Bước đi mới trong chiến lược quốc phòng của Nhật Bản
Nhật Bản sẽ cấp khoản vay ưu đãi cho một số tập đoàn sản xuất vũ khí để đẩy mạnh xuất khẩu máy bay quân sự. Đây là bước đi mới trong chiến lược mở rộng tiềm lực quốc phòng của Tokyo và được lần đầu tiên được áp dụng từ sau Thế chiến II.
Thủy phi cơ tìm kiếm cứu hộ US-2 là một trong hai loại máy bay quân sự đầu tiên được Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo các quan chức am hiểu về tiến trình xây dựng chính sách quân sự của Nhật Bản, chính phủ nước này đã chỉ thị cho một ngân hàng nhà nước cấp các khoản vay lãi suất thấp để giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu máy bay quân sự.
Chính sách này không chỉ giúp tăng cường khả năng tự lực của quân đội Nhật Bản, mà còn mở ra những thị trường quốc tế mới mang lại cho các nhà thầu quốc phòng ở nước này những hợp đồng béo bở hàng chục tỷ USD trong vài năm tới.
Quan trọng hơn cả là nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt mang tính cách mạng trong chính sách cấm xuất khẩu thiết bị quân sự đã được Tokyo áp dụng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Trước đây, Nhật Bản từng là một trong những nước có nền quân sự và kỹ thuận quân sự hùng mạnh. Tuy nhiên, sau khi thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ II, nước này phải thực thi Hiến pháp Hòa bình do Mỹ soạn thảo và thông qua năm 1974.
Hiến pháp quy định rõ Nhật Bản phải chấm dứt chiến tranh và không được phép phát triển lực lượng quân đội thường trực. Tất cả các đơn vị sản xuất thiết bị quân sự phải chuyển sang lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, từ những năm 60 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã cho khôi phục hoạt động của một số tập đoàn sản xuất thiết bị quân sự, nhưng chỉ ở quy mô nhỏ để phục vụ mục tiêu phòng vệ đơn thuần.
Video đang HOT
Nhưng với chính sách mới này, từ nay các tập đoàn này đã có thể mở rộng hoạt động để hướng tới mục tiêu xuất khẩu ra các thị trường bên ngoài. Điều này tất yếu cũng sẽ làm tăng thêm mối quan hệ căng thẳng vốn có giữa Nhật Bản với quốc gia láng giềng Trung Quốc, nước luôn phản đối mọi biện pháp tăng cường tiềm lực quốc phòng của Nhật Bản do lo ngại những xung đột có thể xảy ra ở vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông, hay nguy cơ khó có thể cạnh tranh với Tokyo trên thị trường xuất khẩu vũ khí khu vực.
Theo các nguồn tin không chính thức, trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hai loại máy bay vận tải quân sự là C-2 của Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki và máy bay đổ bộ US-2 của Tập đoàn công nghiệp ShinMaywa.
Vũ Anh
Theo Dantri
Tàu chiến Nhật xông vào giữa cuộc tập trận của Trung Quốc?
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (31/10) đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối chính thức về mặt ngoại giao đối với cái mà nước này gọi là "hành động khiêu khích nguy hiểm" của phía Nhật Bản khi theo dõi một cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Ảnh minh họa
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cáo buộc một tàu chiến và một máy bay quân sự của Nhật Bản đã làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của Trung Quốc hồi cuối tuần trước. Tuy nhiên, ông Yang không cho biết cụ thể địa điểm chính xác nơi diễn ra cuộc tập trận.
Ông Yang còn cáo buộc, các tàu và máy bay của Nhật Bản đã tìm cách thu thập thông tin về cuộc tập trận của họ.
Ông Yang cho biết, phía Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản phải "suy nghĩ về sai lầm của mình, có những hành động cụ thể, thực tế để sửa chữa lỗi lầm và chấm dứt ngay các hành động quấy rối các cuộc tập trận hợp pháp của Trung Quốc đồng thời đảm bảo những vụ việc tương tự như vậy không tái diễn". "Nếu không, phía Nhật Bản sẽ phải chịu mọi hậu quả", ông Yang cảnh báo.
Theo lời ông Yang, hôm 23/10, Trung Quốc đã phát đi một cảnh báo thông qua Tổ chức Hàng hải Quốc tế về việc Hải quân nước này sẽ tiến hành một cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật ở một khu vực nhất định thuộc Tây Thái Bình Dương trong thời gian từ ngày 24/10 đến 1/11. Tàu thuyền và máy bay các nước khác đã được khuyến cáo tránh xa khu vực tập trận.
Tuy nhiên, bất chấp điều đó, tàu Số 107 của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã phớt lờ những yêu cầu liên tiếp của phía Trung Quốc, cố tình xâm phạm vào vùng tập trận lúc khoảng 10h41 sáng ngày 25/10. Tàu chiến của Nhật Bản đã ở trong vùng tập trận cho đến 7h32 sáng ngày 28/10, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tố cáo như vậy. Ông này còn tố thêm rằng, các máy bay do thám của Nhật Bản liên tục ra vào vùng tập trận của phía Trung Quốc.
Trong suốt cuộc tập trận của hạm đội hải quân Trung Quốc, các tàu chiến và máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tiến hành những hoạt động do thám, giám sát, theo dõi ở cường độ cao, ông Yang cáo buộc.
"Điều đó không chỉ là hành động can thiệp vào cuộc tập trận thông thường của chúng tôi mà gây nguy hiểm đến sự an toàn của các tàu thuyền, máy bay của chúng tôi. Diễn biến này còn có thể dẫn đến một sự tính toán sai lầm, một tai nạn rủi ro hay một sự việc vô tình bất ngờ xảy ra. Những hành động và việc làm đó của Nhật Bản không chỉ đi ngược lại các thông lệ quốc tế mà còn vi phạm các quy định trong quan hệ quốc tế", phát ngôn viên Yang đã nói như vậy tại cuộc họp báo.
Ông Yang chỉ trích gay gắt rằng: "Đó là một hành đông khiêu khích cực kỳ nguy hiểm và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chính gửi văn bản phản đối chính thức đến phía Nhật Bản", ông Yang nói thêm. Những văn bản phản đối như vậy thông thường thường được gửi qua kênh Bộ Ngoại giao. Vì thế, bước đi vừa rồi của Bộ Quốc phòng Trung Quốc là rất bất thường. Nó cho thấy quân đội Trung Quốc đang thực sự tức giận.
Đối đầu Trung-Nhật diễn biến đáng lo ngại
Hiện tại, Nhật Bản chưa đưa ra phản ứng gì trước những lời tố cáo và chỉ trích nói trên của phía Trung Quốc.
Trong khi đó, một cựu sĩ quan quân đội Nhật Bản tuần này cho rằng, tình hình ở biển Hoa Đông đang thực sự đáng lo ngại. "Vì Trung Quốc đang ngày trở nên tích cực hơn nên chúng tôi có nhiều cơ hội để đối đầu nhau hơn. Nếu có chuyện gì đó tình cờ xảy ra, nó rất có thể sẽ làm cho quan hệ giữa hai nước xấu đi trầm trọng".
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang bị phủ bóng đen bởi một cuộc tranh chấp nóng bỏng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ sau khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái, quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ.
Tàu thuyền sau này là cả máy bay chiến đấu của hai nước Trung-Nhật thường xuyên rượt đuổi, đối đầu nhau đầy nguy hiểm ở gần quần đảo tranh chấp, làm dấy lên nguy cơ một cuộc va chạm vô tình hay một sự việc không có chủ đích có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự đáng sợ.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự kiểm soát của Tokyo nhưng Bắc Kinh được cho là đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Tuy nhiên, chiến lược của Trung Quốc đang vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Nhật Bản, đặc biệt kể từ khi Thủ tướng Abe lên cầm quyền. Chính quyền ở Tokyo đã cho thấy, họ sẽ không nhân nhượng trước một Bắc Kinh ngày một quyết liệt và cứng rắn.
Hồi cuối tuần vừa rồi, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích thông tin trên báo chí Nhật Bản về việc Thủ tướng Abe thông qua một chính sách cho phép lực lượng của họ bắn hạ máy bay không người lái xâm phạm không phận Nhật Bản. Ông Abe tuyên bố, Tokyo sẵn sàng đối đầu quyết liệt hơn với Bắc Kinh và sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động phá vỡ thế nguyên trạng nào trong khu vực, ám chỉ đến quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Hàn Quốc sợ Nhật Bản đưa quân ra nước ngoài Hàn Quốc đang lo sợ việc Mỹ đồng ý với việc Nhật Bản sửa đối hiến pháp và có thể đưa quân đi tác chiến ở nước ngoài. Ngày 30/10, một quan chức cao cấp trong chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu Mỹ "nhìn nhận" chủ quyền của Hàn Quốc trước khi nhất trí cho Nhật Bản triển khai lực lượng quân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, bé trai 5 tuổi tử vong thương tâm ở Malaysia: Chia sẻ đẫm nước mắt của người bố

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan
Có thể bạn quan tâm

"Người tình màn ảnh" của Song Joong Ki mất thị lực khi quay show, cảnh tỉnh cả showbiz Hàn Quốc
Sao châu á
13:49:45 04/05/2025
5 khách sạn kỳ lạ nhất trên thế giới
Sáng tạo
13:48:51 04/05/2025
Sao nam Vbiz mua nhà 140 cây vàng từ 20 năm trước: BĐS trải khắp từ Bắc vào Nam, hiện tại vẫn lẻ bóng
Sao việt
13:44:56 04/05/2025
Vụ cha kêu oan cho con ở VL: có tới 2 biên bản khám nghiệm, 2 LS khui tin sốc
Tin nổi bật
13:38:30 04/05/2025
Toyota Camry 2026 bổ sung thêm phiên bản Nightshade với thiết kế siêu ngầu, tiết kiệm xăng đáng nể
Ôtô
12:36:34 04/05/2025
60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi
Trắc nghiệm
11:34:18 04/05/2025
Bắt giữ 7 đối tượng mang súng tự chế vào rừng săn bắn
Pháp luật
11:29:06 04/05/2025
Nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn lên ngôi Quán quân Chị Đẹp, có ông là nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán Hiệp Định Paris
Nhạc việt
11:28:54 04/05/2025
Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người
Netizen
11:24:39 04/05/2025
Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025