Bức tranh trái ngược của các nước châu Âu sau 20 năm gia nhập EU
20 năm gia nhập EU của 10 nước châu Âu cho thấy những bức tranh trái ngược. Quá trình hội nhập này khiến dân số của các nước vùng Baltic suy giảm mạnh.
Tòa nhà Ủy ban châu Âu (EC) tại Brussels, Bỉ ngày 15/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo truyền thông Latvia, trong quý đầu tiên của năm 2024, số người chết ở Latvia cao gấp đôi số người sinh ra. Số lượng các cuộc kết hôn giảm 28,9%. Những con số này không có gì đáng ngạc nhiên khi xét tới những vấn đề kinh tế của Latvia: Số lượng việc làm đang giảm, giá thực phẩm, nhà ở và dịch vụ đang leo thang. Vsevolod Shimov, cố vấn của Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu vùng Baltic của Nga, đã phân tích tình hình các nước Baltic liên quan đến vấn đề này sau 20 năm gia nhập EU.
Kết quả khác nhau của quá trình hội nhập châu Âu
Tháng 5 năm nay đánh dấu 20 năm kể từ sự mở rộng lớn nhất của EU sang phía Đông. Năm 2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là CH Síp, CH Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan , Slovakia, Slovenia. Trong số 10 quốc gia này, những nước vùng Baltic đã trở thành thành viên EU với sự hưng phấn và kỳ vọng lạc quan của đông đảo người dân. Hai thập kỷ sau, rõ ràng là thực tế khác xa với những hy vọng “màu hồng” đó.
Có lẽ sự hội nhập châu Âu thành công nhất là với Slovenia và CH Séc. Hai quốc gia nhỏ nhưng công nghiệp hóa này, với nền kinh tế có lịch sử gắn bó chặt chẽ với Áo và Đức, đã trải qua một giai đoạn chuyển tiếp khá suôn sẻ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Họ hội nhập nhanh vào nền kinh tế châu Âu nhưng vẫn duy trì được thế mạnh riêng.
Video đang HOT
Ba Lan cũng hội nhập tốt so với bối cảnh chung dựa vào nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ theo tiêu chuẩn EU. Do đó, nước này thu hút được một số lượng lớn các cơ sở sản xuất ở châu Âu. Ba Lan đã trở thành một xưởng lắp ráp của EU. Một điều rõ ràng là “phép màu Ba Lan” là nhờ những khoản trợ cấp hào phóng của EU.
Dân số vùng Baltic giảm mạnh
Trong bối cảnh đó, thành quả của các quốc gia vùng Baltic có vẻ không mấy ấn tượng. Tuy nhiên, chính quyền ở các nước này đang tự tin đưa ra một bức tranh tốt về mọi việc.
Vấn đề trong quá trình hội nhập châu Âu đối với các nước vùng Baltic là họ có sự chuẩn bị hạn chế hơn nhiều cho quá trình này so với các nước khác. Trong lịch sử, các quốc gia vùng Baltic ít kết nối với châu Âu hơn Ba Lan. Toàn bộ cơ sở hạ tầng của các quốc gia này được xây dựng từ thời Đế chế Nga và Liên Xô, tập trung chủ yếu vào kết nối với phương Đông.
Trong khi đó, họ không có một ngành công nghiệp cạnh tranh phát triển nào có thể được các nhà đầu tư châu Âu quan tâm, như ở CH Séc hay Slovenia, và cũng không có một lượng lớn lao động giá rẻ có thể được sử dụng cho một cuộc công nghiệp hóa mới, như ở Ba Lan. Đồng thời, các nước vùng Baltic đã ngưng sản xuất và hạn chế hợp tác trong khuôn khổ Liên Xô cũ, từ những năm 1990, vì cho rằng điều này kéo họ trở lại “quá khứ thời Xô Viết”.
Suy giảm kinh tế mạnh đã dẫn đến tình trạng di cư lao động, tình trạng này càng gia tăng sau khi gia nhập EU. Kết quả là, năm 1991, dân số Litva là 3,7 triệu người, năm 2004 (năm gia nhập EU) – 3,4 triệu, thì đến năm 2023 chỉ còn 2,8 triệu (giảm 25%). Cùng giai đoạn, Latvia là 2,7 – 2,3 và 1,8 triệu (giảm 33%); Estonia: 1,7 – 1,37 và 1,36 triệu (giảm 20%).
Ở Estonia và Latvia, nơi có đông đảo người Nga thiểu số sinh sống, tỷ lệ này giảm nhanh hơn đáng kể. Nhưng cả chính quyền ở các nước Baltic và nhiều nhà quan sát bên ngoài đều không coi những gì đang xảy ra là một thảm họa. Hơn nữa, có những người ủng hộ “mô hình Baltic” này.
Điều đó là do quy mô và dân số nhỏ hóa ra lại là một lợi thế cho các nước vùng Baltic. Sau khi loại bỏ ngành công nghiệp của Liên Xô và dân số “dư thừa”, các nước vùng Baltic được tiếp cận với các khoản trợ cấp của EU và nguồn vốn tương đối nhỏ đó cũng đủ để duy trì vẻ ngoài của một “trật tự châu Âu” ở vùng Baltic.
Nga đối mặt với thách thức suy giảm dân số
Sự suy giảm nhân khẩu học của Nga sẽ sâu hơn, kéo dài hơn và gây tổn hại nhiều hơn dự kiến.
Dân số Nga ngày càng suy giảm. Ảnh: RIA Novosti
Cơ quan thống kê nhà nước Nga Rosstat mới đây đã đưa ra báo cáo thứ hai dự đoán rằng dân số nước này sẽ tiếp tục giảm và giảm hơn 7 triệu người vào năm 2046. Báo cáo đầu tiên của Rosstat được đưa ra vào cuối tháng 9 với ước tính rằng dân số Nga sẽ tiếp tục giảm đáng kể trong những năm tới.
Báo cáo cho biết dân số Nga sẽ giảm 3 triệu người vào năm 2030. Theo Paul Goble, một chuyên gia lâu năm về các vấn đề sắc tộc và tôn giáo ở Á-Âu, cả hai dự báo của Rosstat đều cho thấy sự suy giảm nhân khẩu học của Nga - được các chuyên gia dự đoán từ lâu - sẽ sâu sắc hơn, kéo dài hơn và gây tổn hại nhiều hơn những gì Điện Kremlin dự kiến.
Năm 2019, Liên hợp quốc đã công bố một đánh giá cho thấy dân số Nga có thể giảm một nửa vào năm 2100. Điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, như một số khu vực biên giới trở nên thiếu dân số. Sự suy giảm này sẽ đe dọa sự thống trị của người dân tộc Nga, vì xu hướng nhân khẩu học của người Nga còn tệ hơn so với nhiều nhóm không phải người Nga, đặc biệt là các nhóm Hồi giáo.
Dân số thấp hơn đáng kể sẽ ngày càng hạn chế khả năng mở rộng nền kinh tế của Moskva. Những dự đoán dài hạn như vậy có thể sai, nhưng ít nhất, chúng gây áp lực mới lên Điện Kremlin để thực hiện các bước cần thiết nhằm tăng tỷ lệ sinh và giảm tỷ lệ tử vong.
Cuộc xung đột ở Ukraine dường như đã thu hút sự chú ý khỏi thách thức nhân khẩu học này. Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn lạc quan về vấn đề trên, dường như tin rằng việc tăng cường chi trả cho những phụ nữ sinh nhiều con hơn và hạn chế phá thai sẽ giúp dân số Nga tăng trở lại.
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga và phương Tây cho rằng cách tiếp cận như vậy khó thành công. Họ lập luận rằng chỉ có sự cải thiện đáng kể về mức sống và sự chuyển đổi toàn diện các giá trị xã hội mới có thể ngăn chặn suy giảm nhân khẩu học. Tuy nhiên, ít chính trị gia Nga tin rằng đây là vấn đề khó khăn nhất mà nước Nga hiện nay phải đối mặt.
Hai dự báo mới của Rosstat có thể giúp thay đổi những quan điểm chính trị này. Những dự báo được đưa ra vào thời điểm các nhà nhân khẩu học độc lập của Nga cho biết tỷ lệ sinh sẻ trở nên tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
Ngoài ra, sự suy giảm đối với quy mô dân số có tác động đối với vấn đề về lực lượng lao động và nguồn lực để bổ sung cho các đơn vị quân sự ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nỗ lực luận tội Tổng thống Gruzia thất bại Tổng thống Zourabichvili đổ lỗi cho đảng cầm quyền đã làm tổn hại đến tương lai châu Âu của Gruzia khi tìm cách luận tội bà. Xe buýt đi ngang qua một áp phích bầu cử của ứng cử viên tổng thống Salome Zourabichvili vào tháng 11/2018. Ảnh: AFP/Getty Images Đảng cầm quyền Gruzia đã thất bại trong nỗ lực luận tội Tổng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ và Pakistan tiếp tục cấm không phận lẫn nhau

Ukraine phóng số lượng UAV kỷ lục trong 3 ngày để tấn công các mục tiêu của Nga

Thẩm phán liên bang Mỹ bảo toàn quy chế pháp lý cho các sinh viên quốc tế

Boeing tiếp tục tốn tiền vì máy bay 737 MAX

One UI 7 'đổ bộ' lên 4 thiết bị Galaxy tầm trung

Ông Trump dọa áp thuế 25% nếu Apple không sản xuất iPhone tại Mỹ

Quân đội Thái Lan và Trung Quốc đạt 'đồng thuận quan trọng' về chiến lược

Iran dọa đáp trả quyết liệt các cuộc tấn công quân sự từ Israel

Rộ tin Philippines lên lịch luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

Triều Tiên điều tra toàn diện về vụ tai nạn hạ thủy tàu chiến

Quan chức Mỹ - Trung cam kết duy trì các kênh liên lạc mở

Thủ tướng Israel bổ nhiệm lãnh đạo tình báo mới, phớt lờ quy định tòa án
Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh chụp màn hình đoạn tin nhắn Zalo giữa con gái và mẹ đang gây sốt trên Threads
Netizen
19:32:28 24/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi ghi điểm với 1 hành động tại Miss World
Sao việt
19:31:53 24/05/2025
Nguyễn Filip khiến vị trí của Đình Triệu lung lay
Sao thể thao
19:27:27 24/05/2025
Nhan sắc gây sốc của nữ idol nhảy đỉnh nhất gen 4 Kpop
Nhạc quốc tế
19:26:25 24/05/2025
Đang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặng
Tin nổi bật
18:17:53 24/05/2025
Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng
Xe máy
18:12:23 24/05/2025
Chống nắng cực chất với mũ rộng vành
Thời trang
18:01:22 24/05/2025
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời
Sao âu mỹ
17:55:48 24/05/2025
AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản
Thế giới số
17:21:19 24/05/2025
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện
Ôtô
17:18:21 24/05/2025