Bước tái cân bằng hợp logic
Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu (EU) – Trung Quốc lần thứ 21 tại Brussels (Bỉ) và hội nghị lần thứ 8 các nhà lãnh đạo 16 nước Trung – Đông Âu (CEEC) và Trung Quốc (còn gọi là Cơ chế Hợp tác 16 1) tại thành phố Dubrovnik của Croatia có thể đánh giá là đạt kết quả thực chất và làm hài lòng cả hai phía.
Từ trái sang: Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker (thứ 2, trái), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (thứ 3, trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (thứ 5, phải) tại Hội nghị các nhà lãnh đạo EU-Trung Quốc ở Brussels, Bỉ ngày 9/4/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Hội nghị EU-Trung Quốc lần này ra được tuyên bố chung khẳng định mục tiêu hoàn tất Thỏa thuận Đầu tư toàn diện EU-Trung Quốc trong năm 2020, trong khi Cơ chế hợp tác CEEC-Trung Quốc chứng kiến bước tiến, mở rộng thành “17 1″ với sự tham gia của Hy Lạp. Hai hội nghị, khép lại chuyến công du của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới châu Âu từ ngày 8-12/4, cho thấy EU và Trung Quốc đang tìm cách tái cân bằng mối quan hệ “vừa là đối tác chiến lược vừa là đối thủ cạnh tranh” để có thể thu được lợi ích lớn nhất có thể.
Trước hội nghị cấp cao EU-Trung Quốc lần thứ 21, ít ai nghĩ rằng EU và Trung Quốc có thể xích lại gần nhau như hiện nay, bởi giữa 2 bên còn có quá nhiều khác biệt cả trên lĩnh vực chính trị, kinh tế lẫn ngoại giao. Bản thân EU cũng khá thận trọng khi mối quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được xem là chứa đựng nhiều rủi ro khó lường không chỉ về kinh tế mà còn cả an ninh, EU cũng xác định Trung Quốc là “đối thủ có hệ thống” của mình. Tuy nhiên, nếu suy xét cho kỹ bối cảnh quốc tế hiện nay, thì sự xích lại gần như giữa 2 nền kinh tế lớn EU và Trung Quốc là một bước đi hợp lôgíc.
Trước đó, hội nghị cấp cao EU-Trung Quốc lần thứ 21 này được cho sẽ thất bại như năm 2017 (không ra được tuyên bố chung). Tuy nhiên, sau rất nhiều lần thương lượng và chỉnh sửa dự thảo tuyên bố chung, cuối cùng 2 bên đã đạt được thỏa thuận chung vào phút chót. Căn cứ vào nội dung của tuyên bố chung EU-Trung Quốc, có thể thấy Brussels và Bắc Kinh như đang “đứng chung một chiến hào”, hay ít nhất là bày tỏ quyết tâm giải quyết các tranh chấp giữa hai bên, thậm chí là cùng nhau hành động. Và có lẽ đây là một thông điệp mà cả hai muốn gửi tới một siêu cường ở bên kia bờ Đại Tây Dương, vốn đang theo đuổi chủ nghĩa đơn phương trong quan hệ quốc tế và chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại quốc tế. EU và Trung Quốc đều đang “có vấn đề” lớn với Mỹ trong quan hệ kinh tế-thương mại và bất đồng với siêu cường này trên nhiều hồ sơ quốc tế như vấn đề Iran, Afghanistan…
Bất chấp mối quan hệ đồng minh truyền thống hai bờ Đại Tây Dương, EU đang rất không hài lòng khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, với chủ trương “Nước Mỹ trước tiên”, liên tục có những bước đi được đánh giá là “phớt lờ” lợi ích của EU. Đơn cử như trong lĩnh vực thương mại, Mỹ đã tăng thuế đánh vào mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu, đồng thời liên tục đe dọa áp thuế nhập khẩu ô tô từ EU. Mới nhất, ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ áp thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ EU, có tổng trị giá 11,2 tỷ USD do tranh cãi trong vấn đề trợ cấp cho các hãng sản xuất máy bay.
Quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương bị sứt mẻ, không thể đặt trọn lòng tin vào Mỹ, EU đang từng bước điều chỉnh, chuyển hướng mối quan hệ để bảo toàn lợi ích của mình, trong đó Trung Quốc là lựa chọn phù hợp, khi đây là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU, chỉ sau Mỹ. Ngay cả đối với các nước CEEC, trong đó có 12 nước là thành viên EU, hợp tác với Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay cũng luôn được ưu tiên bởi chính các nước này cần nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho mục tiêu phát triển nhằm theo kịp các nước phát triển hơn trong khối.
Bên cạnh đó, việc Mỹ cổ xúy chính sách đơn phương, biệt lập và bảo hộ, vô hình trung đi ngược lại những giá trị về thống nhất và chia sẻ của một liên minh đa quốc gia như EU. Trên trường quốc tế, Mỹ và EU không ít lần lâm vào cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” do những xung đột lợi ích, như vấn đề hạt nhân Iran hay cách xử lý mối quan hệ với Nga.
Video đang HOT
Đối với Trung Quốc, việc củng cố hợp tác với EU, đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh, không chỉ bởi Trung Quốc và Mỹ đang lâm vào cuộc chiến thương mại kéo dài và cạnh tranh gay gắt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mà đây còn là một phần trong chiến lược tổng thể của Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng và sức mạnh trên toàn cầu. “Sự hiện diện” của Trung Quốc tại khu vực EU nói chung và từng nước thành viên nói riêng, trước hết thông qua lĩnh vực kinh tế, đã và đang được triển khai mạnh mẽ. Xích lại với EU đáp ứng lợi ích chiến lược của Trung Quốc.
Chính vì vậy, EU và Trung Quốc đã đề cao mặt hợp tác hơn là mặt đấu tranh, để cùng nhau phối hợp xử lý các vấn đề toàn cầu và duy trì trật tự khu vực và quốc tế. Để xích lại gần hơn với EU, Trung Quốc đã phải nhượng bộ trước những đòi hỏi của phía EU về các vấn đề trợ cấp nhà nước, bảo hộ đầu tư, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, phía EU vẫn còn dè dặt và mong muốn Trung Quốc biến những lời hứa thành những hành động cụ thể. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean Claude Junker đã tuyên bố rằng hội nghị cấp cao EU-Trung Quốc 21 sẽ là một bước tiến bộ lớn đúng hướng, nếu như những cam kết của Trung Quốc được cụ thể hóa.
Về phương diện thương mại quốc tế, EU và Trung Quốc đã cam kết thúc đẩy một hệ thống thương mại dựa trên chủ nghĩa đa phương và đấu tranh chống lại “chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ”. Hai bên cam kết làm việc cùng nhau cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới, củng cố luật lệ quốc tế về trợ cấp công nghiệp. Trên phương diện quan hệ quốc tế, EU và Trung Quốc dự kiến tăng cường hợp tác về chính sách đối ngoại. Hai bên cùng thống nhất quan điểm về giải quyết hồ sơ Iran và Afghanistan (vốn bất đồng với Mỹ), cũng như thống nhất trong giải quyết vấn đề đầu tranh chống nạn cướp biển, vấn đề an ninh tại châu Phi…
Rõ ràng EU và Trung Quốc đang cho thấy một sự quyết tâm xích lại gần nhau để cùng “bắt tay” giải quyết nhiều vấn đề cấp bách. Nhiều cuộc họp dự kiến được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau để thúc đẩy nhiều hồ sơ. Thủ tướng Đức Angela Merkel có tham vọng tổ chức một phiên họp không chính thức của Hội đồng châu Âu trong 6 tháng cuối năm 2020, tập hợp các lãnh đạo của 27 quốc gia EU và Trung Quốc (27 1). Đây được xem là một cách thức làm tăng giá trị quan hệ EU-Trung Quốc, mà từ trước tới nay, cách thức này chỉ dành riêng cho nước Mỹ. Tuy nhiên, xét ở phương diện thứ hai, đây cũng là cách thức để EU có thể “quản lý chặt chẽ” mối quan hệ với Trung Quốc. EU buộc phải tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc, song đối sách của khối, như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rõ, là EU “phải đoàn kết lại thì mới có thể đối phó được với sức mạnh của Trung Quốc trong thế kỷ XXI”. Nói cách khác, EU vẫn coi Trung Quốc là “đối thủ có hệ thống”, song sẽ duy trì một sự “cạnh tranh tích cực” với Trung Quốc vì lợi ích của mình.
Tựu trung lại, chính chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ đã làm đảo lộn các mối quan hệ quốc tế và quan hệ thương mại quốc tế hiện nay, khiến cặp quan hệ EU-Trung Quốc xích lại gần nhau, tạo nên một đối trọng tạm thời với sức mạnh kinh tế và chính trị của Mỹ. Cái bắt tay của “2 siêu cường” EU và Trung Quốc mang tính thực dụng, song là nhu cầu khách quan phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Đức Hùng (Phóng viên TTXVN tại EU)
Theo Tintuc
EU-Trung Quốc: Cái bắt tay thực dụng
Hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc lần thứ 21 kết thúc với một kết quả làm hài lòng cả hai bên. Sau các cuộc thương lượng gắt gao, một bản tuyên bố chung được ký kết với nhiều nội dung được coi là đột phá trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Brussels.
Kết quả này khiến các nhà quan sát khá ngạc nhiên bởi cách đây không lâu châu Âu vẫn đánh giá Bắc Kinh là "đối thủ có hệ thống". Vậy đâu là chất xúc tác cho mối quan hệ từ đối thủ chuyển sang đối tác?
Đôi bên cùng thắng
Có thể nói, cuộc họp thường niên, có sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các quan chức hàng đầu của EU vừa diễn ra tại Brussel (Bỉ) có ý nghĩa như một "phép thử" về mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc. Cuộc họp năm nay diễn ra tại thời điểm nhạy cảm, một tháng sau khi Ủy ban châu Âu đánh giá Bắc Kinh là "đối thủ có hệ thống" trong một báo cáo đặc biệt với 10 điểm nhấn mạnh việc Trung Quốc không thể hiện thái độ sòng phẳng về thương mại. Hội nghị cũng diễn ra trong bối cảnh nhiều vấn đề lớn được đặt ra đối với Tập đoàn Huawei khi Mỹ muốn EU không quan hệ làm ăn với công ty này.
Từ trái qua, chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc tại Brussels. Ảnh: Xinhua.
Không khí căng thẳng của Hội nghị bao trùm đến phút chót. Thậm chí ngay trước đó, nhiều đồn đoán cho rằng hội nghị khó ra được tuyên bố chung do các thành viên trong EU chưa thống nhất được lập trường và quan điểm trước một Trung Quốc đang nổi lên. Tuyên bố chung đã được chốt sau các cuộc thương lượng gắt gao vào phút cuối. Trong tuyên bố chung, hai bên đã đặt mục tiêu hoàn tất Thỏa thuận Đầu tư toàn diện EU-Trung Quốc trong năm 2020. Trong tài liệu dài 7 trang nói về các vấn đề an ninh, ngoại giao và thương mại, hai bên cam kết "tiếp cận thị trường rộng rãi và thuận tiện hơn, không phân biệt đối xử".
Tuyên bố chung sau hội nghị có thể xem là một thành công của Liên minh châu Âu, với việc đạt được một số nhượng bộ quan trọng từ phía Trung Quốc. Việc Trung Quốc thỏa thuận mở rộng tiếp cận thị trường, phản đối chuyển giao công nghệ bắt buộc và hợp tác cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới về trợ cấp công nghiệp được coi là tiến bộ. Đáng chú ý, lần đầu tiên Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra "thời gian biểu" về lộ trình cải cách của nước này, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của phía EU và khẳng định sẽ "nói đi đôi với làm". Với châu Âu, những lời hứa này là kết quả của lập trường cứng rắn thời gian qua trên bàn đàm phán với Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, thành công của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 này là một chiến thắng ngoại giao quan trọng, nhất là khi các nhà lãnh đạo EU không đưa ra những tuyên bố mang tính đối đầu và không đề cập đến Trung Quốc với tư cách là "một đối thủ mang tính hệ thống" hoặc gọi các hoạt động thương mại của họ là bất công. Điều đó cho thấy, cách tiếp cận "mưa dầm thấm lâu" của Trung Quốc đang phát huy hiệu quả.
Trong những năm gần đây, châu Âu là mục tiêu được giới lãnh đạo Trung Quốc chú ý trong chiến lược mở rộng sáng kiến Vành đai Con đường. Nếu như ban đầu chỉ một vài quốc gia vùng Trung và Đông Âu hưởng ứng chính sách của Bắc Kinh vì được hưởng lợi từ những khoản đầu tư kếch xù thì nay, cánh phía Tây EU cũng đang "xuôi xuôi" với sáng kiến mang tính toàn cầu này của Trung Quốc. Italy vừa qua đã ký kết một loạt thỏa thuận song phương với Bắc Kinh để tham gia vào sáng kiến Vành đai Con đường. Ngay cả những nước như Đức hay Pháp cũng không tuyên bố là sẽ không tham gia "Vành đai, con đường" của Trung Quốc mà chỉ là đang đòi hỏi Trung Quốc đưa ra các giải thích rõ ràng, minh bạch hơn về cơ chế hợp tác cũng như lợi ích mà đại dự án này mang lại.
Chất xúc tác
Thực tế mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU tồn tại nhiều "nút thắt", từ quan điểm, tư tưởng cho đến chính sách. Trong suốt nhiều năm EU duy trì chính sách "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" với Bắc Kinh. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan buộc khối này phải mềm mỏng hơn với nền kinh tế khổng lồ châu Á. Bản thân các quốc gia châu Âu đã và đang trải qua thập kỷ đầy thách thức khi khủng hoảng nợ công 2008-2009 khiến hàng loạt quốc gia như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lâm vào tình cảnh khó khăn về kinh tế. Các quốc gia Đông và Trung Âu cũng rất cần nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho mục tiêu phát triển nhằm theo kịp các nước phát triển hơn trong khối. Vì thế, việc Trung Quốc "chìa cành ô liu" với những khoản đầu tư kếch xù được nhiều nước EU chào đón nồng nhiệt.
Mỹ sẽ áp thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), có tổng trị giá 11 tỷ USD. Ảnh: Getty
Với Trung Quốc, tất nhiên, "cái được" sẽ rất lớn nếu vươn dài "cánh tay" tới "lục địa già". Không chỉ là khía cạnh kinh tế, tăng cường quan hệ với EU cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực vốn là đồng minh hàng đầu của Mỹ. Đây sẽ yếu tố có lợi cho Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh chiến lược vị thế siêu cường hàng đầu thế giới với Mỹ.
Tuy nhiên, ngoài những yếu tố kinh tế, chính trị, không thể phủ nhận, nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump là "chất xúc tác" khiến Trung Quốc và EU buộc phải tìm đến nhau. Chủ nghĩa đơn phương bất chấp lợi ích đồng minh của Mỹ đang ngày càng làm nới rộng khoảng cách hai bờ Đại Tây Dương, buộc EU phải tự tìm ra những hướng đi mới để đảm bảo lợi ích an ninh và kinh tế của khối. Đương nhiên, việc lựa chọn bắt tay với Trung Quốc phần lớn nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế.
Không chỉ nhằm vào Trung Quốc, Mỹ còn mở rộng cuộc chiến thương mại sang các đồng minh châu Âu. Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ áp thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), có tổng trị giá 11 tỷ USD với lý do "EU đã lợi dụng Mỹ về thương mại trong nhiều năm". Trước đó, lời đe dọa áp thuế lên nhôm và thép của một số nước trong đó có các nước châu Âu cũng gây "sóng gió" trong mối quan hệ đôi bên.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của EU nói chung và từng nước thành viên EU nói riêng. Vì thế, nếu nhìn từ khía cạnh này có thể thấy, cả hai bên đều cần bắt tay nhau để nhằm giảm bớt những thiệt hại do chính sách đơn phương của Mỹ mang lại. Không phải ngẫu nhiên, ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 21, giới chức Bắc Kinh khẳng định sẽ tham gia Liên minh chủ nghĩa đa phương do Pháp và Đức đề xuất. Mặc dù phủ nhận liên minh này nhằm vào Mỹ, song ai cũng hiểu chính quyền Washington hiện nay đang thách thức trật tự đa phương toàn cầu. Việc Trung Quốc tham gia liên minh này với các nước châu Âu cho thấy hai bên cùng tồn tại quan điểm chung.
Mặc dù còn nhiều nghi ngại chưa thể khỏa lấp trong một sớm một chiều, nhưng vì lợi ích thực dụng đôi bên và vì mục tiêu chống lại quan điểm đơn phương của nước Mỹ, Trung Quốc và EU sẽ cố gắng thu hẹp bất đồng, xoa dịu mâu thuẫn và tái cân bằng mối quan hệ đôi bên./.
Thanh Huyền
Theo Infornet
Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực với EU Theo Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Chao, chuyến thăm tới của Thủ tướng nước này đến châu Âu sẽ giúp tăng cường hợp tác hai bên, tạo động lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Nguồn: straitstimes) Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Chao cho biết, chuyến thăm sắp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

Hamas trước nguy cơ diệt vong

Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực

Đài Loan cần gấp công nghệ giám sát sau vụ bắt 2 người Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống vợ chồng của nam nghệ sĩ Việt lấy vợ hơn 3 tuổi, có 1 con riêng
Sao việt
19:29:03 20/05/2025
Vợ Quang Hải phẫu thuật thẩm mỹ bị nhầm Hòa Minzy, vợ Văn Hậu khoe đẹp tự nhiên
Netizen
19:23:02 20/05/2025
Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu nhưng vóc dáng vẫn nuột nà, đôi chân dài thẳng tắp chiếm trọn spotlight
Sao thể thao
18:31:48 20/05/2025
Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu
Thời trang
18:05:34 20/05/2025
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?
Sao châu á
18:03:49 20/05/2025
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?
Sao âu mỹ
18:03:40 20/05/2025
Xuất hiện hố sụt lún bất thường tại Tuyên Quang
Tin nổi bật
17:29:06 20/05/2025
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển
Pháp luật
17:18:29 20/05/2025
Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh
Sức khỏe
16:48:02 20/05/2025
Ninh Bình: Ngắm Tràng An - Cúc Phương từ trên cao bằng khinh khí cầu
Du lịch
16:33:55 20/05/2025