Bỏ thi THPT quốc gia 2020: Công sức ôn luyện của thí sinh sẽ ‘đổ sông đổ bể’
Nhiều thí sinh lo lắng nếu kỳ thi THPT quốc gia 2020 không diễn ra, công sức cố gắng ôn luyện trong năm học coi như “đổ sông đổ bể”.
Bộ GD&ĐT vừa trình Chính phủ hai phương án chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, trong đó có phương án bỏ kỳ thi ở tình huống xấu nhất.
Theo các chuyên gia, nếu kỳ thi không thể diễn ra sẽ gây nhiều xáo trộn cho các trường đại học và xã hội. Học sinh cũng lo lắng nếu kỳ thi này bị huỷ bỏ.
Muốn giữ nhiều hơn bỏ
Lê Trung Kiên, học sinh lớp 12 trường THPT Chu Văn An, Hà Nội mong kỳ thi THPT quốc gia năm nay diễn ra bình thường. Em cho rằng có thể giảm tải thêm nữa một số kiến thức ở các môn thi, nhất là phạm vi học kỳ II. Còn lại cần đảm bảo đủ 9 môn thi để học sinh xét tuyển vào đại học.
Việc chọn trường đại học, khối học, thi ra sao… gần như được học sinh lên kế hoạch và vạch định sẵn từ đầu năm học, chứ không đợi đến bây giờ mới làm.
Mặc dù học qua truyền hình, làm bài tập thầy cô giáo giao qua trực tuyến đúng là còn nhiều hạn chế, khó có thể so sánh với chất lượng khi học ở trên lớp, nhưng đó cũng là cách học, ôn luyện tốt nhất hiện nay của học sinh nói chung và nhất là khối lớp 12 nói riêng.
“Nếu kỳ thi THPT quốc gia năm nay không thể diễn ra sẽ là sự tiếc nuối và không công bằng. Không công bằng vì chúng em dành nhiều thời gian ôn luyện, kỳ vọng suốt cả năm học qua. Không công bằng vì xét tuyển đầu vào các trường đại học, bạn giỏi ở trường này, không có nghĩa giỏi ở trường khác…”, học sinh nói.
Nhiều học sinh mong muốn kỳ thi THPT quốc gia 2020 được giữ ổn định.
Hoàng Thị Kim Ngân, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Hùng Vương ủng hộ phương án giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia 2020. Bởi đây là kỳ thi quan trọng, Ngân và các bạn đã cố gắng học suốt 3 năm qua vì một mục tiêu cuối cùng là có được tấm vé vào đại học.
Nữ sinh dự định đăng ký xét tuyển vào Đại học Y Hà Nội và Đại học Ngoại thương – đều là những trường có điểm cao gần tuyệt đối 8-9 điểm/môn thi. Nếu kỳ thi không thể diễn ra, công sức cố gắng ôn luyện của nữ sinh coi như sẽ “đổ sông đổ bể”.
Nếu xét tuyển học bạ cấp 3 vào những ngành quan trọng như vậy thì chất lượng thí sinh không thể đồng đều, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học trong trường và tốt nghiệp đại học sau này.
Do đó, Kim Ngân cho rằng, nếu THPT quốc gia không diễn ra thì cần có cách thức tuyển sinh khác đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh thay vì xét tuyển bằng học bạ.
Em Nguyễn Văn Sơn, học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc dự định sẽ đăng ký khối A00, ngành Kỹ thuật điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội. Nam sinh lo lắng, nếu kỳ thi năm không diễn ra thì phải tham gia kỳ thi tuyển sinh riêng của Đại học Bách khoa Hà Nội, không có đề minh hoạ, không có kiến thức giảm tải, trọng tâm, bài thi tự luận… điều đó làm gia tăng áp lực thi cử lên gấp đôi cho học sinh.
Trong khi đó, bạn Lê Công Thành, trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội cho rằng nên xét tốt nghiệp THPT. Việc học trực tuyến và trên truyền hình gần như không hiệu quả, không thể mang kiến thức như vậy để thi.
Theo Thành, các tiết học trên truyền hình là tương tác một chiều, nhiều bài tập khó hiểu mà không biết hỏi ai. Học trực tuyến trên phần mềm, mạng yếu, lớp đông, chưa kịp hỏi kiến thức vướng mắc đã hết tiết chuyển sang môn học khác. “ Những ngày qua chúng em cảm thấy bối rối vô cùng”, Thành nói.
Công Thành dự kiến đăng ký xét tuyển khối D01 vào Đại học Khoa học tự nhiên nhưng với việc học không chất lượng như hiện nay, em rất lo lắng. Cậu bạn cho rằng cần có một phương án khác như xét tốt nghiệp kết hợp với các bài thi đánh giá năng lực, bài thi tự luận, phỏng vấn trực tiếp…
Các địa phương đang rà soát, tính toán đảm bảo hoàn thành năm học trước 15/7.
Vẫn đủ thời gian cho học sinh ôn thi
Ông Lương Văn Việt, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương cho biết, từ ngày 2/3 tỉnh cho học sinh THPT đi học trở lại. Đến thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, học sinh THPT của Hải Dương học tập trung tại trường được 4 tuần.
Theo rà soát chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT, Sở tính toán khối lượng kiến thức còn phải dạy ở các môn học lớp 12 nhiều nhất là 11 tuần, môn ít nhất cần 4 tuần để kết thúc năm học.
Ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn cho biết, học sinh THPT học được hơn một tháng kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Theo chương trình chưa tinh giản thì học kỳ 2 lớp 12 có 18 tuần, học sinh tỉnh Bắc Kạn đã học được 5 tuần nên còn 13 tuần. Sau khi Bộ GD&ĐT tinh giản chương trình, khối lượng và thời lượng kiến thức cần học được rút ngắn lại. “ Chúng tôi tính toán, nếu học sinh đi học dù muộn hơn một chút so với mốc 15/6, thì các em vẫn hoàn thành được chương trình và dự thi THPT quốc gia”, ông Quyên nói.
Tại Nam Định, trong suốt thời gian học sinh nghỉ do dịch, tỉnh tổ chức dạy học trên truyền hình và internet cho học sinh, kết hợp với đánh giá thường xuyên để theo sát tiến độ hểu bài của học sinh.
Do đó, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho rằng, tỉnh hoàn toàn có thể đáp ứng được việc kết thúc năm học trước 15/7 như khung thời gian quy định của Bộ. Học sinh lớp 12 cũng đảm bảo được cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản theo chương trình đã tinh giản và ôn tập dự thi THPT quốc gia.
Video: Học sinh, sinh viên học trực tuyến mùa dịch COVID-19
Hà Cường
"Đưa trường học đến thí sinh 2020": Băn khoăn chọn ngành sau đại dịch Covid-19
Nhiều trường tại TP HCM có điều chỉnh, thay đổi trong phương thức xét tuyển. Điều này tác động rất lớn đến việc xét tuyển, chọn ngành, chọn trường của thí sinh
Chương trình tư vấn trực tuyến - truyền hình "Đưa trường học đến thí sinh" lần thứ 19 - 2020, do Báo Người Lao Động tổ chức, Đài Truyền hình TP HCM (HTV) phối hợp thực hiện ngày 16-4, với chủ đề "Thi đánh giá năng lực và xét tuyển ĐH" đã thu hút nhiều câu hỏi hay.
40.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực
Chương trình tổ chức ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia 2020, trong đó xem xét giảm số môn thi phù hợp, đề thi cũng sẽ giảm nhẹ theo yêu cầu nên đã thu hút sự theo dõi của rất nhiều phụ huynh - học sinh.
Trước khi chương trình diễn ra, hàng loạt câu hỏi của phụ huynh, học sinh đã được gửi đến chương trình. Theo các khách mời, những câu hỏi mang đầy tính thời sự, thể hiện sự quan tâm đặc biệt trước những điều chỉnh của mùa thi năm nay.
Tại TP HCM, kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG TP HCM tổ chức từ năm 2018 được xem là thước đo tin cậy để các trường dùng kết quả xét tuyển. Theo TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng Đào tạo, ĐHQG TP HCM - kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP HCM dự kiến 2 đợt vào ngày 31-5 và 10-7 nhưng hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chưa biết cụ thể ngày học sinh trở lại trường nên chắc chắn kỳ thi sẽ được điều chỉnh lại. ĐHQG TP HCM đã chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức trên nguyên tắc bảo đảm an toàn. Hiện có hơn 40.000 thí sinh đăng ký xét tuyển từ kỳ thi này.
Khách mời trao đổi và trả lời câu hỏi của học sinh, phụ huynh trong chương trình sáng 16-4.Ảnh: TẤN THẠNH
Theo TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, lẽ ra tại thời điểm này (từ ngày 1 đến 20-4 hằng năm) thí sinh phải đăng ký nguyện vọng nhưng năm nay còn chờ tình hình mới. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên đây đã là lần điều chỉnh thứ 2 của Bộ GD-ĐT về thời gian thi. Đến thời điểm này, theo hướng dẫn của bộ, nếu kỳ thi diễn ra thì mọi việc sẽ trở lại bình thường như mọi năm. Đối với xét tuyển đã có sự điều chỉnh. Điển hình như kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM thu hút thí sinh nhiều hơn. Đối với xét tuyển bằng học bạ, theo đánh giá của các trường qua các đợt xét tuyển, đây là phương thức có độ an toàn, đánh giá được cả quá trình, khắc phục được tình trạng "học tài thi phận", có thể lấy điểm 3 học kỳ, 5 học kỳ.
Cũng theo TS Nguyễn Quốc Chính, năm nay do ảnh hưởng dịch, chương trình phổ thông có điều chỉnh và giảm tải, theo thông báo gần nhất, đề thi cũng có giảm tải tương ứng. Năm 2020, các bài thi ĐGNL vẫn giữ độ khó ổn định, song quá trình xây dựng đề cũng bám theo chương trình thực tiễn, đặt câu hỏi dựa vào kiến thức đã được học, độ khó không thay đổi nhưng kiến thức trong chương trình giảm tải sẽ hạn chế sử dụng.
Năm nay, dự kiến giữa tháng 5, ĐHQG TP HCM sẽ mở cổng đăng ký xét tuyển nguyện vọng các trường thành viên. Điểm mới năm 2020 là cổng đăng ký xét tuyển có khả năng mở cho các trường ĐH ngoài, hiện tại đã có 15 trường ĐH, CĐ đồng ý cùng tham gia xây dựng hệ thống xét tuyển chung, việc này dễ dàng hơn cho thí sinh đăng ký xét tuyển. Dự kiến kỳ thi đánh giá năng lực sẽ tổ chức ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Quan tâm các ngành vực dậy nền kinh tế
Trước tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành nghề, chương trình tư vấn nhận được nhiều câu hỏi của thí sinh liên quan đến cơ hội việc làm trong tương lai. Thí sinh Hà Linh từ Cần Thơ hỏi: "Thời gian gần đây, người ta quan tâm nhiều đến lúa gạo, rồi mua cây xanh rất nhiều. Có phải nhu cầu nhân lực về các ngành nông - lâm nghiệp sẽ trở lại hay không?".
Theo TS Trần Đình Lý, gạo nói riêng và một số mặt hàng nông lâm thủy sản thì nước ta ở tốp nhất nhì thế giới về xuất khẩu. Đây là vấn đề liên quan đến năng lực chứ không phải chỉ phát sinh trong mùa dịch. Lấy câu chuyện từ gạo, để làm ra sản phẩm này còn liên quan đến nhiều ngành nghề khác mà các em có thể quan tâm. Thực tế hiện nay, ở lĩnh vực cây trồng, các em có thể đăng ký ngành nông học và một số ngành liên quan, lĩnh vực hỗ trợ cây trồng như lâm nghiệp đô thị, công nghiệp chế biến lâm sản, trang trí nội thất làm đẹp cho các khu nhà.
Một thí sinh khác hỏi muốn học cơ khí hoặc ngành liên quan đến sửa chữa ôtô, liệu ngành này có tương lai? TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết: khối ngành kỹ thuật công nghệ trường đã đào tạo từ rất lâu, trường có các phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Trường đi theo hướng kiểm định chương trình theo chuẩn quốc tế, trong nước.
Đối với ngành ôtô, thí sinh hãy ghi ra hàng loạt trường có đào tạo ngành này rồi tham khảo điểm chuẩn các năm để đặt nguyện vọng. Ngành ôtô nhiều năm nay được học sinh rất quan tâm và điểm chuẩn cũng rất cao. Mỗi trường có thế mạnh riêng nên học sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin để chọn trường yêu thích.
Trong khi đó, thí sinh Diệu Ánh đến từ quận 7 - TP HCM, hỏi: các môn toán, hóa, sinh chỉ tầm 6,5 - 7 điểm vậy xét tuyển vào ngành nào khối y dược của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là phù hợp? ThS Nguyễn Quỳnh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và tính mạng con người nên để học tốt cần năng lực học tập tốt.
Đối với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, yêu cầu với nhóm 1 (y khoa, dược) học sinh phải có học lực giỏi năm lớp 12 và học lực khá đối với nhóm 2 (y tế dự phòng, điều dưỡng). Với mức điểm trung bình các môn 7 điểm thì có thể đăng ký xét tuyển vào nhóm 2, đối với nhóm 1 thì cần phải cố gắng hơn.
Chương trình sẽ được phát sóng trên kênh HTV Key vào lúc 11-12 giờ thứ bảy (18-4), phát lại vào 9-10 giờ chủ nhật (19-4).
Nên đăng ký hết các phương thức
Theo TS Nguyễn Quốc Chính, năm nay ĐHQG TP HCM vẫn có 5 phương thức tuyển sinh. Đối với ngành nghề mình quan tâm, nếu đủ điều kiện xét tuyển bằng phương thức nào thì đăng ký tham dự. Hoặc nên đăng ký xét tuyển bằng tất cả các phương thức. Cách đặt nguyện vọng thì rất đơn giản, ngành nào muốn học nhất thì đặt đầu tiên, tiếp sau đó là những nguyện vọng khác. Thí sinh nên sử dụng tối đa các phương thức xét tuyển để khả năng trúng tuyển được cao nhất.
Cách thức tổ chức chương trình phù hợp
Sau khi chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2020 được phát sóng trên HTV Key của Đài Truyền hình TP HCM, nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng sự thay đổi của chương trình có chuyển biến tốt và phù hợp với mùa dịch Covid-19.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, nhận xét kỹ thuật thu hình, ghi hình chuyên nghiệp, rất tốt. Hình ảnh phát trên HTV Key rõ nét. Sân khấu thu hình đẹp, đạt các yêu cầu về giãn cách. Về nội dung kịch bản tốt, bảo đảm các nội dung học sinh quan tâm. Thời lượng một chương trình ở mức thích hợp 60 - 90 phút (hiện nay có một số chương trình 120 phút thì hơi dài nhưng nếu chỉ 45 phút thì lại ngắn so với yêu cầu cung cấp thông tin cho học sinh). TS Nghĩa cho rằng cần tổ chức thêm nhiều chương trình để đem lại thông tin bổ ích cho học sinh.
TS Trần Đình Lý cho rằng việc Báo Người Lao Động phối hợp với Đài Truyền hình TP HCM tổ chức "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2020 trong thời gian học sinh nghỉ học vì Covid-19 là cách thức hiệu quả cho thí sinh vì "nhiều thông tin - ít di chuyển". Đặc biệt, chương trình vẫn giữ nét riêng, xuyên suốt đó là dành phần lớn thời lượng để hướng nghiệp cho học sinh, giúp các em chọn ngành, nghề phù hợp.
Xét tốt nghiệp, tuyển sinh bằng điểm học bạ: Lo ngại thiếu khách quan Tình huống xấu nhất, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ không thể diễn ra. Một trong những giải pháp được đưa ra là xét tốt nghiệp THPT cho học sinh và các trường đại học tuyển sinh bằng điểm học bạ. Nhiều học sinh và chuyên gia đề cho rằng nếu có thể tổ chức...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết
Sao châu á
15:41:33 18/05/2025
Angelina Jolie làm lóa mắt Cannes
Sao âu mỹ
15:37:35 18/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
Sao việt
15:26:29 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Xử lý nhóm người hành hung hội đồng du khách nước ngoài ở phố Tây TPHCM
Tin nổi bật
15:16:42 18/05/2025
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số
Du lịch
15:09:38 18/05/2025
Ngoại hình của em gái Cường Đô La ở hiện tại gây chú ý
Netizen
15:02:39 18/05/2025
Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu
Lạ vui
14:59:26 18/05/2025
Phương Mỹ Chi bật mí nhiệm vụ được giao bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính
Nhạc việt
14:57:25 18/05/2025
Dùng 1 sợi dây + 1 chiếc đũa, tôi "cứu nguy" cho vòi nước, tiết kiệm cả trăm nghìn!
Sáng tạo
14:49:02 18/05/2025