Bước đi táo bạo
Trong khuôn khổ chuyến công du vùng Vịnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố kế hoạch dỡ bỏ trừng phạt đối với Syria để trao cho quốc gia Trung Đông bị chiến tranh tàn phá này “cơ hội đạt được sự vĩ đại” và “tỏa sáng”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại diễn đàn đầu tư Mỹ – Saudi Arabia ở Riyadh, Saudi Arabia, tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria, nhấn mạnh hiện tại “là lúc để Syria tiến về phía trước”. Ảnh: THX/TTXVN
Quyết định táo bạo trên được đưa ra chỉ vài tháng sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ vào tháng 12/2024 và chính phủ lâm thời do ông Ahmed al-Sharaa lãnh đạo được thành lập. Động thái này đán.h dấu sự thay đổi lớn đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trung Đông kể từ khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ thứ hai và mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Washington và Damascus.
Quyết định của Mỹ nhận được sự hoan nghênh từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, mặc dù vẫn còn sự nghi ngờ sâu sắc từ Israel về chính quyền của ông al-Sharaa. Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria, ông Geir Pedersen, nhận định: “Điều này rất quan trọng để có thể cung cấp các dịch vụ thiết yếu, bao gồm y tế và giáo dục, phục hồi nền kinh tế Syria, mở ra sự hỗ trợ có ý nghĩa từ khu vực và cho phép nhiều người Syria đóng góp tích cực vào nỗ lực quốc gia nhằm tái thiết đất nước của họ”.
Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia, hai đồng minh của Mỹ trong khu vực, đã ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với chính phủ mới của Syria.
Cả hai nước đều đã cung cấp viện trợ cho Syria, và Saudi Arabia đã đề nghị trả một số khoản nợ của quốc gia này, hai hoạt động có thể vi phạm lệnh trừng phạt.
Quyết định hợp thời
Theo giới phân tích, việc Mỹ nới lỏng cấm vận không phải là hành động bột phát, mà là kết quả của những thay đổi mang tính chiến lược trong nội bộ Syria. Chính phủ mới, dù vẫn còn mang tính kế thừa, đã có những phát ngôn cởi mở hơn về đối thoại dân tộc, tái thiết đất nước và hợp tác quốc tế. Sự xuất hiện của một số gương mặt mới trong bộ máy cầm quyền – bao gồm cả những nhân vật được cho là kỹ trị và ôn hòa hơn – đã gửi đi thông điệp rằng Damascus muốn phá vỡ thế bế tắc chính trị kéo dài. Thậm chí, Tổng thống lâm thời Syria al-Sharaa đã dần giành được tính hợp pháp quốc tế cho chính phủ của mình với việc Mỹ xóa bỏ lệnh bắt giữ ông và ông có thể công du quốc tế, gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả ở Saudi Arabia và Pháp.
Washington, vốn luôn bị ch.ỉ tríc.h vì các chính sách cấm vận “trừng phạt tập thể” người dân Syria, nay có lý do để điều chỉnh chiến lược. Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm – tập trung vào lĩnh vực nhân đạo, y tế và tài chính dân sự – là cách Mỹ thể hiện sự ủng hộ thận trọng đối với tiến trình cải tổ đang manh nha tại Syria.
Chỉ mới đây, chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn còn giữ khoảng cách với chính quyền non trẻ của ông al-Shara, người Mỹ từng treo thưởng 10 triệu USD để bắt giữ do những hành động khi còn đứng đầu chi nhánh của al-Qaeda tại Syria (được gọi là Mặt trận Al Nusra), cũng như lời hứa bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số của ông.
Video đang HOT
Chính quyền Mỹ đã đưa ra các yêu cầu liên quan đến chống khủn.g b.ố và các vấn đề khác mà Washington cho biết phải được đáp ứng để xem xét việc nới lỏng các lệnh trừng phạt. Chính phủ Syria cho biết một số yêu cầu, chẳng hạn như lệnh cấm các chiến binh nước ngoài trong chính phủ và lực lượng vũ trang của Syria, phải được đàm phán. Nhưng đồng thời, họ đã có những động thái hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu khác. Syria gần đây đã đưa một nhóm chuyên gia pháp y từ Qatar đến để tìm kiếm hà.i cố.t của những người Mỹ b.ị giế.t hại. Theo các quan chức Syria, chính quyền mới tìm cách tránh xung đột với tất cả các nước láng giềng, bao gồm cả Israel, và hoan nghênh đầu tư của Mỹ.
Một ngày sau khi công bố sẽ xóa bỏ các lệnh trừng phạt hà khắc, Tổng thống Trump đã có cuộc gặp mang tính lịch sử với ông al-Sharaa với sự chứng kiến của Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa tổng thống hai nước trong vòng 25 năm qua và được thực hiện ngay trong những ngày đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông của ông Trump, được xem như bước ngoặt lớn đối với cả hai phía.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đán.h giá việc nới lỏng trừng phạt là một quyết định táo bạo, hy vọng lãnh đạo mới của Syria sẽ tận dụng cơ hội này. Ông Rubio cũng đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Syria Asaad al-Shaibani tại Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ Lindsey Graham cho biết trong một tuyên bố rằng ông “rất thiên về ” ủng hộ việc nới lỏng lệnh trừng phạt trong các điều kiện phù hợp. Theo ông: “Chính phủ mới thành lập này ở Syria có thể là một khoản đầu tư tốt và có thể là con đường thống nhất Syria, biến nơi này thành một phần ổn định của khu vực”.
Cơ hội và thách thức
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa (phải, phía trước) tại cuộc gặp ở Riyadh, Saudi Arabia, ngày 14/5/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Việc tuyên bố sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Syria và các cuộc gặp ngay sau đó phản ánh sự điều chỉnh trong chiến lược của Mỹ tại Trung Đông. Sau hơn một thập kỷ can thiệp quân sự và áp đặt trừng phạt, Washington nhận ra rằng các biện pháp này không đạt được hiệu quả như mong muốn và thậm chí còn làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo tại Syria, đặc biệt khi các nước trong khu vực đang chuyển hướng. Dỡ bỏ cấm vận có chọn lọc là cách để Mỹ giữ vai trò ảnh hưởng và khuyến khích cải cách.
Tổng thống Trump đã bày tỏ hy vọng Syria có thể tham gia Hiệp định Abraham cùng với các quốc gia Arab và Hồi giáo khác để bình thường hóa quan hệ với Israel, một đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực nhưng lại không được Washington tham vấn trước về quyết định công nhận chính phủ mới ở Syria.
Ông Trump cho biết quyết định được đưa ra sau các cuộc thảo luận với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, trong đó hai nhà lãnh đạo kêu gọi Washington nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tái thiết Syria.
Nền kinh tế Syria đã bị tê liệt trong nhiều năm do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Biện pháp khắc nghiệt nhất là Đạo luật Caesar năm 2019 của Mỹ, áp đặt các lệnh trừng phạt rộng rãi hạn chế các cá nhân, công ty hoặc chính phủ khỏi các hoạt động kinh tế được cho là “hỗ trợ nỗ lực chiến tranh” của chính quyền cũ.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế của Syria đã suy giảm hơn một nửa trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020. Tính đến năm 2022, tình trạng nghèo đói đã ảnh hưởng đến 69% dân số nước này. WB cho biết trong bốn người Syria thì có hơn một người bị ảnh hưởng của tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2022, đồng thời cho rằng con số đó có khả năng còn tồi tệ hơn sau trận động đất tàn khốc vào tháng 2/2023.
Các quốc gia vùng Vịnh rất muốn đầu tư vào Syria và hỗ trợ nền kinh tế của nước này nhưng vẫn cảnh giác với việc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Động thái của Mỹ có khả năng sẽ xóa bỏ những rào cản như vậy, mở đường cho các khoản đầu tư ước tính lên tới hàng tỷ USD.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết ông al-Sharaa đã “bày tỏ hy vọng Syria sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại giữa Đông và Tây, đồng thời mời gọi các công ty Mỹ đầu tư vào ngành dầu khí của Syria”.
Hầu hết các luật trừng phạt do Quốc hội Mỹ thông qua, bao gồm cả gói trừng phạt cứng rắn năm 2019 đối với Syria, đều bao gồm một điều khoản cho phép tổng thống đình chỉ chúng nếu chủ nhân Nhà Trắng cho rằng điều đó vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Trump tuyên bố dỡ bỏ toàn bộ các lệnh cấm vận, nhưng quá trình này không hề đơn giản, có thể mất nhiều tháng để thực hiện, do cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ quan chính phủ và quốc hội Mỹ.
Theo Ngoại trưởng Rubio, việc giảm nhẹ trừng phạt có thể được thực hiện dưới hình thức miễn trừ để cho phép kinh doanh tại Syria. Ông cũng gợi ý rằng chính quyền có thể “sớm” yêu cầu các nhà lập pháp bãi bỏ vĩnh viễn một số lệnh trừng phạt.
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Syria, mở đường cho hoạt động đầu tư quốc tế vào quốc gia Trung Đông này, Chính phủ Syria và Tập đoàn DP World của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã ký biên bản ghi nhớ, trị giá 800 triệu USD, nhằm phát triển cảng Tartous.
WB cũng cho biết ngân hàng này sẽ tái khởi động hoạt động tại Syria sau khi Saudi Arabia và Qatar thanh toán các khoản nợ tồn đọng của Damascus, với dự án đầu tiên sẽ tập trung vào cải thiện khả năng tiếp cận điện năng – bước đầu tiên trong kế hoạch tăng cường hỗ trợ của WB nhằm giải quyết những nhu cầu cấp bách của Syria và đầu tư vào phát triển dài hạn.
Việc dỡ bỏ cấm vận mở ra cơ hội lớn cho Syria trong việc tái thiết đất nước sau hơn một thập kỷ nội chiến. Các lĩnh vực như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và kinh tế có thể nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, thách thức cũng không nhỏ. Chính phủ lâm thời cần thực hiện các cải cách chính trị, đảm bảo an ninh và ổn định, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài để phục hồi nền kinh tế. Thành công của quyết định này phụ thuộc vào cam kết và hành động thực chất từ cả hai phía Mỹ và Syria, cũng như sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) có món quà đặc biệt gửi tới Tổng thống Mỹ Donald Trump khi nhà lãnh đạo công du Trung Đông.
Tổng thống Donald Trump cầm giọt dầu mà ông được UAE tặng trong chuyến công du Trung Đông (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Donald Trump đã đùa vui về món quà từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hôm thứ 16/5, khi ông được tặng một chiếc hộp chỉ chứa đúng một giọt dầu từ các quan chức UAE.
"Đây là loại dầu chất lượng cao nhất hành tinh. Nhưng họ chỉ cho tôi một giọt", ông Trump nói và bật cười.
Tuy nhiên, một giọt dầu đó có thể mang ý nghĩa lớn hơn nhiều.
Là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, UAE từng tuyên bố sẽ tổ chức lễ kỷ niệm khi sản xuất thùng dầu cuối cùng, trong bối cảnh quốc gia này đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
"Trong 50 năm nữa, chúng tôi sẽ ăn mừng thùng dầu cuối cùng. Dầu mỏ là tài nguyên có thể cạn kiệt, vì vậy chúng ta phải xây dựng các kế hoạch phát triển tương lai dựa trên thực tế này", Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan từng phát biểu vào năm 2015.
Hiện nay, dầu mỏ chiếm khoảng 60% doanh thu ngân sách chính phủ của UAE, nhưng chỉ đóng góp dưới 30% GDP, tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng nhiều dầu mỏ trong khu vực Vùng Vịnh.
Hôm nay, Tổng thống Donald Trump đã đến Qasr Al Watan, dinh tổng thống tại Abu Dhabi. Ông tham dự một buổi ăn sáng bàn tròn cùng các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và UAE, với sự tham gia của Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan.
Ngày 16/5 đán.h dấu ngày thứ 4 và cũng là ngày cuối cùng trong chuyến công du Trung Đông kéo dài ba chặng với lịch trình dày đặc của Tổng thống Trump. Ông đã thương lượng hàng loạt các thỏa thuận hợp tác kinh tế với tổng giá trị ước tính 2.000 tỷ USD trong những ngày qua.
Mỹ và Qatar ký kết các thỏa thuận kinh tế lịch sử trị giá 1.200 tỷ USD Ngày 14/5, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đạt được những cam kết kinh tế lịch sử trị giá 1.200 tỷ USD trong chuyến công du Qatar. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, Tổng thống Mỹ Donald Trump và phái đoàn tháp tùng đã được Quốc vương Qatar...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấ.n côn.g?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệ.t mạn.g

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắ.n với Ukraine

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hun.g kh.í rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xó.t x.a
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây ta.i nạ.n chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025