Bỏ tử hình với tội danh đầu hàng địch?
Ngày 15.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Nhiều vấn đề mới đã được nêu ra. Theo dự thảo bộ luật, tội “đầu hàng địch” sẽ bỏ hình phạt tử hình, thay vào đó mức án cao nhất của tội danh này là tù chung thân.
Cho ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho rằng, cần phải làm rõ phản bội Tổ quốc nội hàm của nó là những hành vi gì. Trong khi phản bội Tổ quốc được coi là tội nặng nhất, có mức án cao nhất là tử hình. “Đầu hàng địch có phải là phản bội Tổ quốc không? Tôi đề nghị cần hết sức cân nhắc để đưa nội dung này vào, với văn hóa quân sự nước ta thì điều này là hết sức quan trọng, liên quan truyền thống quân sự từ hàng ngàn năm lịch sử chứ không phải bây giờ” – ông Khoa nêu quan điểm.
Về vấn đề này, ông Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), lý giải: Đúng như Hiến pháp đã đề cập, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. Trong dự thảo bộ luật, tội danh này không bỏ hình phạt tử hình. Với việc đầu hàng địch, có thể người lính đầu hàng ở vào những hoàn cảnh khác nhau, còn phản bội Tổ quốc là sự cấu kết âm mưu, có tổ chức, mức độ của hành vi nguy hiểm khác.
Đáp lại ý kiến trên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa nói: “Nếu trong chiến đấu, người lính đầu hàng địch là chỉ huy có quyền bắn ngay chứ không phải chờ kết án, còn chuyện bị bắt làm tù binh là khác. Vì vậy, quy định về hành vi này cần phải rõ”.
Chủ nhiệm Ủy ban An ninh – Quốc phòng Nguyễn Kim Khoa.
Với đề xuất không áp dụng hình phạt tử hình với người trên 75 tuổi phạm tội thì có nhiều ý kiến đồng tình. Ông Phan Trung Lý cho rằng, chúng ta đang tìm cách để giảm bớt hình phạt tử hình. Người 75 tuổi sống không còn sống được bao lâu nữa nên khi phạm tội, hình phạt cao nhất với họ án chung thân là hợp lý.
Về tội phạm kinh tế, chức vụ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, tội tham ô, nhận hối lộ là tội phạm tham nhũng, đề nghị giữ hình phạt cao nhất là tử hình để răn đe. Nhưng trường hợp người tham ô mà trả lại tiền tham ô và có khai báo, giúp cơ quan điều tra phá án thì nên giảm không áp dụng hình phạt tử hình.
Video đang HOT
Theo Danviet
"Xử" thế nào nếu Nguyễn Hải Dương đòi "quyền im lặng" khi bị bắt?
Quy định bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can, bị cáo đã được UB Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung tại phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi trong khuôn khổ hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 26/8.
Cụ thể, điều luật quy định việc này giới hạn lại phạm vi áp dụng, chỉ bắt buộc việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra được ghi âm, ghi hình. Còn tại các địa điểm khác thì có thể ghi âm, ghi hình khi cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng xét thấy cần thiết.
Việc chỉnh lý dự thảo Bộ luật được khẳng định là căn cứ trên các ý kiến, góp ý của Thường vụ sau phiên họp thứ 40 vừa diễn ra một tuần trước đó.
Không hài lòng với hướng điều chỉnh này, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng ở mọi địa điểm nếu muốn thì hoàn toàn có thể ghi âm vì điện thoại bây giờ cũng có thể ghi âm được. Theo ông Hùng, nếu bị can có nhu cầu tự ghi âm hoặc yêu cầu phải ghi âm khi hỏi cung thì cũng phải được đáp ứng mới đảm bảo sự minh bạch.
Đồng tình với đại biểu Hùng, đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) đặt vấn đề là ngoài hai cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra thì có nên hỏi cung ở địa điểm khác không? Ông Độ lập luận, lấy lời khai thì có thể ở bất cứ chỗ nào còn đã khỏi tố chỉ hỏi cung ở hai nơi là cơ sở giam giữ và trụ sở cơ quan điều tra và ở hai chỗ này thì bắt buộc phải ghi âm ghi hình.
Đại biểu Độ cũng nhận xét, quy định như dự thảo thì rất hình thức.
Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), luật hiện hành quy định có thể tiến hành hỏi cung ở nơi tiến hành điều tra hoặc nơi ở. Nhưng khái niệm nơi tiến hành điều tra rất rộng vì thế nên quy định hỏi cung tại trụ sở cơ quan điều tra chứ không nên ghi chung chung là nơi tiến hành điều tra.
Bà Nga cũng đề nghị Bộ Công an làm rõ xem nếu giới hạn phạm vi áp dụng quy định buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung tại nơi giam giữ và trụ sở cơ quan điều tra thì khả thi không? Theo bà Nga, ở cả hai nơi này, việc đặt thiết bị ghi âm ghi hình là không có gì khó khăn.
Ở góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phản ánh, khi tiếp xúc với điều tra viên, "anh em nói rất nhiều lần chỉ gặp đối tượng để cảm hóa, khuyên giải để khai ra sự thật". Nếu như vậy, ông Cương cho rằng, việc ghi âm ghi hình và thậm chí là ghi biên bản khi đó cũng không để làm gì.
Nghi phạm cứ "im lặng", làm sao phá án?
Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng quy định về "quyền im lặng" là làm bó tay cơ quan điều tra.
Tiếp tục tranh luận xung quanh quy định về nguyên tắc "suy đoán vô tội", với hướng kiến nghị trong trường hợp không đủ chứng cứ buộc tội nặng hơn, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xử lý theo hướng có lợi cho bị can bị cáo, Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp) không đồng tình.
Nhắc lại Điều 31 Hiến pháp quy định một người chưa bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật, ông Thảo băn khoăn: "Trong quá trình xét xử, thấy bản án không đủ chứng cứ cũng phải kết luận không có tội. Vậy trong giai đoạn điều tra, thấy không đủ chứng cứ cũng phải trả tự do cho người ta, còn trong giai đoạn truy tố thấy không đủ chứng cứ buộc tội thì cũng phải kết luận người ta vô tội".- ông Thảo nêu rõ.
Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao Trần Văn Độ (đại biểu An Giang) thì nhận định, quy định về nguyên tắc tranh tụng thể hiện trong dự thảo Bộ luật không đúng tinh thần Hiến pháp. Hiến pháp quy định nguyên tắc tranh tụng phải được bảo đảm trong tất cả các khâu của hoạt động tố tụng, từ lúc khởi tố, điều tra, truy tố tới xét xử.
Trong quá trình điều tra, bị can có quyền đối chất với người làm chứng. Ở giai đoạn truy tố, bị can, bị cáo có quyền tranh luận với kiểm sát viên lập cáo trạng. Tại toà thì bị cáo được tranh luận dân chủ với cả bên gỡ tội, buộc tội...
"Quy định như dự thảo Bộ luật là ra tòa mới tranh tụng thì nghĩa là phạm trù nguyên tắc tranh tụng đã bị thu hẹp lại. Bên buộc tội và gỡ tội phải bình đẳng với nhau, do đó cần tăng cường yếu tố tranh tụng để đảm bảo quyền con người, công lý" - ông Độ phân tích.
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Đô Văn Đương (TPHCM) lại "lắc đầu" với chuyện quy định về "quyền im lặng".
Viên dẫn hàng loạt vụ thảm sát xảy ra trong thời gian qua, ông Đương thông tin: "Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, nếu có quyền ấy thì chắc Nguyễn Hải Dương đã tuyên bố luôn lúc bị bắt là "tôi im lặng cho đến khi có luật sư". Rồi nhiều vụ thảm sát khác ở miền Trung, Tây Nguyên đấy, nếu các đối tượng, nghi phạm cứ im lặng hết thì xử lý làm sao, đối tượng nhất quyết không khai, không nói gì thì làm sao biết hung khí gây án...?".
Ông Đương "găng" giọng khi đề nghị "đừng đưa ra quy định làm bó tay cơ quan điều tra, như vậy là có lỗi với đất nước, với xã hội".
P.Thảo
Theo Dantri
Giảm "tội" cho người vị thành niên, sẽ thêm nhiều Lê Văn Luyện? "Khi vụ Lê Văn Luyện hay một số vụ an khác diễn ra, trên Facebook có những bình luận rất đau xót: "Em yên tâm đi, em mới 16 tuổi, em có giết thêm vài người nữa cũng chỉ mười mấy năm tu là em ra thôi" - đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) phát biểu. Đại biểu Nguyễn Anh...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoãn phiên sơ thẩm vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Tịnh thất Bồng Lai

Tạm giữ hình sự người đấm vào mặt nhân viên y tế Bệnh viện Nam Định

Hiện trường lăng mộ vua Lê Túc Tông bị 2 người Trung Quốc đào bới

Nộp 15 tỉ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được đề nghị giảm 7 năm tù

Viện KSND tối cao báo cáo Quốc hội vụ Mr Pips, Công ty Chị Em Rọt

Cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm nhằm vào học sinh, sinh viên

Công an Hoà Bình xử lý hai hội nhóm báo chốt CSGT

Xách cả bao hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, 22 đối tượng bị khởi tố

Xuất hiện hình thức giả danh 'tiểu tam' để lừa đảo trực tuyến

Công an khám xét nhà riêng Lê Việt Hùng ở Lạng Sơn

Bình Phước: Điều tra vụ án mạng nghi do ghen tuông

Tai nạn dẫn đến vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Cảnh sát điều tra lại những gì?
Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi bị đồng nghiệp phanh trên sóng livestream fan đồng loạt quay xe
Sao châu á
17:38:39 08/05/2025
Ảnh du lịch Nha Trang gây chú ý của nữ chiến sĩ diễu binh
Netizen
17:36:17 08/05/2025
Châu Âu khát khoáng sản, Romania nắm 'tấm vé vàng' nhờ kho báu bị lãng quên
Thế giới
17:30:58 08/05/2025
Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?
Nhạc việt
17:05:52 08/05/2025
Nữ ca sĩ Việt bị giám đốc người Nhật đuổi ra khỏi nhà hát, nói thẳng: "Ông sẽ hối hận"
Sao việt
16:57:17 08/05/2025
Hoài Thủy Trúc Đình lộ cái kết 'đại bi kịch', nữ chính từ 'bà cô' thành mỹ nhân
Phim châu á
16:49:51 08/05/2025
Bí quyết luộc lòng se điếu trắng giòn, không hôi
Ẩm thực
16:35:59 08/05/2025
Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng
Hậu trường phim
15:12:12 08/05/2025
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI
Thế giới số
15:10:28 08/05/2025
Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood
Sao âu mỹ
14:46:07 08/05/2025