Bước ngoặt lịch sử của thương mại toàn cầu và sự hình thành của ba khối kinh tế lớn
Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang hướng thế giới vào kỷ nguyên phi toàn cầu hóa, nơi ba cực kinh tế lớn nổi lên, định hình lại chuỗi cung ứng , thương mại và quyền lực địa chính trị toàn cầu.
Quang cảnh cảng hàng hóa tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Thương mại toàn cầu đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử. Những chính sách thuế quan mới từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không chỉ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại mà còn đẩy nhanh xu hướng phi toàn cầu hóa, dẫn đến sự hình thành rõ rệt của ba khối kinh tế lớn. Theo nhận định của Jason Ma, Phó Tổng Biên tập Weekend Editor của Tạp chí Fortune (Mỹ) mới đây, thế giới đang chuyển mình từ một nền kinh tế toàn cầu hóa sang một thế giới ba cực với Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) là những đầu tàu.
Bối cảnh hình thành ba khối kinh tế
Kỷ nguyên của những rào cản thương mại thấp và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đã dần suy yếu. Mặc dù xu hướng phi toàn cầu hóa đã manh nha trước khi Tổng thống Trump khởi xướng cuộc chiến thương, nhưng các chính sách thuế quan của ông đã thực sự thúc đẩy quá trình này, khiến nhiều đồng minh của Mỹ phải đặt câu hỏi về vai trò của Washington trên trường quốc tế. Thậm chí, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen từng tuyên bố vào tháng 4 năm nay rằng “phương Tây như chúng ta từng biết không còn tồn tại nữa”.
Dù Tổng thống Trump có thể đã rút lại một số mức thuế cao nhất, nhưng thuế quan vẫn sẽ là một công cụ chính sách quan trọng. Ông từng tuyên bố Mỹ sẽ đơn phương áp dụng mức thuế lên tới 70% trong những ngày tới. Trong bối cảnh đó, các nhà kinh tế tại Wells Fargo, công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia, đã phác thảo một kịch bản giả định về một thế giới được chia thành ba khối thương mại: Khối Mỹ, Trung Quốc và EU.
Wells Fargo nhận định: “Phi toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự cạnh tranh địa chính trị và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc”. Các sự kiện gần đây cho thấy khả năng phân chia sâu sắc hơn trật tự kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, việc EU theo đuổi một hướng đi địa chính trị và kinh tế riêng không còn là điều khó hiểu.
Đặc điểm của ba khối kinh tế toàn cầu
Thứ nhất, khối Mỹ: Củng cố ảnh hưởng toàn cầu . Khối Mỹ được xây dựng dựa trên nền tảng liên minh truyền thống, chia sẻ các giá trị tự do thương mại định hướng Mỹ và cam kết kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc cũng như các nền kinh tế “phi thị trường”. Với chính sách “Nước Mỹ trên hết”, khối này tập hợp các quốc gia sẵn sàng duy trì thương mại cởi mở nhưng trong một hệ thống do Mỹ dẫn dắt. Các quốc gia tiêu biểu gồm: Mỹ, Canada, Argentina, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Israel, Australia, New Zealand…
Lý do tham gia: Các quốc gia này được hưởng lợi lớn từ thị trường Mỹ, phụ thuộc vào đầu tư, chuỗi cung ứng và an ninh khu vực do Mỹ bảo trợ. Nhiều quốc gia cũng có quan hệ quốc phòng chặt chẽ với Mỹ. Một số quốc gia lựa chọn khối Mỹ để đối trọng với ảnh hưởng kinh tế – chính trị từ Trung Quốc hoặc Nga.
Thứ hai, khối Trung Quốc: Mở rộng ảnh hưởng nhờ sáng kiến Vành đai và Con đường . Khối Trung Quốc là sự kết hợp giữa các quốc gia có liên hệ kinh tế – chiến lược với Bắc Kinh, được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư hạ tầng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Việc Mỹ gia tăng thuế quan và hạn chế công nghệ đã buộc Trung Quốc phải tìm kiếm thị trường thay thế và củng cố các liên minh ngoài phương Tây. Các quốc gia tiêu biểu gồm: Trung Quốc, Nga, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Kazakhstan, Uzbekistan, Pakistan, Afghanistan, Iran, Algeria, Nigeria, Syria, Venezuela….
Lý do tham gia: Các nước này nhận được hỗ trợ tài chính và hạ tầng từ Trung Quốc, hoặc bị hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ – EU (như Iran, Syria, Venezuela). Nhiều quốc gia có liên minh chính trị hoặc quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh và/hoặc Moskva, hoặc đang tìm kiếm mô hình phát triển thay thế phương Tây.
Thứ ba, khối châu Âu (EU): Tái khẳng định độc lập địa chính trị . EU đang chuyển mình từ vai trò “cầu nối” sang một cực độc lập, đặc biệt sau khi Mỹ tăng thuế đối với cả hàng hóa EU. Chính sách đơn phương của Tổng thống Trump đã khiến EU nhận thức rõ hơn về sự cần thiết phải độc lập về chiến lược kinh tế và công nghệ. Các nước trong khối này hướng tới xây dựng một khối ổn định, dựa trên các quy chuẩn khắt khe về môi trường, công bằng xã hội và công nghệ bền vững.
Video đang HOT
Các quốc gia tiêu biểu: 27 nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine. Lý do tham gia: Các quốc gia này chia sẻ lợi ích chung về chính sách môi trường và kiểm soát công nghệ số. Họ muốn tránh bị kẹt giữa cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung và có năng lực định hình luật lệ kinh tế toàn cầu thông qua các chuẩn mực xuất khẩu (carbon, quyền riêng tư, AI).
Cảng hàng hóa Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Tác động kinh tế
Sự hình thành ba khối kinh tế này sẽ có những tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu. Wells Fargo dự báo rằng những thách thức pháp lý đối với thuế quan của Tổng thống Trump cuối cùng sẽ thất bại, và mức thuế suất thực tế sẽ được ấn định khoảng 14%. Mặc dù thấp hơn nhiều so với mức 70% mà ông Trump đề xuất, con số này vẫn là một sự gia tăng đáng kể so với mức thuế suất thực tế 2,3% vào cuối năm 2024.
Để phân tích sâu hơn, Wells Fargo đã xem xét 100 quốc gia chiếm 97% GDP toàn cầu và 93% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, sau đó phân chia họ thành ba khối. Theo số liệu năm 2023, khối Mỹ chiếm khoảng một nửa GDP toàn cầu, trong khi khối EU và khối Trung Quốc mỗi khối chiếm khoảng một phần tư.
Trong kịch bản thế giới ba cực, nơi mỗi khối áp dụng mức thuế quan 15% trên toàn khối đối với các khối khác, Wells Fargo đã sử dụng Mô hình kinh tế toàn cầu Oxford để ước tính GDP thực tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 9,1% từ năm 2025 đến năm 2029, thay vì mức 11% theo kịch bản cơ sở khi thương mại về cơ bản là tự do. Điều này đồng nghĩa với việc thế giới sẽ mất khoảng 3,8 nghìn tỷ USD GDP trong giai đoạn đó. Wells Fargo nhấn mạnh: “Những tác động làm giảm tăng trưởng của các loại thuế sẽ được cảm nhận trong hai năm đầu sau khi áp dụng, nhưng mức GDP toàn cầu sẽ không bao giờ trở lại mức cơ bản, ít nhất là trong giai đoạn dự báo mà chúng tôi xem xét”.
Ông Jason Ma nhận định rằng ba khối kinh tế này được hình thành dưới áp lực thương mại và cạnh tranh địa chính trị mới, mỗi khối phản ánh một mô hình phát triển, hệ giá trị và liên minh chiến lược khác nhau. Trong bối cảnh phi toàn cầu hóa, sự phân chia này sẽ tái định hình chuỗi cung ứng, đầu tư và chính sách công nghệ toàn cầu – không chỉ dựa trên lợi ích thị trường đơn thuần, mà còn dựa trên liên minh và sức mạnh địa chính trị. Mỹ đại diện cho sức mạnh thương mại kết hợp quân sự, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng bằng tài chính và đầu tư hạ tầng, còn EU đặt cược vào quy chuẩn đạo đức và phát triển bền vững. Thế giới đang chứng kiến một cuộc chuyển mình sâu sắc, nơi địa chính trị ngày càng đóng vai trò then chốt trong định hình kinh tế.
Những điểm mới và tác động từ 'tối hậu thư thuế quan' của Mỹ
Từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến Đông Nam Á - hàng loạt đối tác thương mại đối mặt mức thuế tăng sốc.
Tổng thống Trump đặt cược vào đàm phán cứng rắn để tái định hình trật tự kinh tế quốc tế.
Trong cuộc họp báo tại Washington, D.C., ngày 7/7/2025, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt công bố bức thư của Tổng thống Donald Trump gửi tới Tổng thống Hàn Quốc, trong đó thông báo mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc và Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng áp lực lên các đối tác thương mại bằng việc gửi thư thông báo áp thuế mới, đồng thời tạm hoãn thời điểm áp dụng đến ngày 1/8 (trừ Trung Quốc) nhằm tạo khoảng trống cho đàm phán - phản ánh rõ chiến lược đối ngoại mang tính giao dịch của ông nhằm đạt lợi ích kinh tế cụ thể.
Những điểm mới từ tối hậu thư thuế quan của Mỹ
Tổng thống Trump vừa tung ra làn sóng tối hậu thư thuế quan mới với nhiều điểm đáng chú ý, từ việc gia hạn thời hạn áp thuế đến danh sách các nước bị ảnh hưởng mở rộng đáng kể.
Thứ nhất, mức thuế tăng và danh sách dài hơn : Khác với kế hoạch ban đầu có hiệu lực vào ngày 9/7, Tổng thống Trump đã gia hạn thời hạn áp thuế đến ngày 1/8, tạo cơ hội đàm phán thêm cho các quốc gia. Tuy nhiên, mức thuế đe dọa lại được nâng lên đáng kể. Chỉ trong một ngày 7/7, ông Trump đã công bố 14 lá thư gửi đến các nhà lãnh đạo thế giới. Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba và Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung là những người đầu tiên nhận được thư với mức thuế 25%. Hai giờ sau, Malaysia, Kazakhstan, Nam Phi, Myanmar và Lào nhận thông báo về mức thuế lên tới 40%. Tiếp đó, Tunisia, Bosnia và Herzegovina (30%), Indonesia, Bangladesh, Serbia, Campuchia và Thái Lan cũng nhận được các lá thư tương tự.
So với thông báo hồi tháng 4 năm nay, một số nước chứng kiến mức thuế tăng như Nhật Bản (từ 24% lên 25%) và Malaysia (từ 24% lên 25%). Ngược lại, nhiều nước khác được "giảm nhẹ" như Tunisia (từ 28% xuống 25%), Bangladesh (từ 37% xuống 35%), Serbia (từ 37% xuống 35%), Lào (từ 48% xuống 40%), Myanmar (từ 44% xuống 40%), Campuchia (từ 49% xuống 36%). Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Thái Lan giữ nguyên mức thuế đã công bố.
Một quan chức Nhà Trắng xác nhận các mức thuế này sẽ "tách biệt với tất cả thuế suất theo ngành", không áp dụng chồng lên các mức thuế cụ thể hiện có như mức thuế ô tô 25%. Điều này cho thấy chiến lược được tính toán kỹ lưỡng, có thể dựa trên mức độ thâm hụt thương mại song phương hoặc mức độ sẵn lòng đàm phán của từng nước.
Thứ hai, EU - Ngoại lệ đáng ngạc nhiên : Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Liên minh châu Âu (EU) nổi lên như một ngoại lệ đáng ngạc nhiên khi dường như vẫn chưa nhận được lá thư cảnh báo thuế quan nào từ Tổng thống Trump. Olof Gill, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu, đã từ chối bình luận về những lá thư mà họ chưa nhận được vào chiều 7/7. Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Ireland Simon Harris cho biết ông hiểu rằng EU có thể mong đợi việc gia hạn nguyên trạng hiện tại cho đến ngày 1/8 để có thêm thời gian đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
Trong cuộc họp với các phái viên EU cuối ngày 7/7, Ủy ban châu Âu nêu rõ các nước EU đang phải lựa chọn: hoặc chấp nhận thỏa thuận không cân bằng, hoặc đối mặt với tình trạng bất ổn hơn nữa. Hiện tại, EU vẫn đối mặt với mức thuế 50% của Mỹ đối với thép và nhôm, 25% đối với ô tô và phụ tùng, 10% đối với hầu hết các sản phẩm khác.
Thứ ba, chiến lược đàm phán và tái cân bằng thương mại : Những động thái mới của Tổng thống Trump không chỉ đơn thuần là áp đặt thuế quan mà còn là chiến lược đàm phán sâu rộng, nhằm tái cân bằng cán cân thương mại mà ông cho là đang bất lợi cho Mỹ. Trong các bức thư, ông nhấn mạnh mối quan ngại về thâm hụt thương mại và khuyến khích các nhà lãnh đạo nước ngoài triển khai sản xuất hàng hóa tại Mỹ để tránh thuế quan.
Chuyên gia Steve Sosnick của Interactive Brokers nhận định khả năng các tuyên bố của ông Trump chỉ là chiến thuật đàm phán là lý do khiến mức giảm trên thị trường không "tồi tệ hơn". Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt khẳng định Mỹ đang đạt tiến triển trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại và điện thoại của Tổng thống Trump "liên tục đổ chuông vì các nhà lãnh đạo thế giới gọi đến".
Thời hạn ngắn ngủi được áp đặt tạo áp lực buộc các đối tác thương mại phải có những thay đổi chính sách nhanh chóng và đáng kể. Đây không chỉ là nỗ lực điều chỉnh cán cân thương mại mà còn là cố gắng định hình lại các chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc các quốc gia đánh giá lại mô hình định hướng xuất khẩu và có khả năng chuyển đầu tư, sản xuất sang Mỹ.
Phản ứng của những đối tác nhận tối hậu thư thuế quan
Sau khi Tổng thống Trump công bố loạt tối hậu thư thuế quan mới, các đối tác thương mại đã có những phản ứng khác nhau, từ thận trọng đàm phán đến phản đối mạnh mẽ, phản ánh sự phân hóa trong cách tiếp cận đối với chính sách "Nước Mỹ trên hết".
Với Nhật Bản và Hàn Quốc : Thận trọng nhưng kiên định. Ngay sau khi nhận được thư với mức thuế 25% có hiệu lực từ ngày 1/8, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều thể hiện thái độ thận trọng nhưng quyết tâm tiếp tục đàm phán. Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tỏ ra "tiếc nuối" về mức thuế mới nhưng khẳng định các cuộc đàm phán song phương sẽ tiếp tục hướng tới thỏa thuận cùng có lợi. Tương tự, Thứ trưởng Tài chính Hàn Quốc Lee Hyoung Il cho biết sẽ giám sát chặt chẽ các diễn biến và tác động lên thị trường tài chính.
Các chuyên gia như Tom Ramage từ Viện Kinh tế Hàn Quốc của Mỹ và Troy Stangarone, cựu Giám đốc Trung tâm Lịch sử Hàn Quốc, nhận định động thái của Trump là "chiến thuật đàm phán" nhằm gây áp lực buộc Seoul nhượng bộ. Tuy nhiên, chuyên gia Wendy Cutler nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác chiến lược với hai nước này trên nhiều lĩnh vực như đóng tàu, chất bán dẫn, khoáng sản quan trọng và năng lượng. Việc cả hai đồng minh thân cận bị nhắm mục tiêu cho thấy sự căng thẳng cơ bản trong chính sách của Trump, khi chủ nghĩa dân tộc kinh tế có thể vượt qua các liên minh địa chính trị truyền thống.
Với Đông Nam Á : Nỗ lực đàm phán cuối cùng. Các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã chuẩn bị đẩy mạnh đàm phán thương mại sau khi nhận được mức thuế cao bất chấp những đề nghị phút chót về tăng cường nhập khẩu và cắt giảm thuế đối với hàng hóa Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira tỏ ra "khá bất ngờ" trước mức thuế 36% và cho biết phía Mỹ đã không xem xét đề xuất mới nhất của họ. Ông khẳng định Thái Lan sẽ "đấu tranh đến cùng" để có được đề nghị tốt nhất có thể.
Về phần mình, Indonesia đã cử nhà đàm phán hàng đầu Airlangga Hartarto đến Washington vào ngày 8/7, trong khi Malaysia cam kết "tiếp tục hợp tác với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại cân bằng". Đáng chú ý, chỉ có Campuchia được hưởng lợi với mức thuế giảm từ 49% xuống 36% sau các cuộc đàm phán bảo vệ ngành dệt may và da giày.
Với EU : Chiến lược nhượng bộ có chọn lọc. Liên minh châu Âu thể hiện thái độ thận trọng khi chưa nhận được thư cảnh báo trực tiếp. Bộ trưởng Ngoại giao Ireland Simon Harris bày tỏ hy vọng về việc gia hạn nguyên trạng đến ngày 1/8. Theo ba nguồn tin thạo tin, EU đang tiến gần đến thỏa thuận với chính quyền Trump, có thể chấp nhận mức thuế cơ bản 10% đối với máy bay, linh kiện, thiết bị y tế và rượu mạnh. Đặc biệt, EU đang xem xét thỏa thuận riêng cho ngành ô tô, cho phép các hãng xe EU có nhà máy tại Mỹ nhập khẩu nhiều xe hơn với thuế suất thấp hơn 25% hiện hành.
Với Mexico, Brazil và BRICS : Phản đối mạnh mẽ. Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum phản đối mạnh mẽ lời đe dọa áp thêm 10% thuế đối với các nước BRICS "chống Mỹ", nhấn mạnh quan hệ giữa các quốc gia phải dựa trên hợp tác vì phát triển. Mexico đang thương lượng với Washington về việc bãi bỏ mức thuế 25% đối với ô tô, thép và nhôm. Trong khi đó, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva chỉ trích gay gắt hơn, cho rằng việc một tổng thống "đe dọa thế giới qua Internet" không phải hành động có trách nhiệm.
Tại hội nghị ở Rio de Janeiro, thay vì vội vàng ký kết thỏa thuận với Mỹ, các nước BRICS (chiếm hơn 40% GDP thế giới) cam kết thắt chặt quan hệ và cân nhắc cắt giảm thủ tục để tạo thuận lợi cho giao thương nội khối. Trong tuyên bố chung, BRICS bày tỏ "quan ngại sâu sắc về sự gia tăng các biện pháp thuế quan đơn phương", kêu gọi quy tắc thương mại "công bằng" theo chuẩn mực WTO.
Cảng hàng hóa Busan, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tác động kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi thông báo đến hàng loạt đối tác thương mại về việc áp dụng mức thuế quan cao hơn từ ngày 1/8, đánh dấu bước ngoặt mới trong chiến lược thương mại toàn cầu và tạo ra những làn sóng tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, cụ thể:
Mở rộng cuộc chiến thuế quan : Động thái này không chỉ nhắm vào các đối tác truyền thống mà còn mở rộng đến nhiều quốc gia khác nhau. Đáng chú ý, ngay cả hai đồng minh chiến lược là Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước xuất khẩu ô tô và thép lớn, cũng bị áp mức thuế 25%. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Tổng thống Trump kéo dài thời hạn áp thuế từ ngày 9/7 sang 1/8, mở ra cửa cho các cuộc đàm phán tiếp diễn.
Phản ứng của thị trường tài chính : Thị trường tài chính toàn cầu đã có những phản ứng trái chiều. Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán chính đều giảm điểm: Dow Jones giảm 0,9% xuống 44.406,36 điểm, S&P 500 mất 0,8% còn 6.229,98 điểm, Nasdaq giảm 0,9% xuống 20.412,52 điểm. Cổ phiếu các hãng xe Nhật Bản tại Mỹ như Toyota và Honda lần lượt giảm 4% và 3,9%, trong khi Tesla cũng sụt giảm 6,8%.
Tại châu Á, thị trường có diễn biến đáng chú ý. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,18%, Kospi tăng 0,44%, nhưng Malaysia và Australia lại giảm nhẹ. Đặc biệt, VN-Index tăng 1,09% lên 1.402,06 điểm, cho thấy sự tương đối ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam. Về tỷ giá, đồng USD bật tăng mạnh, đặc biệt so với yen Nhật ( 1,09% lên 146,130 yen/USD) và won Hàn Quốc. Ngược lại, euro, bảng Anh và AUD đều có sự phục hồi nhẹ.
Tác động lên thị trường hàng hóa : Giá vàng có phản ứng khá thận trọng, giảm nhẹ 0,1% xuống 3.331,85 USD/ounce. Chuyên gia Tim Waterer từ KCM Trade nhận định các nhà giao dịch "tương đối thờ ơ" trước thông báo thuế quan, cho thấy thị trường đang dần thích ứng với các tuyên bố của Tổng thống Trump. Thị trường dầu mỏ cũng có những biến động phức tạp. Giá dầu Brent giảm 0,3% xuống 69,36 USD/thùng, WTI giảm 0,4% xuống 67,66 USD/thùng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ dầu tại Mỹ vẫn mạnh mẽ với 72,2 triệu người di chuyển trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 4/7, một con số kỷ lục.
Tóm lại, "tối hậu thư" thuế quan mới của Tổng thống Trump vào ngày 7/7 là một động thái chiến lược phức tạp, không chỉ nhằm giải quyết thâm hụt thương mại mà còn là nỗ lực tái định hình luật chơi thương mại toàn cầu. Bằng cách gia hạn thời hạn áp thuế đến 1/8 nhưng đồng thời nâng mức đe dọa lên tới 40% và áp dụng cho hàng chục quốc gia (trừ EU), ông Trump tạo ra áp lực đàm phán cực lớn, buộc các đối tác phải nhượng bộ hoặc đối mặt với hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Các phản ứng từ những nước nhận tối hậu thư cho thấy sự đa dạng trong cách các quốc gia thích nghi với áp lực này. Dự báo, chính sách thuế quan của Tổng thống Trump trong thời gian tới sẽ tiếp tục là một chuỗi các động thái gây áp lực và đàm phán. Ông sẽ duy trì hoặc gia tăng áp lực thuế quan để thúc đẩy các quốc gia mở cửa thị trường và đầu tư vào Mỹ. Điều này có khả năng tiếp tục thúc đẩy sự bất ổn kinh tế toàn cầu và đẩy nhanh sự tái liên kết của các liên minh thương mại.
'Ván cờ ngoại giao' của EU giữa hai siêu cường Mỹ - Trung Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) sẽ dành tháng 7 để đàm phán với Trung Quốc. Căng thẳng cao, hy vọng thấp và sự ổn định là mục tiêu cuối cùng. Bốc dỡ xe ô tô tại cảng CuxPort ở Cuxhaven, miền Bắc Đức. Ảnh: DPA/TTXVN. Nhiều người từng nghĩ rằng Tổng thống Trump có thể là lý do để châu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Israel đến Mỹ, đề cử Tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa bình

Tổng thống Iran nói đã bị Israel mưu sát

Mỹ kết luận về cái chết của tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Thượng tướng Nga bị bắt vì biển thủ, nhận hối lộ

Chính trị Mỹ trước thách thức từ tỉ phú Elon Musk

Indonesia: Lũ lụt nghiêm trọng khiến nhiều người phải sơ tán

Đan Mạch nêu các ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU

Tỷ lệ tiêm chủng thấp, Australia đối mặt thách thức lớn khi biến thể XFG lan rộng

Chính quyền miền Đông Libya trục xuất phái đoàn cấp cao châu Âu

Chạy đua khắc phục lũ quét ở Texas

Tổng thống Mỹ sắp 'chốt hạ' về thuế quan

Tổng thống Donald Trump dự kiến áp thuế 50% đối với đồng
Có thể bạn quan tâm

Vbiz có 1 mỹ nhân đẹp trai chưa từng thấy, thần thái tổng tài ăn đứt cả dàn mỹ nam cộng lại
Hậu trường phim
00:12:50 10/07/2025
Hoa hậu Diễm Hương ngày càng sexy, Tuấn Hưng mặn nồng với vợ đại gia
Sao việt
00:07:25 10/07/2025
Vợ bị thương vì xe máy phát nổ, công an phát hiện điểm đáng ngờ của người chồng
Pháp luật
23:28:31 09/07/2025
'Hố tử thần' xuất hiện ở Phú Thọ 1 tháng, đổ 50 khối đất không lấp đầy
Tin nổi bật
23:26:24 09/07/2025
Nam nhân viên IT vỡ òa khi chinh phục được cô gái 'lỡ lần đò'
Tv show
23:23:20 09/07/2025
BabyMonster và BlackPink bị chỉ trích vì trình độ học vấn
Sao châu á
23:07:06 09/07/2025
Hành động "đổ thêm dầu vào lửa" của con dâu Beckham giữa sóng gió gia tộc
Sao âu mỹ
22:52:47 09/07/2025
Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực
Nhạc quốc tế
22:39:42 09/07/2025
Một HLV Rap Việt làm rõ việc tham gia Anh Trai Say Hi mùa 2
Nhạc việt
22:30:23 09/07/2025
Dynamic Island trên iPhone 17 sẽ có thay đổi lớn
Thế giới số
22:22:52 09/07/2025