BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ bất ngờ bị yêu cầu dừng thu phí từ 10/6
Với lý do nhà đầu tư chậm thực hiện các yêu cầu nhằm phục vụ công tác giám sát, quản lý hoạt động thu phí, Tổng Cục đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu nhà đầu tư BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dừng thu phí từ ngày 10/6.
Với lý do nhà đầu tư chưa sao lưu số liệu thu phí, Tổng Cục Đường bộ yêu cầu nhà đầu tư BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ dừng thu phí từ 10/6. Ảnh: T.Đảng
Thông tin trên vừa được ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam xác nhận với PV Tiền Phong. Theo ông Huyện, thực hiện các quy định về quản giám sát, quản lý của lãnh đạo Bộ GTVT, từ năm 2018 Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác sao lưu dữ liệu thu phí, trong đó có việc áp dụng cộng nghệ để nâng cao công tác hoạt động, truyền dữ liệu, quản lý nhà nước tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
Với cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dịp cuối năm 2018, Đoàn kiểm tra đã thực hiện kiểm tra công tác sao lưu dữ liệu thu phí tại các trạm thu phí thuộc dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình thức BOT do Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ quản lý và khai thác. Sau khi kiểm tra, tại trạm thu phí của nhà đầu tư chưa thực hiện một số nội dung nâng cao công tác hoạt động, quản lý nên Tổng Cục đã có thông báo yêu cầu Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ phải khắc phục và thực hiện ngay công tác sao lưu dữ liệu thu phí.
Tuy nhiên đến nay, Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn chưa thực hiện các yêu cầu trên. Nội dung này đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo Bộ cũng thống nhất phương án xử lý, cụ thể Tổng cục yêu cầu Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ dừng thu phí kể từ ngày 10/6/2019 cho đến khi Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ thực hiện sao lưu dữ liệu thu phí dịch vụ theo quy định.
Trạm BOT Thường Tín (Hà Nội) phải xả để giảm ùn tắc, nhưng dòng phương tiện vẫn di chuyển chậm chạp.
Tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ vốn là đường nhà nước xây dựng, đến đầu năm 2015 Bộ GTVT đã đồng ý cho liên danh nhà đầu tư là Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ thực hiện dự án nâng cấp đường Pháp Vân – Cầu Giẽ từ 2 lên 4 làn xe với tổng mức đầu tư 6.731 tỷ đồng. Đến tháng 10/2015, mặc dù dự án thi chưa xong giai đoạn 1, nhưng Bộ GTVT đã chấp nhận cho nhà đầu tư thu phí phương tiện qua lại với mức 45.000 đồng/lượt xe dưới 9 chỗ ngồi. Với tổng mức đầu tư trên, nhà đầu tư được thu phí vòng 17 năm 3 tháng.
Video đang HOT
Tuy nhiên theo số liệu kiểm đếm xe độc lập mà PV Tiền Phong có được trong loạt bài “Nghịch lý các dự án BOT” (đăng tháng 6/2016), với bình quân 25.000 lượt xe/ngày, nếu quy về dạng xe tiêu chuẩn thì mỗi ngày trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ thu được tổng số tiền 1,6 đến 1,8 tỷ đồng/ngày. Với mức thu và lưu lượng này, chỉ cần 11 năm 7 tháng là đủ số tiền đầu tư chứ không cần phải kéo dài đến 17 năm 3 tháng.
PV Tiền Phong cùng giám sát độc lập lưu lượng phương tiện giao thông trên cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ-thời điểm thực hiện loạt bài “Nghịc lý các dự án BOT”
Cũng do nhà đầu tư không minh bạch con số doanh thu với các liên danh thi công dự án, đầu năm 2016, Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 1 – Công ty CP (Cienco1), đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tố cáo nhà đầu tư Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ không minh bạch doạn thu, công khai thông tin thu phí.
Sau sự việc trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thành lập các tổ giám sát công tác tại trạm thu phí BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ. Kết quả, sau 10 ngày giám sát ngẫu nhiên, tổ công tác đã ghi nhận, mỗi ngày trạm thu được hơn 1,9 tỉ đồng. So với con số 1,2 dến 1,4 tỷ đồng/ngày Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ báo cáo với Bộ GTVT trước đó, con số này chênh khoảng 500 triệu đồng/ngày.
Dịp đầu năm 2019 vừa qua, nhà đầu tư BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đã đề xuất với Tổng Cục đường bộ miễn phí cho phương tiện qua lại trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, bắt đầu tư mùng 1 Tết. Tuy nhiên đề xuất này không được Tổng Cục đường bộ chấp thuận.
Theo TPO
Tổ chức chặt chẽ, vì sao Kiểm toán nhà nước sờ đâu sai phạm đó?
"Chúng ta vui với kết quả kiểm toán đấy, nhưng ngược lại cũng thấy buồn. Tại sao chúng ta tổ chức bộ máy chặt chẽ như vậy, hệ thống chính trị, luật pháp như vậy mà kiểm toán sờ vào đâu, điều tra ở đâu là sai phạm ở đó? Điều này khiến chúng ta phải rất suy nghĩ", Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng cho hay.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng
Ngày 6/6, tại hội thảo "Kiểm toán nhà nước trong tiến trình phát triển đất nước", GS.TS Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước (KTNN) cho biết, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, KTNN đã từng bước hoàn thiện và phát triển cả về khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy, nội dung và chất lượng hoạt động.
Trong suốt tiến trình phát triển, KTNN giúp Quốc hội thực hiện giám sát và giúp Chính phủ quản lý điều hành chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực quốc gia; phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần minh bạch, an toàn, bền vững nền tài chính quốc gia trong tiến trình đổi mới và hội nhập đất nước.
Về địa vị pháp lý, đến nay, KTNN là một thể chế được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại điều 118 khẳng định: "KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công".
Kể từ khi thành lập đến hết năm 2018, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính khoảng 414.145 tỷ đồng, kiến nghị sửa đổi, hủy bỏ hàng trăm văn bản sai quy định hoặc không còn phù hợp với thực tế, bịt các lỗ hổng về chính sách, đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Mặc dù vậy, Phó tổng KTNN cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập, như khuôn khổ pháp lý vẫn chưa thật sự hoàn thiện; quy mô kiểm toán dù đã được mở rộng song vẫn chưa tương xứng với yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sử dụng tài chính, tài sản công; chất lượng và hiệu lực kiểm toán còn khoảng cách không nhỏ so với yêu cầu...
Hội thảo "Kiểm toán nhà nước trong tiến trình phát triển đất nước"
Tại cuộc hội thảo, ông Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội đánh giá, KTNN có vai trò quan trọng trong kế hoạch giám sát của Quốc hội, đặc biệt là giám sát về tài chính, ngân sách nhà nước. KTNN đóng vai trò quan trọng, giúp Quốc hội giám sát tối cao, đảm bảo minh bạch trong quản trị quốc gia, góp phần đảm bảo tính dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. "Khi ĐBQH nêu dẫn chứng về KTNN, không ai ý kiến gì, đều tâm phục khẩu phục cả", ông Dũng nói.
Đặc biệt, khi kiểm toán BOT giao thông, nhiều bộ, ngành còn không ủng hộ, thậm chí có cả những ý kiến băn khoăn phản đối. Tuy nhiên, theo ông Dũng, lúc đó KTNN đã rất "dũng cảm, không ngại va chạm". Kết quả cho thấy, kiểm toán 61 dự án BOT giao thông đã giảm thu phí 222 năm. "Đó là những dấu ấn tốt trong sự nghiệp hoạt động kiểm toán. Chỉ một ví dụ như vậy đã nói lên ý nghĩa quan trong của KTNN với công tác giám sát của Quốc hội", Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách đánh giá.
"Nhưng ở khía cạnh khác chúng ta cũng thấy buồn. Chúng ta vui với kết quả kiểm toán đấy, nhưng ngược lại cũng thấy buồn. Tại sao chúng ta tổ chức bộ máy chặt chẽ như vậy, hệ thống chính trị, luật pháp như vậy mà kiểm toán sờ vào đâu, điều tra ở đâu là sai phạm ở đó? Điều này khiến chúng ta phải rất suy nghĩ", ông Dũng cho hay.
Từ thực tế tham gia 3 khóa Quốc hội, làm ở lĩnh vực tài chính ngân sách từ lâu, ông Bùi Đặng Dũng khuyến nghị, trước tiên KTNN cần hoàn thiện hàng lang pháp lý, đặc biệt là Luật KTNN sửa đổi đang được Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp cuối năm này; khắc phục sự chồng chéo giữa hai cơ quan thanh tra và kiểm toán, lấy kế hoạch KTNN làm hướng để điều chỉnh kế hoạch thanh, kiểm tra; mở rộng quy mô kiểm toán, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm toán. "Những nơi nào sử dụng tài chính, ngân sách nhà nước đều phải được kiểm toán", ông Dũng nhấn mạnh.
LUÂN DŨNG
Theo Laodong
Lý do Trạm thu phí T2 BOT Quốc lộ 91 tạm dừng thu Tổng cục Đường bộ yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang tạm dừng thu phí tại trạm T2 BOT Quốc lộ 91. Chiều 25/5, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) xác nhận Tổng cục yêu cầu Công ty cổ phần đầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Có thể bạn quan tâm

SUV địa hình thiết kế đậm chất cổ điển, công suất 190 mã lực, giá 'hạt dẻ'
Ôtô
14:14:40 22/05/2025
NÓNG: 1 nhân vật cân nhắc tước vương miện Hoa hậu Thuỳ Tiên sau vụ bị khởi tố
Sao việt
14:11:42 22/05/2025
Vụ bé trai 7 lần mổ sọ: liệt nửa người bên phải, cha đèo con đến tòa làm 1 điều
Pháp luật
14:08:48 22/05/2025
Suzuki giới thiệu xe ga Avenis 125 2025 - đối thủ "xứng tầm" với Honda Vision
Xe máy
14:08:15 22/05/2025
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần
Thế giới
13:38:39 22/05/2025
Lưu Thi Thi chọn thời cơ 'vứt' Ngô Kỳ Long, biết số tài sản chia đôi fan sốc?
Sao châu á
13:35:45 22/05/2025
Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản
Lạ vui
13:23:22 22/05/2025
Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome
Thế giới số
13:16:24 22/05/2025
Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người
Phim việt
13:12:34 22/05/2025
Xuất hiện siêu phẩm Android của năm 2025 đến từ Xiaomi
Đồ 2-tek
13:08:34 22/05/2025