Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm
“Năm nay cả gia đình mình ăn Tết ở Hà Nội, nhà mình vẫn ở trọ…”.
Bức ảnh của cặp vợ chồng vay 100 triệu tiêu Tết khiến hàng ngàn người “nổi da gà”
Bước sang năm mới rồi, nhưng vẫn có những chuyện của năm cũ mà chúng ta không nên “bỏ qua”. Đó là những bài học, đôi khi là cả những thất bại. Khép lại năm cũ và ghi nhớ những chuyện chưa được tốt của năm cũ, âu cũng là một cách để bản thân tiến bộ hơn.
Chia sẻ của cặp vợ chồng trong câu chuyện dưới đây cũng vậy.
Tết ở lại phòng trọ, trả hết được khoản nợ là gần hết tiền tiêu nhưng vẫn thấy nhẹ lòng
“Năm nay, cả gia đình mình ăn tết ở Hà Nội, nhà mình vẫn ở trọ. Khi quyết định không về quê ăn tết, mình buồn lắm, nhưng 2 vợ chồng quê xa tận Yên Bái, tiền xe đi lại rồi tiền sắm tết, tiền lì xì cũng khá tốn kém. Với nhiều gia đình, những khoản này không đáng là bao, nhưng với gia đình mình, nó là 1 gánh nặng.
Hai vợ chồng đi làm đến tận 29 tết, gom góp tiền thưởng và lương được 42 triệu, trả nợ 35 triệu, còn 7 triệu lo ăn uống và tiền trọ. Trước đây, chồng mình lỡ vay tiền bên ngoài, lãi mỗi tháng 5 triệu. Trả hết nợ mình thở phào nhẹ nhõm, dù mâm cơm ngày 29 tết của gia đình cũng đạm bạc, nhưng nhà mình ai cũng vui, các con thấy bố mẹ vui cũng vui theo, dù các con chưa hiểu gì nhiều…” – Cô vợ chia sẻ.
Bức ảnh bữa cơm tất niên của gia đình do cô vợ đăng tải
Bài đăng của cô nhận được 7000 lượt thả tim và gần 1000 comment chia sẻ, động viên. Phần lớn mọi người đều đồng tình “đúng là không có gì nhẹ nhõm hơn việc trả được hết nợ”.
“Đúng là trả hết được nợ thì 30 Tết ăn cơm với mắm cũng thấy ngon, miễn là vợ chồng con cái khoẻ mạnh. Cố lên bạn nhé, năm nay không về quê thì sang năm mình về, Tết mà bản thân thấy nhẹ nhõm là vui rồi” – Một người chia sẻ.
“Nợ 35 triệu mà lãi mỗi tháng tiền lãi 5 triệu, vị chi tiền lãi phải trả là 60 triệu/năm, tương đương 172%/năm. Lãi này thì dù có phải ở Hà Nội ăn tết 2 năm thì cũng phải trả hết ngay lập tức. Quyết định không về quê ăn Tết là đúng đắn đó bạn à, hơi buồn nhưng không sao, năm sau rồi về. Trả được món nợ đó là hạnh phúc lớn nhất trong năm mới rồi, cố gắng đừng vay những loại nợ đó nữa bạn nha!” – Một người động viên.
“Bữa cơm dù có sơn hào hải vị mà lòng không vui, không thanh thản thì nó cũng chẳng ngon bằng bữa cơm đạm bạc mà trong lòng an yên. Chúc gia đình bạn năm mới vạn sự bình an! Năm nay làm ăn tấn tới để tết năm sau về quê sum vầy cùng gia đình nhé” – Một người khác chia sẻ.
“Có 1 dạng hạnh phúc mang tên Hết Nợ. Chúc nhà bạn năm mới làm ăn phát tài nhé!” – Một người động viên.
3 việc cần làm để ổn định tài chính trong năm mới
Video đang HOT
Dù trong năm vừa qua, bạn có mắc phải sai lầm nào trong chuyện tiền bạc hay không, trong năm 2025, hãy làm ngay 3 việc này để ổn định tài chính, bớt lo lắng việc thiếu tiền tiêu.
1 – Quản lý chi tiêu chặt chẽ
Đây là nền tảng, cũng là bước đầu tiên cần làm càng sớm càng tốt, vì nếu không quản lý được chi tiêu, bạn sẽ rất dễ rơi vào cảnh chẳng hiểu tiền mình làm ra đã “chạy” đâu mất. Thậm chí, còn có thể nợ nần vì chi nhiều hơn thu.
Ảnh minh họa
Hãy bắt đầu quản lý chi tiêu bằng cách ghi chép lại từng khoản chi trong 1 ngày. Sau 1-2 tháng, nhìn lại danh sách ấy, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra đâu là những khoản chi tốn kém một cách không cần thiết, cần tiết chế lại. Phải biết “tiền chạy đi đâu” thì mới quản được tiền, thế nên, đừng lười!
2 – Tiết kiệm hàng tháng ngay cả khi thu nhập chưa cao
Ranh giới giữa “đợi lương cao rồi tiết kiệm” và “không bao giờ tiết kiệm” thực ra rất mong manh. Lương bao nhiêu là cao? Chắc chắn chẳng ai có thể đưa ra một con số cụ thể, đúng với tất cả, vì nhu cầu chi tiêu của mỗi người là khác nhau.
Chưa kể, cũng không có gì đảm bảo thu nhập tăng mà mức chi tiêu không tăng. Thế nên, đừng đợi lương cao mới tiết kiệm. Lương chưa cao thì tiết kiệm ít, từng chút, từng chút một. Trước tiên là để hình thành thói quen tiết kiệm rồi sau đó mới bàn tới con số.
Yếu tố quan trọng nhất, quyết định bạn có tiết kiệm thành công hay không, chính là tính bền bỉ. Mỗi ngày tiết kiệm 30k mà duy trì được liên tục trong 365 ngày vẫn tốt hơn là hôm nay tiết kiệm hẳn 500k, rồi mai thấy oải quá nên “tiêu bù” và chẳng thèm tiết kiệm nữa.
3 – Xây dựng quỹ dự phòng
Nếu bạn chưa biết: Quỹ dự phòng (hay còn gọi là quỹ khẩn cấp) là khoản tiền được trích ra từ thu nhập hàng tháng, dùng để phục vụ cho những sự kiện rủi ro bất ngờ. Số tiền này không phải là tiền tiết kiệm để mua xe, mua nhà, hay cho những chuyến du lịch,…
Nói cách khác, quỹ dự phòng không phải là khoản quỹ dùng để chi tiêu cho các nhu cầu đã hoạch định từ trước, cũng không phải là khoản tiền phục vụ các mục tiêu lớn trong tương lai dài hạn.
Quỹ dự phòng nên tương đương với tiền sinh hoạt phí trong vòng ít nhất 6 tháng. Vì mỗi người có một mức sống, mức chi tiêu khác nhau nên cũng không có một con số cụ thể nào cho tiền trong quỹ dự phòng. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu xây dựng khoản quỹ này bằng cách trích 10% thu nhập mỗi tháng, làm đều đặn hàng tháng và không dừng lại ngay cả thi đã có đủ 6 tháng tiền sinh hoạt phí trong quỹ dự phòng.
Việc xây dựng quỹ dự phòng giúp chúng ta sống an tâm hơn, và có tiền để trang trải cho những tình huống bất ngờ mà không tiêu lẹm vào tiền tiết kiệm.
Mẹ Hà Nội vẫn lạc quan dù không có thưởng Tết, đăng 1 bức ảnh khiến hàng ngàn phải người thả tim
"Có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít".
"Không có thưởng Tết" - Chỉ cần nghe tới 4 từ này thôi, chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy tâm trạng có phần trùng xuống. Nhưng nghĩ theo hướng tích cực hơn, có buồn rầu cũng chẳng giải quyết được vấn đề, chi bằng tự sốc lại tinh thần, động viên chính mình, chẳng phải sẽ tốt hơn sao?
Đó chính là suy nghĩ của một người mẹ đơn thân, đang một mình nuôi con nhỏ. Trong bài đăng của mình, cô cho biết năm qua đã mua được mảnh đất nhỏ, cũng cố gắng tích góp để ra Tết có thể xây được căn nhà, 2 mẹ con thế là thoát cảnh ở thuê.
"Năm vừa rồi, mình cố gắng tích góp, vay thêm Ngân hàng mua mảnh đất. Ăn Tết xong lại cố gắng xây cái nhà nho nhỏ. Mình làm bên ngoài nên không có thưởng Tết. Năm nay ăn Tết mà mẹ con không có đồng nào cũng có chút buồn. Thôi thì chỉ mong có sức khỏe, bình an, khó khăn nào rồi cũng qua. Có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít" - Cô chia sẻ.
Bức ảnh các khoản chi hàng tháng do cô đăng tải
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người dành lời an ủi, động viên cho bà mẹ này. Tết không dư dả lắm, nhưng năm qua cô đã mua được đất, và năm tới xây được nhà, thế là quá ok!
"Sinh con rồi nuôi con mới thấy, danh sách chi tiêu không có tiền thuốc men, đi bệnh viện là hạnh phúc rồi. Chúc 2 mẹ con chân cứng đá mềm, biết đủ là hạnh phúc".
"Bạn giỏi quá, mình nuôi 2 đứa con, không có nợ nần mà vẫn thấy đuối. Cứ loay hoay không biết làm thêm gì để cho con được thoải mái thêm chút".
"Nể quá, chúc chị mạnh mẽ, chúc 2 mẹ con luôn khoẻ mạnh. Nhà em 2 vợ chồng mà còn chưa mua được mảnh đất nào như chị".
Chủ động làm 3 việc để không bị động tài chính khi đón Tết
Tết năm nào cũng có, vậy nhưng với không ít người, cứ đến Tết là thấy... hết tiền, là lo lắng, sợ không đủ tiền tiêu Tết. Đành rằng vật giá mỗi năm một khác, chúng ta không thể dự trù chính xác 100% tổng chi phí đón Tết, nhưng ít nhất, có dự trù vẫn hơn.
Ảnh minh hoạ
Trạng thái đón Tết trong bị động, trong thấp thỏm âu lo cũng sẽ được giải quyết phần nào nhờ 3 việc dưới đây.
1. Tiết kiệm thêm tiền tiêu Tết càng sớm càng tốt
Người độc thân sẽ không tiêu Tết giống người đã có gia đình, số tiền cần tiết kiệm để tiêu Tết vì thế cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù đang ở trạng thái nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dự trù, áng chừng ngân sách tiêu Tết bằng việc rạch ròi từng khoản chi cụ thể.
- Tiền đi lại (cả 2 chiều)
- Tiền lì xì (ông bà, bố mẹ, các cháu, con của bạn bè,...)
- Tiền chăm sóc bản thân (mua quần áo, làm tóc, làm nail,...)
- Tiền mua thực phẩm (bánh chưng, gà, giò chả,...)
Sau khi liệt kê tất cả các nhu cầu của bản thân (và gia đình) trong dịp Tết cùng mức ngân sách cho từng khoản, nếu cảm thấy tổng số tiền hơi cao, bạn có thể tiếp tục rà lại từng nhu cầu, để tìm ra những mục có thể cắt giảm. ví dụ như giảm tiền mua quần áo và tiền làm nail trong mục "Tiền chăm sóc bản thân" chẳng hạn.
Khi đã chốt được mức ngân sách cuối cùng, bạn đem chia cho 12, là sẽ biết số tiền mình cần tiết kiệm mỗi tháng để đón Tết chủ động, đỡ áp lực tài chính.
2. Canh săn vé tàu, vé máy bay thường xuyên
Với những người xa quê, việc đặt mua vé máy bay hoặc vé tàu để về quê ăn Tết từ sớm không chỉ hạn chế tình trạng hết vé, dẫn tới nhỡ dở việc cá nhân; mà còn phần nào giúp bạn tiết kiệm được tiền. Vì càng gần ngày lễ, ngày Tết, giá vé máy bay và vé tàu sẽ càng cao.
Tùy vào dự định, lịch trình cá nhân mà bạn có thể cân nhắn mua vé từ trước, không nên để tình trạng tới sát ngày khởi hành mới lật đật tìm và đặt mua.
3 - Không tiêu hết thưởng Tết
Nếu đã có sự chuẩn bị, tiết kiệm thêm tiền tiêu Tết từ trước, khoản tiền thưởng Tết có lẽ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cả cái Tết của bạn.
Lúc này, đừng vung tay tiêu sạch tiền thưởng Tết. Thay vào đó, hãy tiết kiệm chính số tiền thưởng Tết ấy, để dành làm ngân sách tiêu Tết cho Tết sang năm, hoặc không, cũng coi như là một khoản tiền phòng thân.
Nghĩ một cách tích cực, thưởng Tết chính là phần quà cho cả 1 năm chúng ta đã nỗ lực làm việc, vậy mà lại tiêu hết sạch trong vòng vài ngày, vài tuần, chẳng phải là cũng có phần lãng phí hay sao?
Chưa kể, nghỉ Tết xong vẫn còn hơn 20 ngày mới tới ngày nhận lương. Chính vì vậy đừng quên để dành ra 1 khoản để trang trải cuộc sống sau Tết.
"Nể" cách vợ chồng tiết kiệm để mua đứt nhà 2,2 tỷ: Lương 40 triệu nhưng chỉ tiêu 8 triệu, nghỉ lễ cũng chăm đi làm Cả hai vợ chồng đã sớm trả hết nợ mua nhà nhờ quyết tâm cao và nỗ lực sống tiết kiệm Bí quyết mua được nhà trước tuổi 30: Lương 40 triệu nhưng chỉ tiêu 8 triệu Giá bất động sản tăng cao theo từng ngày ở thành phố lớn khiến giấc mơ "an cư lạc nghiệp" của nhiều vợ chồng trở nên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đến 40 tuổi tôi mới biết 5 món này chính là "thủ phạm" khiến ví tiền hao hụt mà cuộc sống chẳng khá hơn!

Vợ chồng nghỉ hưu ở tuổi 57 và căn hộ 89m khiến ai bước vào cũng trầm trồ: Chi 428 triệu, họ biến ngôi nhà thành một tác phẩm nghệ thuật sống

Chỉ một món đồ nhưng thu hút đến 3,1 triệu lượt xem: Bí mật gì khiến mọi người mê mẩn đến vậy?

Cặp đôi đem tâm lý học vào thiết kế tổ ấm

Cách bố trí phòng ngủ giúp ngủ ngon, tốt cho sức khỏe

Chỉ tốn 2.000 đồng, tôi đã "cứu" chiếc tủ lạnh khỏi mùi tanh hôi, cả nhà phải hỏi: "Sao nay tủ thơm thế?"

Căn nhà của cụ ông 93 tuổi khiến cả làng xôn xao, có người bảo: "Cuối đời tôi chỉ cần có thế..."

Mẹ đảm ở Yên Bái biến mảnh đất 1ha bỏ trống thành nhà vườn đẹp như tranh vẽ

Cách bố trí đèn phòng ngủ lãng mạn và nghệ thuật

Đây là lý do ngày càng nhiều người thích chuyển bàn ăn ra phòng khách, cư dân mạng bình luận: Thật thông minh!

Mẹ tôi không bao giờ tiêu quá 100 nghìn đồng cho một bữa ăn gia đình 4 người và đây là cách bà thực hiện!

Căn hộ 29m của một người phụ nữ trung niên: Không cần rộng, chỉ cần đủ để "sống chậm" và hạnh phúc
Có thể bạn quan tâm

Jay Park phủ nhận tin đồn sở hữu khối tài sản hơn 9 triệu USD
Sao châu á
06:33:51 01/05/2025
Tổng đạo diễn Ký Ức Vui Vẻ: "Tôi không hiểu mình làm gì sai để anh Tự Long phải lớn tiếng như vậy"
Tv show
06:30:00 01/05/2025
1 chi tiết đặc biệt trong bức ảnh của Hà Tăng và chồng doanh nhân khi xem diễu binh, diễu hành 30/4 gây sốt
Sao việt
06:25:00 01/05/2025
Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương
Tin nổi bật
06:13:18 01/05/2025
Thủ đoạn của 'ông trùm' bán thuốc hỗ trợ sinh lý giả, thu lợi 20 tỷ đồng
Pháp luật
06:10:31 01/05/2025
3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng
Ẩm thực
05:35:06 01/05/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025