Bỏ việc lương cao, 9X về quê nuôi lợn rừng thu hàng tỷ đồng
Bỏ công việc lương cao tại một công ty viễn thông lớn, Đỗ Mạnh Hùng về quê mở trang trại chăn nuôi lợn rừng Thái Lan trong sự phản đối quyết liệt từ nhiều người. Tuy nhiên, chàng thanh niên sinh năm 1991 đã chứng minh lựa chọn của mình là đúng khi xây dựng được cơ ngơi hàng chục tỷ đồng.
Bỏ viễn thông, về quê nuôi lợn
Sinh ra và lớn lên ở miền quê Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, sau khi Đỗ Mạnh Hùng tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại ngữ Tin học TP. HCM anh đầu quân cho chi nhánh Viettel quận 4 với mức thu nhập hàng chục triệu đồng.
Dù lương cao nhưng chán cảnh làm thuê, lại sẵn lợi thế về tiếng Anh cũng như tin học, Hùng tìm hiểu nhiều mô hình làm trang trại ở khắp nơi. Để có thêm kinh nghiệm, Hùng lăn lộn nhiều trang trại trong TP. HCM để học hỏi kĩ năng, kiến thức chăn nuôi theo hướng hiện đại.
Đỗ Mạnh Hùng cho lợn ăn – ảnh Phương Chi
Năm 2013, ỗ Mạnh Hùng quyết định về quê cùng gia đình xây dựng trang trại Nam Sơn tại xã Thụy Sơn (Thái Thụy). Tận dụng quỹ đất rộng gần 3ha thuộc Dự án của Trung ương Đoàn TNCSHCM và của địa phương, Hùng đã cùng gia đình xây dựng chuồng trại theo mô hình chăn nuôi tổng hợp.
“Kinh phí ban đầu lấy từ 100 triệu tôi tích cóp được trong thời gian ngắn đi làm, cộng thêm vốn của gia đình. Tổng số vốn ban đầu lên tới hơn 300 triệu. Tuy nhiên, trong một trận bão, số tiền đầu tư 300 triệu cùng cơ ngơi non trẻ đã bị thổi bay” – Hùng cho biết.
Gượng dậy, Hùng tiếp tục gây dựng lại từ đầu. Anh không quản khó nhọc, đi khắp các tỉnh Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình… để học hỏi mô hình chăn nuôi, nhân giống hiệu quả.
Quan sát thấy ở Việt Nam rất hiếm người nuôi lợn rừng Thái Lan, trong khi giống lợn này có giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn, lợn Mán bình thường chỉ khoảng hơn 100 nghìn đồng/ kg, còn lợn rừng Thái Lan có giá khoảng 250 nghìn đồng/kg, nên Hùng quyết định chọn giống lợn Thái Lan để bắt đầu cơ nghiệp.
Video đang HOT
Lợn rừng Thái Lan
Hùng cho biết, giống lợn Thái có nhiều ưu việt hơn so với lợn nhà Việt Nam, như sức đề kháng cao, ít tốn công chăm sóc, tự thụ tinh chứ không cần sự can thiệp của con người, chuồng trại đơn giản, chi phí chăn nuôi thấp nhưng đầu ra ổn định.
Trời không phụ lòng người, sau một thời gian cần mẫn, cho đến nay, trang trại của Hùng đã có hơn 300 con lợn rừng (gồm lợn thương phẩm, lợn con và 50 con lợn rừng bố mẹ)
.Ngoài ra, Hùng còn sở hữu 6 ao cá, 300 con ngan, 200 con vịt, 30 con gà và vườn rau, củ, quả, cây cảnh… Năm 2013, Hùng nhập 54 con lợn rừng Thái với số vốn khoảng 400 triệu đồng. Thời gian đầu không đủ thức ăn cho lợn rừng, Hùng phải đi xin rau, cỏ, bèo, thân cây ngô… cho lợn ăn.
Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, anh đã bắt tay vào trồng thêm cỏ, tự cung cấp nguồn thức ăn như chuối, khoai lang, ngô… để tự chủ lượng thức ăn cho đàn lợn rừng.Hùng cho biết, khẩu phần thức ăn cho lợn rừng thông thường gồm có 95% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 5% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2-4 lần (sáng, chiều, thời gian giữa buổi), một con lợn lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 1,5-3 kg thức ăn các loại.
Thức ăn cho lợn rừng do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g, đất sét… cho vừa đủ 3kg), sau đó cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20- 25 gam/con/ngày.
Được biết, Hùng là người đầu tiên xây dựng mô hình nuôi lợn rừng Thái lớn nhất tỉnh. Hiện nay, chàng trai này sở hữu 54 con lợn giống và nhân giống thành công khoảng 300 – 400 lợn con mỗi lứa. Mỗi tháng bán khoảng 40-50 con, nên riêng doanh thu từ lợn rừng đã giúp Hùng thu về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Một góc trang trại rộng 3ha của Đỗ Mạnh Hùng
Cơ ngơi hàng tỷ đồng
Với cơ ngơi đó, mỗi tháng Hùng thu lãi hàng trăm triệu. Năm 2014, Hùng lãi 1,3 tỷ đồng.
Không chỉ có phương pháp riêng trong việc tạo ra khẩu phần ăn phù hợp với đàn lợn, Hùng còn chọn lọc những con lợn rừng bố mẹ có gen gốc thuần chủng để nhân giống. Theo đó, Hùng chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, 4 chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt.Hùng cho biết, lợn rừng thường đẻ mỗi năm 2,5 lứa, mỗi lứa 8-10 con, lứa đầu (con so) 3-5 con, lứa sau (con rạ) đẻ nhiều hơn (8-10 con). Trọng lượng lợn sơ sinh bình quân 0,5-0,9 kg/con. Lợn con có bộ lông sọc dưa (vệt lông màu vàng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi lợn con trên 3 tháng tuổi, các vệt sọc dưa này không còn nữa. Trọng lượng bình quân lúc trưởng thành thì con đực nặng 80- 140 kg, con cái nặng 50-100 kg…
Lợn rừng con
Với lợn rừng 7-8 tháng tuổi, thể trọng 20-40 kg (với lợn cái có thể cho phối giống, lợn đực giống có thể cho phối giống trễ hơn 1 -2 tháng), thời gian mang thai cũng như lợn nhà (khoảng 114-115 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 1 – 2 giờ. Quá trình đẻ diễn ra tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người.Hiện tại, trang trại của Hùng có 400 con lợn rừng Thái Lan thuần chủng, với giá bán trung bình 200.000 đồng/kg lợn thịt, 3 triệu đồng/con lợn giống.Không những vậy, trang trại còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 nhân công với thu nhập 3 -4 triệu đồng/người/tháng và 10 lao động thời vụ. Ngoài lợn, Hùng còn trồng cây cảnh và nuôi cá.
Vườn cây cảnh của gia đình Đỗ Mạnh Hùng
Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, Hùng cho biết muốn tiến sâu hơn vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng hiện đại. Hùng muốn đi du học thạc sĩ nông nghiệp tại Nhật Bản để về quê tiếp tục sự nghiệp của mình.
Theo Hoàng Long (Một thế giới)
Gà biếu tiền triệu "cháy hàng"
Những ngày cận Tết, tôi về cái nôi của giống gà Đông Tảo nức tiếng nhiều đời nay ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên), tận thấy gà đặc sản có giá vài triệu đồng được nhiều người săn làm quà biếu khiến nó luôn "cháy hàng".
Muốn gà xịn phải về Đông Tảo
Ông Nguyễn Trọng Tích, ở xóm Đông Lễ, thôn Đông Tảo Đông, xã Đông Tảo được biết đến không chỉ là con của "Vua gà"- cụ Nguyễn Trọng Dốc nổi tiếng khắp vùng Khoái Châu.
Ông Tích còn tự hào, bởi ông là hộ gia đình duy nhất trong 35 đơn vị nghiên cứu được Viện Chăn nuôi Quốc gia đặt hàng nuôi giữ gene sống giống gà Đông Tảo thuần chủng. Ông là đời thứ ba trong gia đình nuôi, bảo tồn giống gà quý hiếm trên.
Vì có thương hiệu, nên hễ có khách hỏi mua gà Đông Tảo, dân chỉ đến nhà ông Tích. Dẫn tôi xem mấy "cục vàng" của mình, ông Tích chia sẻ: "Tôi mê loại gà Đông Tảo từ nhỏ, có lẽ là ngấm từ bố tôi, cũng như ông nội tôi hồi xưa. Giống gà này hợp với loại đất cát pha vùng bãi sông Hồng, nhất là ở khu vực xã Đông Tảo.
Gà Đông Tảo đang trở thành mặt hàng quà biếu giá khủng
Bây giờ, gà Đông Tảo có khắp nơi, tận các tỉnh miền Nam, nhưng nói thật chỉ có gà nuôi ở Đông Tảo mới có vị riêng của nó. Cùng một giống, nhưng gà nuôi cách Đông Tảo cây số đường chim bay thôi, vị nó đã khác rồi".
Nhìn đàn gà nhà ông Tích rõ thấy lạ, con nào con nấy núc ních, không nhanh nhẹn như giống gà ri, chân to như cổ tay người lớn, đỏ lừ. "Gà Đông Tảo chỉ ăn ngô, lúa, rau, nuôi thả sau 8 tháng trở lên, đạt 4-5 kg/cân ăn mới ngon.
Nó có đặc điểm là thân to, con trống nhìn oai vệ, đặc biệt là chân rất to, không có cựa, không có vảy cứng, da dầy, sần màu đỏ, nhưng khi luộc da chuyển sang màu vàng.
Gà Đông Tảo ăn giòn, không dai, miếng thịt đậm"- ông Tích nói. Theo những người dân địa phương, gà Đông Tảo chế được nhiều món, nhưng phổ biến là luộc chấm muối chanh, xào lăn, hầm thuốc bắc hoặc ăn lẩu...
Hiện, gia đình ông Tích có 150 con gà Đông Tảo giống để giữ gene cho nhà nước, còn lại ông cấp giống, hướng dẫn cho người thân nuôi, sau đó ông mua lại theo giá thỏa thuận. Con đẹp, ông sẽ tuyển làm giống, còn lại sẽ bán gà thịt, với số lượng khoảng 500-1.000 con mỗi năm.
Ông Tích chia sẻ, tháng 8/2012, Hoàng tử Nhật Bản Akishino trong chuyến thăm làm việc tại Hưng Yên đã ghé qua nhà ông xem, tìm hiểu về nuôi giống gà quý hiếm trên.
"Hoàng tử cũng muốn các chuyên gia Nhật nhập giống này về để nghiên cứu. Còn gia đình tôi, từng là địa chỉ của nhiều nhà nghiên cứu của Úc, Nhật, Pháp tìm đến"- ông Tích nói.
Ông Nguyễn Trọng Tích bên con gà trống Đông Tảo thuần chủng từng có khách trả 23 triệu đồng
Tiền triệu cũng khó mua
Giới nuôi gà ở Đông Tảo thường chia gà mà các hộ dân địa phương đang nuôi làm hai loại, Đông Tảo thuần chủng và loại gà Đông Tảo lai với giống gà khác. Với gà trưởng thành, loại thuần chủng, nhìn ngoại hình để bán, với giá cao, còn gà thịt bán theo cân.
Một con gà trống Đông Tảo thuần, 8 tháng trở lên, dáng đẹp có giá 5-7 triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng còn thông thường cũng phải 1,2-15 triệu đồng/con.
Tuy nhiên, thời điểm cận Tết, về Đông Tảo hỏi mua gà đẹp biếu không dễ, số lượng có hạn, chủ yếu khách đã đặt nhiều tháng trước. Anh Nguyễn Mạnh Thắng, ở thôn Đông Kim (xã Đông Tảo) cho biết, gia đình anh nuôi 50 con mái, 70 con trống.
"Mới ngày trước, tôi vừa bán cho khách đặt mua làm quà biếu ba con, loại đẹp hơn 2 triệu đồng/con. Có nhiều khách ở Hà Nội xuống hỏi mua, nhưng giờ tìm gà đẹp biếu cũng khó, nếu có thì giá rất cao"- anh Thắng nói.
Còn nhà ông Tích, từ gần tháng trước đã "cháy hàng". Ông cho biết, chỉ trong một tháng lại đây, ông bán trên 300 con, chủ yếu là khách quen, mỗi con đều 4 kg/con trở lên, giá mềm cũng từ 1-1,5 triệu đồng/con.
Hiện, loại gà thịt bán để biếu gần như không còn. Chỉ còn một đôi, có ông bạn thân đã đặt. Cũng vì mê và lưu giữ giống nên, có con gà trống thuần, một ông khách ở Bát Tràng sang trả tới 23 triệu ông cũng không bán.
Anh Lê Quang Thắng, xóm Đoàn Kết, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo, một chủ trại nuôi nhiều gà đồng thời là một lái gà Đông Tảo lớn nhất vùng vào miền Nam, cho biết chỉ tháng trước, giá gà Đông Tảo thịt chỉ tầm khoảng 250 nghìn đồng/kg, nhưng hiện nay đã lên tới 400 nghìn đồng/kg (chỉ là giá gà Đông Tảo F2), nếu gà nặng 4-5 kg/con, cũng phải tới 1,6-2 triệu đồng/con.
Theo anh Thắng, anh chủ yếu chỉ bán buôn, mỗi tháng xuất khoảng 3 chuyến ô tô gà Đông Tảo (gà thịt và gà choai) còn loại gà giống từ 1 ngày đến 5 tuần tuổi anh cho đóng kiện, vận chuyển bằng máy bay vào Nam. Khánh hàng của anh là nhiều nhà hàng nổi tiếng ở TPHCM và các chủ trại ở Đồng Nai, Bình Phước.
"Nói thật, người ăn loại gà này chỉ có người giàu, hoặc mua làm quà biếu các sếp, chứ người dân bảo thịt con gà tiền triệu thì ít lắm, trừ những dịp đặc biệt"- anh Quang Thắng chia sẻ.
Ông Lê Hồng Cường, ở thôn Đông Tảo Nam, một trong số hộ nuôi lớn nhất nhì về giống gà xã Đông Tảo cho biết, gia đình ông chuyên bán giống, nhưng gần như ngày nào cũng có người hỏi mua gà thịt.
"Gà Đông Tảo có thể gọi là hàng biếu độc trong dịp Tết. Chai rượu Tây, cây cảnh, thậm chí là tiền, sếp có nhiều rồi. Xách con gà Đông Tảo đến, vợ sếp lại thích, vì cả nhà đều được ăn"- ông Cường nói. Theo ông Cường, có người mua về nhốt đầu cổng, dân làng đi qua, thấy lạ, thành nơi bán nước chè, tán chuyện.
Lo mất thương hiệu
Chân gà Đông Tảo thuần chủng to gần bằng cổ tay người lớn, không có vảy cứng, màu đỏ tươi, nhưng luộc lên màu vàng
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch xã Đông Tảo cho hay, hầu hết các hộ gia đình trong xã đều nuôi gà Đông Tảo, với số lượng khoảng hơn 1 vạn con, nhưng nếu gà thuần chủng chỉ khoảng hơn 100 hộ nuôi.
Với giá gà trung bình khoảng 300 nghìn đồng/kg, gà giống một ngày tuổi khoảng 100 nghìn đồng/con, có thể nói đây là giống nuôi có giá trị kinh tế cao.
Mấy năm gần đây, do nhu cầu gà Đông Tảo lớn, nhất là dịp Tết đến, ở các thành phố lớn, nhiều nơi đã mua giống ở Đông Tảo về để phối giống với các loại gà khác.
Tuy nhiên, theo ông Chiến, đến nay địa phương cũng chỉ dừng ở mức tuyên truyền cho người dân nuôi giữ giống và phòng tránh dịch bệnh, vì đây là gà có sức đề kháng kém, không chịu được lạnh. Xã cũng đề xuất với huyện và Sở NN&PTNT Hưng Yên, chính sách hỗ trợ 30 nghìn đồng/con gà giống, để người dân lưu giữ và phát triển giống gà này.
Tuy nhiên, để lưu giữ bài bản giống gốc, và có thể cung cấp số lượng lớn dạng hàng hóa, ông Chiến cho rằng, cần phải có bàn tay doanh nghiệp vào để gây dựng mô hình trang trại, còn hiện nay người dân đang nuôi tự phát. Xã sẵn sàng tạo điều kiện về đất đai và các điều kiện khác để doanh nghiệp đầu tư phát triển loại gà Đông Tảo.
Hiện nhiều cơ sở phía Nam đã nuôi thành những trang trại lớn gà Đông Tảo. Qua cách làm để bảo vệ "gà đồi Yên Thế" vừa rồi của Bắc Giang, gà Đông Tảo, cần có cách làm để bảo vệ thương hiệu và duy trì gene của giống gà quý hiếm này.
PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đắt vì lạ và số lượng ít
Gà Đông Tảo là gà có nguồn gốc từ lâu đời ở Hưng Yên, tới hàng ngàn năm, là giống gà thuộc loại rất quý hiếm ở Việt Nam, giống như loại gà Hồ ở Bắc Ninh. Gà Đông Tảo nằm trong chương trình bảo tồn quỹ gene của Nhà nước khoảng hai chục năm nay. Gà này chân to, ít mỡ, ăn ngon, nhưng hiếm vì đẻ ít.
Nếu gà thường đẻ khoảng 100 quả trứng/năm, thì gà Đông Tảo chỉ được khoảng 50 trứng/năm. Hiện loại gà ngon mà giá cả phải chăng là gà đồi vùng Yên Thế, là loại lai với gà mía và gà chọi. Còn gà Đông Tảo cũng là một loại thưởng thức đặc biệt, lạ miệng.
Do đây là giống gà rất quý hiếm, có giá trị kinh tế, tỉnh Hưng Yên nên có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho loại gà này, phát triển thành hàng hóa, giống như gà đồi Yên Thế.
Theo 24h
Teen Việt đang mê mẩn những "em" pet ngoại Nuôi chó mèo giống nước ngoài đang trở thành mốt trong giới trẻ. Nhiều teen khẳng định, ở nhà chăm sóc những chú chó cực xinh yêu như Husky, Chihuahua, tai dài Tây Ban Nha, hay mèo xù Nga, Ba Tư... còn khoái hơn cả đi chơi! Lượn FB, thấy tràn ngập những hình ảnh pets đáng yêu Nhớ ngày nào, sự xuất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"

2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

Hà Nội: Ô tô làm rơi bó sắt dài 12m, tắc nghẽn vòng xuyến cầu Chương Dương

Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng
Có thể bạn quan tâm

Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
Thế giới
18:13:34 19/05/2025
Mai Davika mặc như không tại Cannes, cố tình chơi trội nhưng bị bơ toàn tập?
Sao châu á
18:11:57 19/05/2025
Covid-19 gia tăng tại một số nước, tình hình tại Việt Nam như thế nào?
Sức khỏe
18:09:51 19/05/2025
Hồ Quỳnh Hương tặng chồng MV hậu lễ cưới, khoe giọng ngọt lịm ai nghe cũng muốn yêu luôn và ngay!
Nhạc việt
18:04:02 19/05/2025
Nghe chàng rể nói câu này, tôi quyết đón con gái "về nơi sản xuất"
Góc tâm tình
18:03:36 19/05/2025
Victoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đình
Sao âu mỹ
17:58:59 19/05/2025
Phan Đình Tùng: Từng muốn làm linh mục, thủng màng nhĩ, giờ ra sao?
Sao việt
17:51:53 19/05/2025
Hoa hậu Thiên Ân diện váy đính hoa, được khen khi trở lại sàn catwalk
Phong cách sao
17:46:05 19/05/2025
Sau biến cố bệnh tật, vợ chồng ở Gia Lai biến nhà cũ thành điểm săn mây đẹp mê
Netizen
17:39:50 19/05/2025
Nam NSƯT leo rào diễn 20 show một ngày, đưa hết tiền cho vợ mua bất động sản và kết quả
Tv show
17:04:54 19/05/2025