Bộ Quốc phòng Trung Quốc: Vũ khí ở Biển Đông ‘để đối phó Mỹ’
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25.2 tuyên bố Trung Quốc “thật sự” cần những “vũ khí phòng vệ” trên Biển Đông để đối phó với tiến trình quân sự hóa do Mỹ kích ngòi.
Lính Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi đang bị Bắc Kinh chiếm đóng – Ảnh: Reuters
“Mỹ mới thật sự là kẻ xúc tiến quân sự hóa ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói trong buổi họp báo ngày 25.2.
Ông Ngô còn ngang ngược nói rằng: “Việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên những đảo, đá ở Biển Đông là thật sự cần thiết”, ám chỉ những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và những đảo bị Trung Quốc chiếm phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ông Ngô còn nói Trung Quốc có thể triển khai bất kỳ “vũ khí phòng vệ” nào ở Biển Đông.
Nhiều người bị “hoa mắt” vì truyền thông Mỹ liên tục dựng chuyện về những khí tài quân sự Trung Quốc triển khai ở Biển Đông, ông Ngô tuyên bố. “Lúc thì hệ thống tên lửa phòng không, lúc lại là radar quân sự, rồi đủ loại máy bay – ai biết được ngày mai truyền thông Mỹ sẽ vẽ thêm những loại vũ khí gì khác”, theo lời ông Ngô.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông giống như nước này từng làm ở biển Hoa Đông hay không, ông Ngô nói việc này còn tùy thuộc vào “mức độ đe dọa” mà Trung Quốc phải đối mặt. “Có nhiều yếu tố cần phải cân nhắc”, ông ta cho biết.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc triển khai phi pháp đến đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của VN) – Ảnh: 81.cn
Từ tháng 10.2015 đến nay, Hải quân Mỹ đã hai lần điều tàu chiến áp sát các đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, theo AFP.
Phát biểu trong phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ ngày 24.2, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris cho biết quân đội Mỹ “có thể cân nhắc triển khai thêm một tàu ngầm hạt nhân và tàu khu trục lớp Zumwalt hiện đại nhất (có thể tránh radar và được trang bị tên lửa dẫn đường cũng như pháo bắn bằng điện từ trường) đến vùng Tây Thái Bình Dương để đối phó với những động thái quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.
Các hình ảnh vệ tinh công bố trong tuần này cho thấy Trung Quốc đã đặt các trạm radar trên những đảo nhân tạo xây phi pháp ở Trường Sa. Trung Quốc còn triển khai hệ thống tên lửa đất đối không và mở rộng đường băng để phục vụ các chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa. “Mục đích của Trung Quốc chắc chắn là quân sự hóa Biển Đông”, ông Harris nói.
Phản bác lại điều này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng ông Harris có những tuyên bố trên là chỉ nhằm xin tăng thêm ngân sách quốc phòng.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Việt Nam cảnh báo tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt lo ngại
Việt Nam hôm nay phản đối mạnh mẽ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời khẳng định tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt đáng lo ngại.
Hai khẩu đội tên lửa HQ-9 bố trí trên bờ biển đảo Phú Lâm được vệ tinh phát hiện vào tuần trước. Ảnh: Fox News
"Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hoá ở Biển Đông, mà còn đe doạ đến hoà bình, ổn định ở khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm nay trả lời câu hỏi của VnExpress về thông tin Trung Quốc điều chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đặt hệ thống radar ở một số cấu trúc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Diễn biến gần đây ở khu vực, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy nguyên trạng khu vực đang bị phá vỡ, đặc biệt đáng lo ngại hơn là tình trạng quân sự hoá ở Biển Đông", người phát ngôn cho biết thêm.
Ông Bình cho rằng đây là hai diễn biến hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không của khu vực.
Người phát ngôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì, hoà bình ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ngày 17/2, báo chí Mỹ đưa tin Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp đó, tình báo Mỹ ghi nhận sự hiện diện của các chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11 và Tây An JH-7 trên đảo Phú Lâm. Ngày 23/2, Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết những hình ảnh chụp vào cuối tháng một cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép.
Động thái điều chiến đấu cơ, tên lửa, radar gần đây của Trung Quốc ra các đảo chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa vấp phải sự phản đối của nhiều nước. Mỹ lên án Trung Quốc đang quân sự hoá Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, trong khi Nhật yêu cầu nước này giải thích rõ ràng về hành động điều tên lửa. Australia, New Zealand cũng đồng loạt kêu gọi Trung Quốc ngừng quân sự hoá Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Chiến lược càn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông Lợi dụng sự suy giảm hiện diện của Mỹ trong khu vực, Trung Quốc có những hành động được tính toán kỹ nhằm khiến Mỹ phải nhượng bộ và thoái lui. Lính Trung Quốc trên đảo Phú Lâm của Việt Nam bị nước này chiếm giữ phi pháp. Ảnh: Reuters Chỉ một tuần sau khi truyền thông Mỹ công bố những bức ảnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025