khi một số học giả nêu lên các vụ nông dân bị đuổi khỏi nhà, Li Hu, giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Sơn Đông, thừa nhận chiến dịch sáp nhập làng vào thị trấn đã không được lên kế hoạch thấu đáo và thực hiện đúng cách.
Chiến dịch đã "đe dọa quyền được sống của dân làng", Liu Shouying, trưởng khoa kinh tế Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nói. Chính quyền các địa phương không công bố số liệu về những người bị mất nhà cửa trong quá trình "giải tỏa nông thôn" như vậy.
Kristen Looney, giảng viên đại học Georgetown ở thủ đô Washington, Mỹ, cho rằng giới chức nhiều địa phương ở Trung Quốc đã hiểu sai chính sách "hồi sinh nông thôn" gắn liền với "đô thị hóa kiểu mới" của ông Tập, dẫn đến cách thực hiện sai lầm.
Bà Looney, người từng thực hiện nhiều chuyến thực địa tới Trung Quốc, cho hay một số nông dân Sơn Đông phải chờ tới hai năm để được xây nhà mới và không có gì đảm bảo họ sẽ được vào ở trong các chung cư mới ở thị trấn. "Điều này biến họ trở thành người vô gia cư trong hai năm", bà nói.
Nhà của nông dân bị phá dỡ trong chương trình tái định cư nông thôn ở huyện Lan Lăng, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: Guardian.
Trong vài thập kỷ qua, nhiều ngôi làng nông thôn Trung Quốc trở nên tụt hậu vì vị trí địa lý không thuận lợi, hoặc dân cư trở nên thưa thớt bởi những người có trình độ đã di cư tới các khu vực thành thị ở miền đông để tìm việc và đi học.
Dân làng chủ yếu là người già hoặc trẻ em, ngôi làng chỉ đông đúc mỗi khi xuân đến, bởi người làng từ khắp nơi về quê ăn Tết.
Động thái đầu tiên của ông Tập nhằm giải quyết vấn đề này là đề ra một chương trình xóa đói giảm nghèo năm 2014, trong đó yêu cầu chính quyền địa phương tìm mọi cách nâng thu nhập cho các hộ gia đình lên trên mức nghèo đói 408 USD/năm.
Về lý thuyết, mục tiêu này đang trong tầm tay. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tháng 5 cho hay Trung Quốc có hơn 600 triệu người sống với mức thu nhập 135 USD/tháng, tương đương 1.590 USD/năm.
Covid-19 làm tăng áp lực lên chính phủ trong việc đưa ra cam kết về chuyển đổi kinh tế nông thôn trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia tăng trưởng chậm lại và nhiều người trong số 300 triệu lao động nhập cư của Trung Quốc vẫn ở lại quê sau đợt bùng phát dịch hồi đầu năm.
Công cuộc hồi sinh nông thôn của Trung Quốc đang bắt đầu. Những khẩu hiệu như "nông nghiệp xanh" hay "trang trại điển hình" được sử dụng rộng rãi. Chính quyền địa phương một số nơi ưu tiên các trang trại lớn, quy mô công nghiệp giống ở Mỹ.
Một số nơi khác tìm cách phát triển trang trại quy mô nhỏ hơn theo hướng chuyên môn hóa để mang lại lợi nhuận cao hơn, đặc biệt tại những vùng không có địa thế phát triển nông trại quy mô công nghiệp. Họ ưu tiên phát triển giống hoa quả chuyên canh, giống rau đặc sản, thảo mộc, trà và các sản phẩm tận dụng lợi thế địa lý và khí hậu đặc thù.
Trang trại hữu cơ Teshi cách Thâm Quyến khoảng một giờ lái xe về phía đông bắc là một trong những công ty chuyên cung cấp đặc sản với hy vọng thúc đẩy làn sóng hồi sinh nông thôn.
"Chúng tôi không đặt trọng tâm vào sản xuất, mà là phát triển trang trại thành nền tảng cho những loại hình kinh doanh khác như du lịch, giáo dục và giảng dạy đào tạo kỹ thuật nông nghiệp", Xu Bin, giám đốc Teshi, nói.
Teshi cũng thương thảo với chính quyền địa phương để tiếp quản những trang trại khác trong khu vực. Họ sẽ thuê đất của nông dân và tuyển nông dân làm công nhân, thực hiện kỹ thuật canh tác hữu cơ, để nông dân làm việc như người điều hành các homestay được cải tạo từ nhà của họ.
Teshi đang trong quá trình cải tạo một số công trình lớn gần trang trại thành các trung tâm giáo dục cho sinh viên tới tham quan và trở thành cơ sở dạy học cho thanh niên địa phương. Trung Quốc cũng bắt đầu trợ cấp cho các doanh nhân muốn quay lại quê hương.
Nông dân hái chè ở làng Bang Đông, tỉnh Vân Nam. Ảnh: Matt Chitwood
Tuy nhiên, Matt Chitwood, nghiên cứu viên Viện các Vấn đề Thế giới Đương đại có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho rằng đó là một nỗ lực mạo hiểm. Chitwood đã sống hai năm trong ngôi hàng miền núi Bang Đông, tỉnh Vân Nam.
Tại một nơi như Bang Đông, địa phương có nền kinh tế dựa vào đặc sản nông nghiệp như trà, giá cả hàng hóa thường thay đổi. Giá trà chạm đáy năm 2007-2008, khiến các doanh nhân mới trong làng mất sạch tiền đầu tư.
"Một người bạn của tôi đã bán hết gia súc vào đầu tư trồng chè và mất sạch khoản tiết kiệm cả đời", Chitwood nói.
Ngành công nghiệp trà đang hồi sinh ở khu vực này và trở thành nguồn sinh kế chính của cộng đồng. "Chính sách trợ cấp khuyến khích người dân quay lại, nhưng nếu không có lợi ích đi kèm như nhà máy chế biến hay một lãnh đạo địa phương có tầm nhìn xa để phát triển du lịch hoặc thứ gì đó tương tự, bạn sẽ làm gì?" Chitwood nói. "Tôi cho rằng lúc đó thị trường sẽ quyết định mọi thứ".
Ý tưởng về việc dân làng sẽ tự xây dựng được các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế hiện đại là một thách thức rất lớn. Nhiều người ở đây không được đào tạo hoặc có rất ít kiến thức về kinh doanh cũng như không quen thuộc với thị trường mà họ hướng tới.
"Tôi cho rằng đây là điều khó giải quyết nhất với chính phủ Trung Quốc", Chitwood nói về tình trạng thiếu nhân lực có trình độ kinh tế ở nông thôn. "Đây không phải câu hỏi dễ trả lời. Trong công cuộc hồi sinh nông thôn và xóa đói giảm nghèo, tôi nghĩ chiến lược cốt lõi dài hạn là giáo dục".
Lũ sông Hoàng Hà ngập cầu tham quan thác Hồ Khẩu Cầu tham quan thác Hồ Khẩu, thác đẹp nhất và lớn nhất ở Thiểm Tây, ngập trong nước lũ sông Hoàng Hà hôm 23/8. Chịu ảnh hưởng bởi mưa lớn ở thượng nguồn sông Hoàng Hà và nước lũ xả từ hồ chứa hôm 23/8, đoạn sông Hoàng Hà chảy qua hẻm núi Tấn Thiểm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc xuất hiện đợt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
Có thể bạn quan tâm

1 triệu người "nín thở" nghe Lê Dương Bảo Lâm livestream nói đúng câu này giữa thông tin đã ly thân
Sao việt
10:09:35 18/05/2025
3 điểm đến của Việt Nam lọt vào 'mắt xanh' của du khách Singapore hè này
Du lịch
10:07:38 18/05/2025
Cách bố trí nội thất phòng khách có diện tích hẹp thêm thông thoáng, rộng rãi
Sáng tạo
09:49:42 18/05/2025
Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông
Tin nổi bật
09:22:15 18/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 5: Châu Dã đọ sắc "chị đại" Chompoo Araya, nữ diễn viên Trung Quốc bị tóm khoảnh khắc đáng xấu hổ
Sao âu mỹ
09:06:04 18/05/2025
Bắt giam tài xế gây rối trật tự, tấn công Cảnh sát
Pháp luật
08:58:14 18/05/2025
Bị điều tra khẩn khi đang nô nức dự Cannes 2025, sao nữ hạng A Cbiz hiện ra sao?
Sao châu á
08:41:58 18/05/2025
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiên
Hậu trường phim
08:27:37 18/05/2025
Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước
Mọt game
08:15:43 18/05/2025
6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa
Làm đẹp
08:06:16 18/05/2025