Bộ sách giáo khoa tiểu học mới của Nhật Bản gây tranh cãi ngoại giao
Kể từ tháng 4/2020, bộ sách giáo khoa mới của Nhật Bản, trong đó có các cuốn sách xã hội ghi rõ chủ quyền lãnh thổ của nước này tại các khu vực đang tranh chấp, sẽ chính thức được phép giảng dạy.
(Nguồn: Yonhap)
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kể từ tháng 4/2020, bộ sách giáo khoa mới của Nhật Bản, trong đó có các cuốn sách xã hội ghi rõ chủ quyền lãnh thổ của nước này tại các khu vực đang tranh chấp, sẽ chính thức được phép giảng dạy tại các trường tiểu học.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản chính thức đưa vào giảng dạy vấn đề chủ quyền lãnh thổ từ cấp tiểu học (từ lớp 4 đến lớp 6).
Bộ Văn hóa, Giáo dục, Khoa học công nghệ và Thể thao Nhật Bản (MEXT) khẳng định đây là nội dung có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục công dân Nhật Bản về đất nước mình từ khi còn là một đứa trẻ, từ đó có thể giáo dục lớp trẻ Nhật Bản cách tiếp cận để bảo vệ quê hương đất nước và tiếp tục tích lũy kiến thức sau này.
Video đang HOT
Các cuốn sách xã hội dành cho học sinh tiểu học sửa đổi của Nhật Bản gồm phần bản đồ có số trang tăng thêm 31% so với trước đó, trong đó chỉ rõ chủ quyền của Nhật Bản tại 3 vùng lãnh thổ tranh chấp gồm Lãnh thổ phương Bắc mà Nga gọi là Nam Kuril , quần đảo Takeshima mà Hàn Quốc gọi là Dokdo và quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Không chỉ được biên soạn bằng tiếng Nhật, các cuốn sách xã hội mới còn được xuất bản bằng tiếng Anh với mong muốn truyền bá cho cả người nước ngoài.
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có thông tin về số lượng các trường tiểu học sẽ sử dụng bộ sách giáo khoa mới. Tuy nhiên, bộ sách xã hội nói trên đã được tỉnh Shimane, tỉnh được giao quản lý danh nghĩa hành chính quần đảo tranh chấp Takeshima/Dokdo sử dụng làm tài liệu tham khảo.
Ngay sau khi thông tin trên chính thức được công bố, Hàn Quốc, Trung Quốc đã lập tức có động thái. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại nước này tới để phản đối những sửa đổi về nội dung bộ sách giáo khoa nói trên.
Seoul cho rằng Dokdo/Takeshima là lãnh thổ lịch sử của Hàn Quốc, đồng thời lên án mạnh mẽ việc Nhật Bản thông qua bộ sách có nội dung không chính xác, yêu cầu Nhật Bản hủy bỏ ngay lập tức bộ sách này. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cũng phản đối bộ sách giáo khoa của Nhật Bản, khẳng định Điếu Ngư/Senkaku là lãnh thổ lịch sử của nước này.
Tuy nhiên, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 27/3 bác bỏ các phản đối của Hàn Quốc và Trung Quốc. Ông khẳng định mỗi một quốc gia đều có lập trường riêng và Nhật Bản đang dựa trên lập trường riêng của nước này.
Theo Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, lịch sử và lãnh thổ của Nhật Bản phải được giải thích một cách chính xác cho trẻ em và những bằng chứng xác thực trong cuốn sách là cực kỳ quan trọng. Việc kiểm định bộ sách cũng đã được tổ chức công bằng, khách quan dựa trên thẩm định về cả chuyên môn, học thuật.
Đây không phải là lần đầu tiên căng thẳng giữa Nhật Bản với các nước láng giềng Đông Bắc Á “dậy sóng” liên quan tới lịch sử, lãnh thổ ghi trong sách giáo khoa Nhật Bản. Năm 2001, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đã phản đối hết sức mạnh mẽ việc MEXT thông qua bộ sách giáo khoa lịch sử mới, trong đó hàm ý giảm và minh oan cho những hành động thời chiến của Nhật Bản trong cuộc chiến Nhật-Trung đầu tiên và sự chiếm đóng Triều Tiên năm 1910, cũng như chiến tranh Nhật-Trung lần hai và Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Nhiều cuộc biểu tình chống Nhật Bản cũng đã diễn ra tại hai nước này.
Chế độ quản lý sách giáo khoa của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1947 dựa trên mô hình tương tự Mỹ. Theo đó, nội dung và việc phát hành sách giáo khoa được trao cho nhiều tổ chức; chính phủ, cụ thể là MEXT chỉ đóng vai trò thẩm định, cũng như cấp phép xuất bản. Các khu vực và trường học được quyền tự chọn lựa bộ sách giáo khoa phù hợp để cấp phát, giảng dạy cho học sinh./.
Theo Thành Hữu (TTXVN/Vietnam )
Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Triều Tiên về công dân bị bắt cóc
Ngày 6/3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để tháo gỡ bế tắc trong vấn đề Triều Tiên bắt cóc các công dân Nhật Bản cách đây hàng thập kỷ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu mở đầu buổi gặp mặt các thành viên gia đình của những nạn nhân bị bắt cóc, Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh, ông phải gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để giải quyết vấn đề này.
Cuộc gặp diễn ra một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu ra vấn đề trên trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội, và chuyển tiếp quan điểm của Nhật Bản về vấn đề này tới nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo đề nghị của Thủ tướng Abe.
Thủ tướng Abe đã được Tổng thống Trump thông báo qua điện thoại về những nội dung đã được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội chỉ vài giờ sau khi kết thúc cuộc gặp.
Tiến Trung (TTXVN)
Theo Tintuc
Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai: Nhật Bản phản ứng thận trọng Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết hiện Chính phủ Nhật Bản đang thu thập các thông tin chi tiết và toàn diện liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. (Nguồn: AFP) Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết hiện Chính phủ Nhật...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Boeing tiếp tục tốn tiền vì máy bay 737 MAX

One UI 7 'đổ bộ' lên 4 thiết bị Galaxy tầm trung

Ông Trump dọa áp thuế 25% nếu Apple không sản xuất iPhone tại Mỹ

Quân đội Thái Lan và Trung Quốc đạt 'đồng thuận quan trọng' về chiến lược

Iran dọa đáp trả quyết liệt các cuộc tấn công quân sự từ Israel

Rộ tin Philippines lên lịch luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

Triều Tiên điều tra toàn diện về vụ tai nạn hạ thủy tàu chiến

Quan chức Mỹ - Trung cam kết duy trì các kênh liên lạc mở

Thủ tướng Israel bổ nhiệm lãnh đạo tình báo mới, phớt lờ quy định tòa án

G7 đối mặt thử thách sinh tồn

Hai thẩm phán liên tiếp chặn các chính sách quan trọng của ông Trump

Nhà Trắng 'vi phạm lệnh tòa án' về trục xuất người nhập cư
Có thể bạn quan tâm

Ancelotti chia tay Real Madrid: Người cha và di sản khổng lồ
Sao thể thao
18:19:27 24/05/2025
Đang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặng
Tin nổi bật
18:17:53 24/05/2025
Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng
Xe máy
18:12:23 24/05/2025
Nữ nghệ sĩ từng nhận cát-xê 1 cây vàng/đêm hát, giờ đi dọn vệ sinh, làm móng dạo
Sao việt
18:09:15 24/05/2025
Chống nắng cực chất với mũ rộng vành
Thời trang
18:01:22 24/05/2025
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời
Sao âu mỹ
17:55:48 24/05/2025
Bí mật dưới Kim tự tháp Ai Cập bị phơi bày khi quét radar
Netizen
17:43:40 24/05/2025
Biểu diễn bản phối mới của ca khúc 4 tỷ view, Võ Hạ Trâm bị chê lên "gân cốt", kém thần thái
Nhạc việt
17:36:29 24/05/2025
AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản
Thế giới số
17:21:19 24/05/2025
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện
Ôtô
17:18:21 24/05/2025