Bộ Y tế: Phần lớn các trường hợp tử vong do Covid-19 chưa tiêm vaccine
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thực tế cho thấy phần lớn ca tử vong tại các tỉnh, thành phía Nam là người trên 50 tuổi có bệnh nền và đa số chưa tiêm vaccine.
Ngày 15/12, Bộ Y tế có buổi giao ban trực tuyến với lãnh đạo Sở Y tế và các Trung tâm hồi sức điều trị Covid-19 các tỉnh, thành phố phía Nam.
Tại An Giang, lãnh đạo Sở Y tế cho biết trước ngày 1/10, tỉnh mới có 5.000 ca Covid-19 thì đến hết ngày 14/12 đã tăng lên trên 28.000 ca (gần 6 lần). Hiện có hơn 4.500 F0 đang điều trị, trong đó chủ yếu điều trị tại nhà, gần 2.000 người điều trị tại các tầng.
Đến nay, An Giang cũng đã ghi nhận 674 ca tử vong. Đa số là nữ, khoảng 90% có bệnh nền, trên 86% là người từ 50 tuổi trở lên và 83% chưa tiêm vaccine.
Tương tự thời gian gần đây số F0 tại Đồng Nai cũng gia tăng, đến nay đã có hơn 93.300 bệnh nhân, trong đó hơn 1.000 người đã tử vong.
(Ảnh minh họa: Hải Long).
Tại Tiền Giang , đến nay cũng đã có 694 ca mắc Covid-19 tử vong, chủ yếu do bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường. Khoảng 65% số này chưa tiêm vaccine. Tỉnh đang điều trị hơn 6.500 bệnh nhân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao sự nỗ lực của các tỉnh, thành khu vực phía Nam trong công tác phòng chống dịch. Hiện nay số F0 tiếp tục tăng, vì thế việc theo dõi quản lý F0 tại nhà phải có trọng tâm, trọng điểm. Thực tế cho thấy phần lớn ca tử vong tại các tỉnh, thành phía Nam là người trên 50 tuổi có bệnh nền và đa số chưa tiêm vaccine.
Theo Thứ trưởng song song với việc tiếp tục duy trì, nâng cao năng lực của các Trung tâm hồi sức điều trị người bệnh Covid-19, các tỉnh, thành phố phía Nam còn cần phải tăng cường quản lý người trên 50 tuổi có bệnh nền để giám sát chủ động, rà soát tiêm vaccine, có thể tiêm tại nhà với trường hợp không thể đến điểm tiêm.
Về thuốc điều trị, máy thở, Thứ trưởng giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh phối hợp với các Vụ/Cục liên quan để điều phối, cấp phát ngay cho các địa phương. Về thuốc Molnupiravir, các địa phương gửi báo cáo đề xuất nhu cầu về Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế).
Về vấn đề thiếu nhân lực y tế, Thứ trưởng đề nghị Giám đốc các Sở Y tế tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh, thành phố chỉ sử dụng lực lượng y tế cho chuyên môn y tế, lực lượng khác như đoàn thanh niên… hỗ trợ làm việc hành chính. Bên cạnh đó, cũng cần có chế độ đãi ngộ phù hợp với lực lượng tham gia chống dịch.
Thứ trưởng cũng lưu ý tại tầng điều trị 3 phải tiến hành giám sát các trường hợp tử vong, đánh giá nguyên nhân để có khuyến cáo phù hợp với các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.
Đồng thời, các địa phương cần đẩy mạnh thông tin truyền thông cho đối tượng nguy cơ cao như người trên 50 tuổi, có bệnh nền; cùng với quản lý tốt bệnh nền cần tiêm vaccine đủ liều.
10 dấu hiệu cảnh báo F0 cần được đưa đến bệnh viện sớm
Theo quy định mới ban hành, Bộ Y tế khuyến cáo F0 điều trị tại nhà cần điền đầy đủ thông tin vào bảng tự theo dõi sức khỏe mỗi ngày hai lần.
Ngày 11/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ban hành quyết định 4377/QĐ-BYT kèm Sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động. Trong văn bản mới, Bộ Y tế lưu ý việc theo dõi sức khỏe của F0 đang cách ly, tại nhà là rất cần thiết, giúp phát hiện kịp thời các trường hợp trở nặng và đưa ngay đến bệnh viện điều trị.
Họ có thể được thành viên trong gia đình, trạm y tế cấp xã hoặc trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại nhà theo dõi sức khỏe, quá trình cách ly. Bộ Y tế khuyến cáo các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ có thể tự theo dõi sức khỏe hàng ngày bằng cách điền đầy đủ thông tin vào bảng theo dõi 2 lần/ngày (sáng - chiều).
Những dấu hiệu cần theo dõi sức khỏe hàng ngày cho F0 tại nhà gồm: Nhịp thở, nhiệt độ, độ bão hòa oxy máu (SpO2) và huyết áp (nếu có thể đo); các triệu chứng mệt mỏi, ho ra đờm, ớn lạnh, rét, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, ho ra máu, thở dốc, tức ngực kéo dài, tiêu chảy...; các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, đau nhức cơ.
Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế chỉ rõ khi có các dấu hiệu trở nặng, F0 cần được chuyển ngay đến bệnh viện. Các triệu chứng này gồm:
- Khó thở, thở hụt hơi, nhịp thở tăng 21 lần/phút. Ở trẻ em, các dấu hiệu thở bất thường gồm thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
- SpO2 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường, F0 cần được đo lại lần 2 sau 30-60 giây, yêu cầu giữ nguyên vị trí đo, tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí.
- Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
- Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu
- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Không thể uống; trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.
- Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...
- Bất kỳ tình trạng nào mà F0 cảm thấy lo lắng, bất ổn.
Bộ Y tế cũng lưu ý F0 cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp như nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng; tránh xem, đọc hoặc nghe những tin tức tiêu cực về dịch Covid-19 trên các mạng xã hội.
20 ngày vượt qua Covid-19 của nữ điều dưỡng ở TP.HCM .Chị Thanh Tuyền (31 tuổi), điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, được phát hiện mắc Covid-19 khi đang mang thai ở tuần 28 và chiến thắng căn bệnh sau 20 ngày điều trị.
Thứ trưởng Y tế: 'F0 cách ly tại nhà không cần xét nghiệm PCR' Thị sát trạm y tế ở TP HCM, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị nếu test nhanh kết quả dương tính, quyết định cho F0 cách ly ở nhà thì không cần xét nghiệm lại bằng PCR ngay. Yêu cầu được Thứ trưởng Sơn đưa ra khi cùng đoàn Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại thành phố thị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sở thích uống ngọt âm thầm tàn phá sức khỏe nhiều người Việt

Thải độc bằng nước cốt chanh: Lợi bất cập hại

Cảnh báo nguy hiểm do tự ý mua thuốc điều trị

Bệnh thận ở trẻ em: Cảnh báo sớm để không phải chạy thận

4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuốc tây

4 nhóm chất và thực phẩm cần thiết cho xương chắc khỏe

6 loại trà giúp tăng cường trí não cho sĩ tử mùa thi

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' ở quê mọc um tùm

Thời điểm không nên uống nước đậu đen rang? Ai không nên uống nước đậu đen rang?

Ăn dưa bắp cải vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe đường ruột?

Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chết não

Hồi sinh bệnh nhi đuối nước từ cửa tử
Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025
Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố
Hậu trường phim
23:51:17 08/05/2025
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"
Sao việt
23:42:52 08/05/2025
Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit
Pháp luật
23:42:39 08/05/2025
Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
Thế giới
23:38:12 08/05/2025
Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?
Phim châu á
23:34:06 08/05/2025
3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang
Thời trang
23:18:16 08/05/2025
Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?
Sao thể thao
23:00:39 08/05/2025
Bố ba con chinh phục được mẹ đơn thân kém 8 tuổi trên show hẹn hò
Tv show
22:39:32 08/05/2025