Bước nhượng bộ kịp thời
Cuộc tranh cãi gay gắt kéo dài nhiều tháng qua giữa Liên hiệp châu Âu (EU) và I-ta-li-a về kế hoạch ngân sách năm 2019 của Rô-ma đã được giải quyết sau khi Brúc-xen chính thức thông qua bản dự thảo ngân sách sửa đổi của “đất nước hình chiếc ủng”.
I-ta-li-a và EU thu hẹp những bất đồng về kế hoạch ngân sách năm 2019 của Rô-ma. Ảnh Roi-tơ
Vấn đề ngân sách đã trở thành chủ đề gây căng thẳng giữa EU và chính phủ theo chủ nghĩa dân túy ở I-ta-li-a kể từ cuối tháng 9 vừa qua. EU kêu gọi các quốc gia trong khối siết chặt chi tiêu công để giảm thâm hụt ngân sách. Trong khi đó, I-ta-li-a nhiều lần kêu gọi EU linh hoạt hơn do nước này phải chi tiêu ngân sách nhiều để khắc phục các hậu quả thiên tai trong năm 2018. Theo dự thảo ngân sách mà I-ta-li-a đề xuất trước đó, thâm hụt ngân sách năm 2019 là 2,4% tổng sản phẩm trong nước (GDP), so mức 1,8% năm 2018 và cao gấp ba lần mục tiêu của chính phủ cánh tả tiền nhiệm là 0,8%. Cuộc tranh cãi giữa I-ta-li-a và EU càng thêm căng thẳng khi Rô-ma nhiều lần tuyên bố không điều chỉnh kế hoạch ngân sách và sẽ thực hiện những cam kết được đưa ra trong vận động tranh cử, đó là cắt giảm thuế và nâng mức thu nhập cơ bản cho người nghèo. Hồi tháng 10, Ủy ban châu Âu (EC) đã bác bỏ đề xuất ngân sách chi tiêu quá lớn của Chính phủ liên minh tại I-ta-li-a khẳng định dự thảo này vi phạm kỷ luật tài chính của EU và có khả năng làm tăng khoản nợ công rất cao của Rô-ma. Nếu hai bên không đạt thỏa thuận, I-ta-li-a sẽ phải chịu án phạt lên tới 0,2% GDP.
Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách 2,4% của I-ta-li-a đề ra trước đó vẫn thấp hơn so mức trần 3% của EU đề ra. Tuy nhiên, I-ta-li-a là quốc gia có khoản nợ công lên tới 2.300 tỷ ơ-rô, tương đương 130% GDP, hơn gấp hai lần so mức trần 60% GDP mà EU quy định. I-ta-li-a hiện là quốc gia có mức nợ công cao thứ hai trong Eurozone, chỉ sau Hy Lạp.
Video đang HOT
Khi thời gian hoàn tất dự thảo ngân sách không còn nhiều vì phải được thông qua trong năm 2018, lãnh đạo đảng Liên đoàn, đảng Phong trào 5 sao (M5S) và Thủ tướng I-ta-li-a G.Con-tê đã đưa ra những nhượng bộ trước EU và nhất trí dự thảo ngân sách 2019 mới. ồng thời, liên đảng cầm quyền cũng khẳng định bất kỳ thỏa thuận nào với EC sẽ không ảnh hưởng những cải cách của chính phủ ưu tiên là hỗ trợ thu nhập cho người nghèo và hạ tuổi nghỉ hưu.
Theo kế hoạch sửa đổi, I-ta-li-a phải giảm mục tiêu thâm hụt ngân sách từ mức 2,4% xuống còn 2,04%. I-ta-li-a đã chấp nhận rút lại các biện pháp quan trọng trong dự thảo ngân sách gồm áp dụng một mức thu nhập cơ bản cho tất cả mọi người và tăng lương hưu cho người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, Rô-ma cũng phải cam kết không làm tăng thêm khoản nợ công hiện nay. ổi lại, Brúc-xen đã đề xuất một cách tính toán ngân sách mềm dẻo hơn có tính đến bối cảnh của I-ta-li-a, trong đó có khắc phục hậu quả do mưa lũ, vụ sập cầu ở thành phố Giê-noa tháng 8 vừa qua. Phát biểu tại họp báo ở Brúc-xen, Phó Chủ tịch EC V.ôm-brốp-xki cho rằng, giải pháp điều chỉnh kế hoạch ngân sách của Rô-ma chưa phải là lý tưởng, song trước mắt EU đã tránh được nguy cơ phải áp dụng các quy định trừng phạt lên I-ta-li-a.
Sự nhượng bộ về kế hoạch ngân sách đã giúp I-ta-li-a tránh được sự trừng phạt của EU nhưng kèm theo đó là việc Rô-ma phải giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 từ mức 1,5% GDP xuống còn 1%.
Về phía EU, việc thông qua dự thảo ngân sách năm 2019 của I-ta-li-a đã giải quyết bất đồng kéo dài nhiều tháng qua giữa Rô-ma và Brúc-xen, phần nào xóa tan những lo ngại về bất ổn kinh tế lan rộng trong khối, ảnh hưởng tới các quốc gia thành viên và nguy cơ diễn ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Trong thời gian tới, EU sẽ có thời gian tập trung giải quyết những vấn đề nan giải là Brexit và các cuộc biểu tình đang lan rộng ở châu Âu.
MINH ANH
Theo NDĐT
Kêu gọi ủng hộ Hiệp ước toàn cầu về di cư của Liên hợp quốc
Theo Roi-tơ, ngày 4-12, Ủy viên phụ trách di trú của Liên hiệp châu Âu (EU) Đ.A-vra-mô-pâu-lốt đã kêu gọi các nước thành viên ủng hộ Hiệp ước toàn cầu về di cư của Liên hợp quốc (LHQ) trong bối cảnh có ít nhất sáu quốc gia thuộc EU đã bày tỏ ý định rút khỏi Hiệp ước toàn cầu về di cư, một dấu hiệu cho thấy khối này đang ngày càng siết chặt việc chấp nhận người tị nạn và người di cư.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp báo ở Brúc-xen, Bỉ, ông Đ.A-vra-mô-pâu-lốt cho biết, ông đưa ra lời kêu gọi này để những nước phản đối Hiệp ước này suy nghĩ và xem xét lại quan điểm.
Dòng người di cư từ Trung Mỹ đi qua Mê-hi-cô hướng tới Mỹ. Ảnh: WOKV
Hiệp ước toàn cầu về di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên đã được tất cả các quốc gia thành viên LHQ nhất trí hồi tháng 7 vừa qua, ngoại trừ Mỹ. Dự kiến, hiệp ước tự nguyện này sẽ được chính thức thông qua tại Ma-ra-kếch, Ma-rốc, vào ngày 10 và 11-12 tới. Hiệp ước ra đời sau khi làn sóng người di cư đổ tới châu Âu với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong đó phần lớn phải trốn chạy khỏi các cuộc xung đột và nạn nghèo đói ở Trung Đông và châu Phi.
Hiện một số nước thuộc khu vực Đông Âu như Cộng hòa Séc, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ba Lan và Xlô-va-ki-a đã ngỏ ý rút khỏi hiệp ước nêu trên của LHQ. Vấn đề này cũng có nguy cơ gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Bỉ, nơi đảng Liên minh Flamand mới N-VA đe dọa sẽ phá vỡ liên minh cầm quyền nếu Thủ tướng S.Mi-sen ký hiệp ước này. Trong khi đó, Áo thông báo sẽ không đưa ra cam kết, còn I-ta-li-a dường như không ủng hộ Hiệp ước của LHQ sau tuyên bố phản đối của Bộ trưởng Nội vụ I-ta-li-a M.Xan-vi-ni. Bên ngoài EU, Ô-xtrây-li-a cũng khẳng định sẽ không tham gia Hiệp ước.
* Tại Mỹ, số lượng đơn xin tị nạn bị từ chối đã tăng cao kỷ lục trong năm 2018. Báo cáo của Đại học Syracuse ở bang Niu Oóc (Mỹ) cho biết, các thẩm phán về di trú đã từ chối tới hơn 65% số đơn xin tị nạn. Theo đó, trong tài khóa kết thúc ngày 30-9-2018, có hơn 42.000 trường hợp bị từ chối cấp quy chế tị nạn, cao hơn 89% so với năm 2016. Tính đến ngày 30-9, vẫn còn hơn một triệu trường hợp dân di trú còn tồn đọng, trong đó bao gồm các trường hợp nộp đơn xin tị nạn.
Theo PLO
Chính phủ Xy-ri nỗ lực tìm giải pháp chính trị Theo Roi-tơ, tin nước ngoài và TTXVN, Bộ trưởng Ngoại giao Xy-ri O.Mu-a-lem khẳng định, Chính phủ Xy-ri đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng kéo dài hơn bảy năm qua tại Xy-ri và cho biết Chính phủ đã tham gia tất cả các cuộc họp quốc tế bàn về Xy-ri. Theo ông O.Mu-a-lem, Chính phủ đang...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin

Israel tuyên bố 'toàn lực' tiến quân vào Dải Gaza để tiêu diệt Hamas

Người ủng hộ ông Trump cũng phản đối món quà máy bay Boeing từ Qatar

Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19

Cựu Tổng thống Philippines Duterte thắng cử dù đang bị giam giữ

Ông Trump nói gì về vụ nhận máy bay Boeing siêu sang từ Qatar?

Tổng thống Trump đến nhóm nước giàu nhất Vùng Vịnh

Khi thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt

Căng thẳng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines

Malaysia tìm giải pháp sau khi voi con bị xe tông chết vì băng ngang xa lộ

Giáo hoàng Leo XIV gọi điện cho Tổng thống Ukraine, chưa có kế hoạch thăm Mỹ

Trung Quốc công bố sách trắng về an ninh quốc gia trong thời đại mới
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp
Tin nổi bật
23:56:15 13/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025
Nghi vấn Elon Musk là cha 2 con sinh đôi của Amber Heard
Sao âu mỹ
22:29:11 13/05/2025