Bộ Quốc phòng Mỹ xem xét rút 10.000 quân đồn trú khỏi châu Âu
Theo kênh NBC News, các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ đang cân nhắc khả năng rút 10.000 quân khỏi khu vực Đông Âu, một động thái gây quan ngại cho các nước trong khu vực.
Binh sĩ Mỹ tham gia cuộc tập trận chung Mỹ – Ba Lan tại Zagan, Ba Lan. Ảnh: AFP/ TTXVN
Lực lượng đang được cân nhắc rút khỏi Đông Âu là một phần trong số 20.000 quân mà chính quyền Tổng thống Biden đã điều động đến khu vực này vào năm 2022 nhằm tăng cường phòng thủ cho các quốc gia giáp biên với Ukraine sau khi cuộc xung đột với Nga nổ ra. Số lượng binh sỹ được rút hiện vẫn đang các quan chức Mỹ thảo luận. Tuy nhiên, phía Mỹ không loại trừ khả năng sẽ đưa ra đề xuất rút tới một nửa số quân mà ông Biden đã điều động.
Các cuộc thảo luận nội bộ về việc giảm hiện diện quân sự của Mỹ tại Romania và Ba Lan diễn ra trong bối cảnh cựu Tổng thống Donald Trump đang tìm cách thuyết phục Tổng thống Putin đồng ý với một lệnh ngừng bắn với Ukraine.
Sáu quan chức giấu tên của Mỹ và châu Âu đã tiết lộ với NBC News rằng nhiều chi tiết về đề xuất này chưa từng được công bố trước đây. Một quan chức châu Âu nhận định nếu Lầu Năm Góc chấp thuận đề xuất trên sẽ làm dấy lên những lo ngại về việc Mỹ đang quay lưng với các đồng minh lâu năm ở khu vực.
Ông Seth Jones, Phó Chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định phía Nga có thể nhận định việc cắt giảm lực lượng đồn trú của Mỹ đồng nghĩa với sự suy yếu của năng lực răn đe. Trong khi đó, nhiều quan chức châu Âu dường như vẫn chưa hết nghi ngại về viễn cảnh một sự can thiệp theo một cách nào đó của Nga đối với “lục địa già”.
Chính quyền Tổng thống Trump từ lâu đã tuyên bố rằng các đồng minh châu Âu cần phải tự chịu trách nhiệm nhiều hơn về vấn đề quốc phòng. Điều này sẽ giúp Mỹ có điều kiện tập trung nguồn lực hướng vào các mục tiêu như Trung Quốc cũng như các ưu tiên khác.
Video đang HOT
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng hồi tháng 2, ông Pete Hegseth đã phát biểu tại Brussels rằng “những thực tế chiến lược rõ ràng không cho phép Mỹ tiếp tục đặt trọng tâm vào an ninh của châu Âu”. Ông nhấn mạnh rằng thay vào đó, Mỹ sẽ tập trung vào việc bảo vệ biên giới phía Nam và đối phó với Trung Quốc.
Ông Elbridge Colby – người sắp được Thượng viện xác nhận làm cố vấn chính sách hàng đầu và là quan chức số 3 của Lầu Năm Góc – cũng kêu gọi dành sự tập trung lớn hơn vào Trung Quốc. Ông Colby phản đối việc tăng thêm viện trợ cho Ukraine và đề xuất giảm số lượng binh sĩ Mỹ ở châu Âu để chuyển hướng đối phó với “mối đe dọa” từ Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa, ông Roger Wicker – Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện – đã chỉ trích cách tiếp cận này trong một phiên điều trần hôm 3/4. “Có một số người tin rằng giờ là lúc để giảm mạnh sự hiện diện quân sự của chúng ta ở châu Âu”, ông Wicker nói.
“Tôi cảm thấy lo ngại trước những quan điểm sai lầm nghiêm trọng và nguy hiểm do một số quan chức cấp trung trong Bộ Quốc phòng. Họ đang thúc đẩy việc Mỹ rút lui khỏi châu Âu, và họ thường làm điều đó mà không có sự phối hợp với Bộ trưởng Quốc phòng”, ông cho biết thêm.
Trong khi đó, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia, ông Brian Hughes, cho biết: “Tổng thống liên tục xem xét việc triển khai lực lượng và các ưu tiên để đảm bảo giữ nước Mỹ trên hết”.
Khi Lầu Năm Góc thực hiện cắt giảm ngân sách dưới thời Tổng thống Trump, việc thu hẹp sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu được nhận định sẽ giúp giải phóng nguồn lực quan trọng. Nguồn lực này có thể được dành cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi các quan chức chính quyền xem là ưu tiên chiến lược cao hơn. Việc hủy bỏ kế hoạch triển khai các đơn vị chiến đấu tới Đông Âu cũng có thể giúp Lục quân Mỹ tiết kiệm ngân sách, trong bối cảnh họ đang tìm cách đầu tư mạnh hơn vào các thiết bị và vũ khí hiện đại hơn.
Hiện Mỹ có khoảng 80.000 binh sĩ đang đồn trú tại châu Âu. Sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào năm 2022, các nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ đều ủng hộ việc duy trì một lực lượng Mỹ đủ lớn dọc theo sườn phía Đông của NATO, coi đó là tín hiệu quan trọng gửi tới Tổng thống Putin rằng Mỹ vẫn cam kết bảo vệ các quốc gia biên giới.
Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Trump đã cam kết sẽ nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tại Ukraine và ông đang thúc đẩy về một thỏa thuận ngừng bắn. Quan điểm của ông Trung đối với Ukraine gần như khác hẳn với người tiền nhiệm Biden – người từng tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí và viện trợ cho Kiev chừng nào còn cần thiết để giành chiến thắng.
Thời gian qua, ông Trump đã gây áp lực buộc Ukraine phải có một số bước nhượng bộ. Ông đã từng đình chỉ hỗ trợ quân sự và tình báo trong một tuần sau khi xảy ra cuộc tranh luận gay gắt công khai với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, và hiện chưa đưa ra cam kết cụ thể nào về viện trợ quân sự của Mỹ trong tương lai.
Ông Ben Hodges – Tướng ba sao đã nghỉ hưu, người từng phụ trách lực lượng Lục quân Mỹ tại châu Âu – đã bày tỏ sự nghi ngại về những phân tích dẫn đến việc các quan chức Mỹ cân nhắc rút quân khỏi khu vực châu Âu.
“Bạn sẽ có ít khả năng răn đe hơn. Bây giờ Ba Lan đang tăng cường năng lực của mình, người Romania cũng vậy, các nước châu Âu khác cũng vậy, nhưng đó sẽ là một lỗ hổng cần phải lấp đầy”, ông Hodges cho biết.
Theo một báo cáo tình báo của Đan Mạch công bố hồi tháng 2, Nga đang theo đuổi việc tái xây dựng và cải tổ quân đội một cách toàn diện, bao gồm hiện đại hóa trang thiết bị và đẩy mạnh sản xuất vũ khí. Báo cáo này cũng nhận định việc cuộc chiến tại Ukraine kết thúc hoặc bị đóng băng, châu Âu có thể đối mặt với những mối nguy từ Nga nếu NATO không tăng cường năng lực phòng thủ.
Lầu Năm Góc xác nhận sa thải tướng tình báo hàng đầu
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sean Parnell ngày 5/4 (giờ Việt Nam) cho biết, tướng Timothy Haugh, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ (USCYBERCOM) đã bị sa thải và cấp phó của ông - bà Wendy Noble cũng bị điều chuyển.
Ông Timothy Haugh. Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sean Parnell cho hay: "Bộ Quốc phòng cảm ơn tướng Timothy Haugh vì hàng chục năm cống hiến cho quốc gia, với đỉnh cao là vai trò lãnh đạo Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ và Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Chúng tôi chúc ông và gia đình mọi điều tốt đẹp".
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không nêu lý do khiến ông Timothy Haugh bị mất chức.
Kênh truyền hình CBS News dẫn một nguồn thạo tin cho hay, Phó Giám đốc USCYBERCOM - Trung tướng William Hartman sẽ đảm trách quyền Giám đốc NSA. Trong khi đó, bà Wendy Noble được điều chuyển sang một công việc trong Văn phòng Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách Tình báo và An ninh.
Trước đó, nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer đã ủng hộ việc sa thải ông Haugh và điều chuyển bà Noble trong cuộc họp với Tổng thống Donald Trump hôm 2/4. Trong một bài đăng trên nền tảng X sáng 4/4, bà Loomer chỉ rõ: "Giám đốc NSA Tim Haugh và Phó Giám đốc Wendy Noble đã không trung thành với Tổng thống Trump. Đó là lý do tại sao họ bị sa thải".
NSA là một trong những cơ quan tình báo hàng đầu của Mỹ, sử dụng công nghệ và hệ thống chuyên biệt để thu thập và phân tích thông tin tình báo. USCYBERCOM thực hiện các hoạt động tấn công, phòng thủ và giám sát các mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ông Haugh được ông Joe Biden tiến cử làm người đứng đầu NSA hồi tháng 5/2023, nhưng đến tháng 12/2023 mới được Thượng viện phê chuẩn. Ở thời điểm đó, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tommy Tuberville trì hoãn tiến trình đề cử nhân sự quân đội suốt nhiều tháng, nhằm phản đối một số chính sách của Lầu Năm Góc.
Cùng ngày, ít nhất sáu quan chức thuộc Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) cũng bị sa thải.
Mỹ điều oanh tạc cơ, tàu sân bay đến Trung Đông sau tuyên bố của ông Trump Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo việc củng cố năng lực quân sự tại khu vực Trung Đông, giữa căng thẳng gia tăng với Iran và chiến dịch đối phó lực lượng Houthi tiếp diễn. Tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ được điều động đến Trung Đông. ẢNH: REUTERS Lầu Năm Góc ngày 1.4 ra thông cáo cho hay Bộ trưởng Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Báo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với Ukraine

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan

Fed công bố kế hoạch cắt giảm 10% nhân sự
Có thể bạn quan tâm

Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?
Netizen
21:34:08 17/05/2025
Công khai loạt tin nhắn mật của Diddy và bạn gái: Cassie yêu đương vật vã, "ông trùm" nhắn 1 câu gây rùng mình!
Sao âu mỹ
21:32:33 17/05/2025
Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến
Tin nổi bật
21:30:42 17/05/2025
Thông tin hiếm của con trai Hồ Quỳnh Hương: Đoạn ghi âm lộ 1 đặc điểm thừa hưởng từ mẹ!
Sao việt
21:17:24 17/05/2025
Đánh giá đồng hồ thông minh Huawei Watch Fit 4: Phù hợp với ai?
Đồ 2-tek
21:10:12 17/05/2025
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?
Sao châu á
21:04:45 17/05/2025
Joaquin Phoenix bật khóc tại LHP Cannes
Hậu trường phim
20:55:36 17/05/2025
'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix
Phim châu á
20:33:08 17/05/2025
Đại tá Công an kể về 8 tiếng tìm kiếm 5 người bị vùi lấp ở dự án thủy điện
Pháp luật
19:50:35 17/05/2025
Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng
Phim âu mỹ
19:47:30 17/05/2025