Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra vụ “hoán đổi đất 25 năm”
Ngày 5/1, nguồn tin từ UBND TP.HCM cho hay, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa kết thúc đợt làm việc với UBND và các sở, ngành TP.HCM liên quan đến vụ “hoán đổi đất 25 năm, đất vẫn chưa đến tay doanh nghiệp”. Sự vụ đã được báo Dân Việt phản ánh trong tháng 11 và 12/2019.
Ngày 5/12/2019, Bộ TNMT đã ra văn bản số 6456/BTNMT-TTr, gửi UBND TP.HCM cho biết, Bộ sẽ thành lập đoàn công tác giải quyết phản ánh, kiến nghị của Công ty TNHH Thuận Hưng. Đoàn công tác sẽ kiểm tra, rà soát lại nội dung phản ánh, khiếu nại, kiến nghị, đề xuất Bộ trưởng Bộ TNMT biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật. Thời gian đoàn công tác làm việc là 30 ngày.
Ngày 30 và 31/12/2019 vừa qua, đoàn công tác của Bộ TNMT đã vào TP.HCM. Đoàn đã làm việc với các đơn vị về khiếu nại của Công ty Thuận Hưng, liên quan đến khu đất 8,3ha thuộc Trung tâm thương mại Bình Điền.
Ngoài ra, đoàn đã tiếp xúc với các bên liên quan trong vụ việc này như: Satra, Công ty cổ phần Bình Điền, Sở Tài chính, Cục thuế TP.HCM, Phòng Tài chính – Kế hoạch quận 8…
Hình ảnh một góc khu đất 8,3ha thuộc dự án “Tổng kho” của Công ty Thuận Hưng. Sau phản ánh của báo chí, bất ngờ xuất hiện cảnh tượng làm tường rào mặt sau của khu đất. Ảnh: Hoàng Hưng
Được biết, trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng ban hành công văn số 8593/VPCP-V.I ngày 24/9/2019. Văn bản này nêu rõ việc Công ty Thuận Hưng đã có văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ phản ánh nội dung liên quan đến Quyết định số 6525/QĐ-UBND ngày 8/12/2015 của UBND TP.HCM (do ông Nguyễn Hữu Tín – Phó Chủ tịch UBND TP ký – PV), về việc thu hồi đất của Công ty và cho doanh nghiệp khác thuê.
Theo công văn 8593, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã có ý kiến chỉ đạo Bộ TNMT chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM kiểm tra, xem xét nội dung phản ánh, kiến nghị của Công ty TNHH Thuận Hưng, để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/1/2020.
Video đang HOT
Như loạt bài điều tra trên Dân Việt, cách đây 25 năm (năm 1994), Công ty TNHH Thuận Hưng được Chính phủ cấp phép làm chủ đầu tư dự án xây dựng “Tổng kho nông sản” tại phường 7, quận 8, TP.HCM.
Công ty Thuận Hưng đã tự bỏ tiền giải phóng mặt bằng, bồi thường cho 28 hộ dân mới có được 10,6ha đất. Thuận Hưng đã nộp 50% phí sử dụng đất. Nhưng sau đó, tháng 9/1994, TP.HCM cấp phép xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng chồng lấn lên 10,6ha đất của Công ty Thuận Hưng.
Vì là dự án lớn của TP.HCM, UBND TP.HCM thuyết phục Công ty Thuận Hưng “hoán đổi đất” để giao đất của Thuận Hưng cho xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Năm 1996, UBND TP đã giao 10,6ha đất khác cho Công ty Thuận Hưng, theo diện thuê đất. Đồng thời, UBND TP đã cấp sổ đỏ cho Thuận Hưng.
Sau khi thôn tính 8,3ha đất của Công ty Thuận Hưng, hiện Công ty CP Bình Điền đang rào xung quanh khu đất. Ảnh: Hoàng Hưng
Bất ngờ, năm 2005, dự án Trung tâm thương mại Bình Điền kề bên dự án của Thuận Hưng lại tiếp tục chồng lấn 2,3ha đất của Công ty Thuận Hưng. Một lần nữa, UBND TP lại đề nghị Thuận Hưng hoán đổi 2,3ha đất chỗ khác, dành 2,3ha đất của Thuận Hưng cho dự án chợ đầu mối Bình Điền.
Điều đáng nói, dự án “tổng kho” của Công ty Thuận Hưng còn lại 8,3ha, nhưng năm 2005, cũng bị Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) – chủ đầu tư Trung tâm thương mại Bình Điền “tham mưu” UBND.TP, yêu cầu Thuận Hưng bán lại cho Satra, với giá 186 tỷ đồng (?).
Song, trên thực tế khi thực hiện bán đất, thì 8,3ha đất lại vào tay Công ty cổ phần Bình Điền (71% vốn của Việt kiều Mỹ, 29% vốn của Satra).
Tuy nhiên, việc “tham mưu” bán đất này vi phạm luật pháp, bị Phó Chủ tịch UBND TP là bà Nguyễn Thị Hồng “tuýt còi”, yêu cầu dừng vào tháng 12/2008. Thanh tra TP.HCM cũng cảnh báo việc bán đất trên là không đúng luật… Sau đó, các bên đã thoả thuận trả lại đất cho Thuận Hưng, để Thuận Hưng tiếp tục thực hiện dự án. Công ty Thuận Hưng sẽ hoàn trả lại Công ty Bình Điền 149,5 tỷ đồng.
Bên trong khu đất, suốt 2 thập kỷ qua vẫn là khu đất hoang hóa. Ảnh: Hoàng Hưng
Nhưng trong lúc các bên đang thực hiện hoàn trả đất, tiền, năm 2015, ông Đào Anh Kiệt – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ra văn bản tham mưu cho ông Nguyễn Hữu Tín (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM lúc đó) thu hồi 8,3ha đất của Thuận Hưng để giao cho Công ty cổ phần Bình Điền.
Việc thu hồi và giao đất này cho Bình Điền bất chấp vi phạm luật pháp và chỉ đạo “tuýt còi” trước đó của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hồng và cảnh báo phạm luật của Thanh tra TP.HCM.
Riêng 2,3ha mà UBND TP hứa hoán đổi ở chỗ khác cho Công ty Thuận Hưng, đến nay, sau 25 năm, UBND TP vẫn chưa ra quyết định giao đất hay cấp Giấy chứng nhận cho Công ty Thuận Hưng. Trong khi đó, 8,3ha đất của dự án “tổng kho” của Công ty Thuận Hưng hiện tại đang bị Công ty cổ phần Bình Điền thâu tóm, bỏ hoang hóa, kề bên Trung tâm thương mại Bình Điền.
Theo danviet.vn
Khó khăn trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, nhất là nhu cầu cao của người dân trong tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) cả về số lượng, thành phần.
Tuy nhiên, do việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH chưa tốt đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi.
Công nhân vệ sinh môi trường thu gom rác thải sinh hoạt tại Tân Triều, Thanh Trì (Hà Nội). Ảnh: HOÀNG MINH
Số liệu thống kê từ các địa phương cho thấy: Ước tính mỗi ngày cả nước phát sinh hơn 61 nghìn tấn CTRSH, trong đó tại khu vực đô thị là hơn 37 nghìn tấn và khu vực nông thôn là hơn 24 nghìn tấn. Các địa phương có khối lượng phát sinh lớn như TP Hồ Chí Minh (9.100 tấn), Hà Nội (6.500 tấn), Thanh Hóa (2.246 tấn), Bình Dương (1.764 tấn), ồng Nai (1.838 tấn)... Trong khi đó, tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSH tại khu vực đô thị mới đạt khoảng 85%; tại khu vực nông thôn còn thấp (trung bình từ 40 đến 55%)... áng chú ý, Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 40/2019/N-CP ngày 13-5-2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất rõ trách nhiệm của chủ phát thải nguồn thải CTRSH phải thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn. Nhưng thực tế cho thấy, phần lớn CTRSH chưa được phân loại tại nguồn; việc phân loại mới chỉ được thực hiện tại một số địa phương.
Mặt khác, việc thu gom vận chuyển được thực hiện khác nhau giữa đô thị và nông thôn, giữa các địa phương và thậm chí giữa các vùng trong cùng một địa phương. Cụ thể như, tại đô thị, chất thải phát sinh tại các hộ gia đình thông thường được các đơn vị thu gom theo giờ nhất định, các phương tiện xe thủ công được người thu gom sử dụng để chuyển rác thải ra các điểm tập kết, từ đó đưa lên xe vận chuyển về cơ sở xử lý hoặc về trạm trung chuyển trước khi chuyển về cơ sở xử lý. Khu vực nông thôn, nhiều địa phương đã có các tổ tự quản, hội phụ nữ thu gom chất thải theo tần suất nhất định và chuyển đến điểm tập kết để các công ty môi trường đô thị vận chuyển về cơ sở xử lý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không được thu gom dẫn đến việc hình thành các bãi rác tạm gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn. Công tác vận chuyển hiện cũng gặp nhiều khó khăn, các bãi chôn lấp chất thải thường ở xa khu dân cư làm tăng chi phí vận chuyển. Trong khi đó, mức phí vệ sinh môi trường (giá dịch vụ thu gom, vận chuyển) thu từ các hộ gia đình mới chỉ chi trả được một phần cho hoạt động thu gom chất thải, không đủ để chi trả cũng như duy trì cho hoạt động vận chuyển. Bên cạnh đó, chính quyền ở nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm về quản lý chất thải rắn (CTR) theo quy định. Nhận thức của người dân trong thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR còn nhiều hạn chế, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH, chưa đóng phí vệ sinh môi trường đầy đủ. Trong khi đó, ý thức của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải chưa cao, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR ở nhiều nơi còn mang tính chất cộng đồng, nên chưa thúc đẩy được tính chuyên nghiệp của các tổ dịch vụ, hợp tác xã, công ty dịch vụ môi trường...
Quyết định 491/Q-TTg, ngày 7-5-2018, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu đến năm 2025, có tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; 80% lượng CTRSH phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường... ể thực hiện được mục tiêu nêu trên, các địa phương cần đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai có hiệu quả chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và năng lực quản lý CTR của địa phương; huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Xây dựng lộ trình giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương bảo đảm chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển tiến tới bù đắp chi phí xử lý, giảm dần hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; tổ chức thí điểm thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH dựa trên khối lượng chất thải...
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan, chính quyền các địa phương rà soát, đánh giá việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch về quản lý CTRSH (quy hoạch cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm và quy hoạch cấp địa phương); xây dựng, hoàn thiện và lồng ghép các quy hoạch quản lý CTRSH cấp vùng và cấp địa phương vào quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTR, thải bỏ CTR đúng nơi quy định. ồng thời, đưa nội dung quản lý CTR bao gồm ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng quy định vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng đào tạo cán bộ tại các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cấp học phổ thông...
TRUNG TUYẾN
Theo NDĐT
Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính. Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh Ký kết với...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện

Hiện trường ngổn ngang vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội

Dột ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Thi công không đảm bảo?

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức
Có thể bạn quan tâm

HIEUTHUHAI: Rapper đình đám và quá khứ "táo bạo" bị đào lại netizen ngỡ ngàng
Sao việt
14:13:52 10/05/2025
"Biến lớn" trước thềm concert D-6 Anh Trai Say Hi: 1 nam ca sĩ bị tấn công vì "cướp" tiết mục 23 triệu view của RHYDER?
Nhạc việt
14:03:50 10/05/2025
Trước thềm sang Việt Nam làm concert, "em gái BLACKPINK" thông báo 1 tin sốc
Nhạc quốc tế
13:55:02 10/05/2025
Nam thần Sở Kiều Truyện ly dị con vua sòng bài, ra đi "tay trắng", lý do sốc?
Sao châu á
13:53:07 10/05/2025
Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại
Thế giới
13:16:59 10/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, công suất 375 mã lực, 'uống xăng như ngửi', giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
13:13:13 10/05/2025
Giải pháp hạn chế tiết dầu cho da dầu vào mùa hè
Làm đẹp
12:34:30 10/05/2025
Harley-Davidson Ultra Limited 2024 giá từ 1,4 tỷ đồng
Xe máy
12:32:34 10/05/2025
Trải nghiệm cảm giác ngủ trên vách đá cao 1.600m với giá hơn 350 nghìn đồng
Du lịch
11:58:41 10/05/2025
Phong cách Y2K đang trở lại táo bạo và đầy cá tính
Thời trang
11:51:56 10/05/2025