Bưởi da xanh hồi sinh bên sông Lại
Cứ ngỡ bưởi da xanh đã bị “thất truyền” trên vùng đất Hoài Nhơn (Bình Định), thế nhưng từ năm 2009 đến nay, từ mô hình “trồng cây có múi”, cây bưởi da xanh bắt đầu xuất hiện trở lại, rồi phát triển mạnh trong những vườn nhà.
Theo nhiều lão nông ở huyện Hoài Nhơn, bưởi da xanh vốn có nguồn gốc là bưởi Thanh Trà, được du nhập vào Hoài Nhơn từ thế kỷ XVI, theo chân những người ở Đàng Ngoài vào đây lập nghiệp.
Ông Hồ Ngọc Khánh nâng niu những quả bưởi
Cụ Nguyễn Bá Phát (85 tuổi) ở thôn Phụ Đức, xã Hoài Đức kể: “Bưởi Thanh Trà là giống bưởi ruột thẳng, quả tròn vừa phải, nước nhiều, ngọt lịm. Loại bưởi này có đặc điểm là dù đã chín, vỏ vẫn giữ màu xanh nên người dân địa phương gọi là bưởi da xanh”.
Trong chiến tranh, vườn tược bỏ hoang không ai chăm sóc, những cây bưởi da xanh chết dần. Sau ngày giải phóng, cây nào còn trụ được cũng đã già cỗi, cho chẳng bao nhiêu trái, người dân không mặn mà chăm sóc. Đến năm 2009, Hội Nông dân phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn triển khai mô hình “trồng cây có múi”, chọn giống bưởi da xanh để triển khai.
Chị Võ Thị Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoài Đức nhớ lại: “Hồi đó ngành chức năng vận động “ráo nước miếng” cũng chỉ có 10 hộ tham gia. Bởi nhiều người còn nghi ngờ giống bưởi da xanh không phù hợp với đồng đất quê mình, sợ trồng không có hiệu quả. Nhưng sau 3 năm triển khai, những vườn bưởi da xanh trong mô hình bắt đầu cho hiệu quả. Cây phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ đậu quả khá cao, trên 90%. Trung bình mỗi trái khi chín có trọng lượng từ 1,5kg trở lên, chất lượng thì còn ngon hơn cả bưởi đầu dòng”.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh ở xóm Phú Nga, thôn Lại Khánh Tây, xã Hoài Đức chia sẻ: “Bưởi da xanh rất phù hợp với vùng đất ven sông, nếu được chăm sóc tốt thì chỉ hơn 2 năm bưởi sẽ ra trái chín, từ năm thu hoạch thứ 2 trở đi cây cho quả ổn định, mùa sau sai quả hơn mùa trước.
Video đang HOT
Nếu canh tác đúng kỹ thuật, cây sẽ cho năng suất rất cao. Bưởi da xanh ra hoa vào đầu tháng giêng, chín vào cuối tháng 7 âm lịch, đó là vụ chính, còn quả thì ra quanh năm. Đặc biệt, dù còn xanh hay đã chín bưởi vẫn có vỏ màu xanh mượt, bà con mua về chưng mâm cỗ, bàn thờ tổ tiên cả tháng da bưởi không hề chuyển màu hoặc bị úa”.
Được trồng trên đất phù sa màu mỡ, nên bưởi nhà ông Ánh cho quả to, vỏ mỏng, ruột đỏ, nhiều nước và rất ngọt nên thương lái rất thích. Số bưởi bán lẻ trong năm cho bà con địa phương ông Ánh không nhớ hết, nhưng ông nhớ, hàng năm vào chính vụ, ông bán “xô” cả vườn cho thương lái với giá ổn định từ 25.000 – 30.000 đồng/kg loại 1, sau khi trừ chi phí, vườn bưởi 50 gốc của ông cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm. Theo ông Ánh, so với nhiều loại cây ăn trái bản địa, khó có loại cây nào cho giá trị cao như bưởi da xanh.
Ông Hồ Ngọc Khánh thường xuyên thăm nom, chăm sóc vườn bưởi
Do trồng giống tốt, đầu tư chăm sóc đúng quy trình, liên tục trong 4 vụ thu hoạch vừa qua, vườn bưởi của ông Hồ Ngọc Thuận ở thôn Lại Khánh cho thu nhập bình quân khoảng 2 triệu đồng/cây. Cá biệt có cây cho thu hoạch trên 3 triệu đồng/năm. Còn vườn bưởi da xanh hơn 60 gốc liền kề của 3 anh em Huỳnh Văn Tín, Huỳnh Văn Mười và Huỳnh Văn Dư được trồng từ năm 2006, nhiều gốc có đường kính gần 40 – 50cm cho thu nhập cao tương tự.
Hiện trên địa bàn xã Hoài Đức có 28 hộ trồng bưởi da xanh trên diện tích gần 4ha, trong số đó có hơn 10 hộ trồng từ 40 gốc trở lên. Ngoài ra, còn có hàng chục vườn bưởi da xanh vừa được bà con cấy ghép, lai tạo giống theo thị hiếu của người tiêu dùng và trồng mới theo quy mô gia đình với tổng diện tích hơn 2ha, tại 3 thôn Bình Chương, Văn Cang và Văn Khánh Đức.
“Dự kiến trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tham mưu với ngành cấp trên và chính quyền địa phương thành lập Câu lạc bộ trồng bưởi da xanh để các hộ được hỗ trợ kỹ thuật canh tác nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao sản lượng và chất lượng quả, góp phần mang lại thu nhập cao cho nông dân”, chị Võ Thị Hoa, Chủ tịch Hội Nông xã Hoài Đức chia sẻ.
Theo Đình Thung (NNVN)
Ba Huân mở rộng chuỗi liên kết sạch từ trang trại tới bàn ăn
Dự kiến, khi nhà máy xử lý, chế biến trứng gia cầm công nghệ cao tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đi vào hoạt động, số lượng lớn trứng gia cầm trên địa bàn sẽ được Công ty TNHH Ba Huân bao tiêu trọn vẹn. Đây là tin vui với nhiều người chăn nuôi ở Thủ đô và vùng phụ cận.
Giải bài toán đầu ra, vùng nguyên liệu
Đóng gói sản phẩm trứng sạch tại Công ty Ba Huân. Ảnh: Ngọc Thọ
Hiện đang có hàng ngàn nông dân tham gia vào dây chuyền chăn nuôi an toàn sinh học, trong chương trình liên kết 4 nhà của Công ty Ba Huân (gồm nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước). Mô hình liên kết này giúp người nông dân được hỗ trợ về vốn, con giống, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh, được bao tiêu đầu ra toàn bộ sản phẩm với giá cả ổn định. Sản phẩm của nông dân làm ra được Ba Huân bao tiêu toàn bộ, từ đó giúp cho đời sống của bà con ổn định.
Tại một hội thảo về kết nối chuỗi liên kết trứng gia cầm thương phẩm, báo cáo của Sở NNPTNT Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố đã hình thành các xã, vùng chăn nuôi trọng điểm; xây dựng được các hợp tác xã chăn nuôi và chuỗi liên kết.
Đây là hướng đi đúng, giúp khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên - xã hội, phát triển chăn nuôi quy mô lớn, tạo ra lượng sản phẩm lớn, tính đồng đều cao, tạo thế mạnh trong hội nhập. Năm 2015, mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ 1.120 tấn thực phẩm; dự báo vài năm tới, riêng nhu cầu thịt gia súc, gia cầm đã 1.130 tấn/ngày, chưa kể trứng 3 triệu quả/ngày.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở này cũng chỉ ra những hạn chế lớn nhất của chăn nuôi gia cầm của Hà Nội là: Trại chăn nuôi gia cầm và sản xuất trứng thương phẩm quy mô lớn chưa nhiều, đa số nhỏ lẻ, xen trong khu dân cư; Năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chưa có thương hiệu uy tín; Tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá cả phụ thuộc thương lái; Giá đầu vào cao, đầu ra thấp; Liên kết sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế, việc hợp tác với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ chưa nhiều; Đầu tư lớn, rủi ro cao; thiếu vốn; vay vốn còn khó, nếu được vay thì mức thấp.
Nhìn nhận những thách thức này, ông Phạm Thanh Hùng - Giám đốc Công ty Ba Huân Hà Nội chia sẻ: Trước đại dịch cúm gia cầm H5N1 đầu năm 2000 làm lao đao nhiều doanh nghiệp trong đó có công ty ông, Ba Huân luôn trăn trở về một giải pháp cùng bà con vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng sản phẩm trứng. Sau nhiều ngày đau đáu tìm hiểu về giải pháp, công ty đã quyết định nhập về Việt Nam công nghệ xử lý trứng được xem là đứng hàng đầu thế giới: Hệ thống thiết bị xử lý trứng gia cầm của Tập đoàn Moba (Hà Lan), giúp quy trình xử lý trứng gia cầm được tự động hóa 100%.
Công ty Ba Huân cũng mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại mới theo tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến: Chuồng kín- mát, hiện đại, phù hợp với công nghệ tiên tiến hiện nay trong khu vực và quốc tế; đáp ứng tiêu chuẩn, tiết kiệm để nuôi gà cung cấp nguồn thực phẩm ổn định, chất lượng cho thị trường tiêu dùng của nhân dân. Chính điều này đã giúp công ty vượt qua khủng hoảng của thị trường và đạt được bước phát triển như ngày hôm nay.
Theo ông Hùng, tới nay, công ty ông đã hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn bao gồm trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao quy mô 18 ha, tổng đàn 1.000.000 con; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/giờ tại Tân Uyên, Bình Dương; nhà máy xử lý trứng gia cầm quy mô 2ha, công suất 185.000 trứng/giờ tại Bình Chánh, TP.HCM; nhà máy chế biến thực phẩm quy mô 5ha, tổng công suất 50 tấn/ngày tại Đức Hòa, Long An.
Hiệu quả từ mô hình liên kết 4 nhà
Ông Hùng cũng cho biết, Công ty Ba Huân đang mở rộng đầu tư ra phía Bắc, xây dựng nhà máy xử lý, chế biến trứng gia cầm công nghệ cao tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) với quy mô 2ha, tổng vốn đầu tư trên 110 tỷ đồng, công suất xử lý 65.000 trứng/giờ, sử dụng công nghệ cũng của Tập đoàn Moba (Hà Lan).
Ông Phạm Thanh Hùng cũng cho biết, giống như các trang trại khác trên cả nước, có những thời điểm, trang trại nuôi gia cầm phải vứt bỏ hàng ngàn, hàng vạn quả trứng vì không ai mua. "Mấu chốt là phải bảo đảm đầu ra sản phẩm ổn định, được giá cho nông dân" - ông Hùng nói. Ông Hùng thông tin, khi nhà máy trên của Ba Huân đi vào hoạt động, công ty nhận trợ giúp kỹ thuật, giúp người chăn nuôi có sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn EU; đồng thời sẵn sàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm an toàn vệ sinh với điều kiện có hợp đồng giữa tập thể, cá nhân với công ty; khi giá thị trường xuống dưới giá thành sản phẩm, công ty vẫn giữ giá mua sao cho người chăn nuôi có lãi để tái sản xuất.
Cũng theo ông Hùng, quy trình xử lý trứng của Ba Huân trải qua các công đoạn: rửa trứng, sấy khô, chiếu tia UV diệt khuẩn, soi tìm trứng hư, áo một lớp dầu bảo vệ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào trong trứng, in nhãn hiệu và ký hiệu để truy xuất nguồn gốc từng quả trứng khi cần, cân trọng lượng và đóng hộp thành phẩm. Với quy trình này, trứng được xử lý và diệt khuẩn đạt chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các công đoạn hoàn toàn vô trùng và tự động hóa 100%.
Theo Danviet
Rau sạch - đam mê và... nản lòng Những vùng thuần nông nhưng hiếm rau sạch; những nông dân sản xuất và cửa hàng bán rau sạch bị ế ẩm; nhiều người làm rau sạch đã nản lòng và bỏ cuộc; nhưng cũng có những người đang say mê và theo đuổi nghiệp làm rau sạch... Đó là những câu chuyện phóng viên NTNN ghi nhận ở Phú Yên. Rau thì...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi

Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM
Có thể bạn quan tâm

8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?
Thế giới
18:10:22 13/05/2025
Ella Yam: Con Nhậm Đạt Hoa xinh như Hoa hậu, chân dài 1,1m nhờ thói quen này
Sao châu á
17:37:32 13/05/2025
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?
Tv show
17:34:54 13/05/2025
Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?
Sao việt
17:34:01 13/05/2025
Giá vé xem G-Dragon và CL biểu diễn tại Hà Nội: Dự kiến cao nhất 6,5 triệu đồng
Nhạc quốc tế
17:21:39 13/05/2025
Vào khách sạn với 'bạn trai' rồi nhắn chồng cầm dao đến cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
17:14:50 13/05/2025
Top 3 con giáp một khi đã "si tình" thì sẽ "say tình" đến mức không cần biết đúng sai, chỉ nhất quyết nghe theo dẫn dắt mù quáng của trái tim
Trắc nghiệm
17:00:25 13/05/2025
Nói thật: Nhét 7 thứ này vào tủ lạnh chẳng khác nào "đào hố chôn mình"
Sáng tạo
16:57:14 13/05/2025
Huyền Chi ra mắt mô hình "Lớp học thanh âm": Mang dân ca đến gần hơn với thế hệ trẻ
Netizen
16:51:22 13/05/2025
Sự nghiệp của Ronaldo đã chấm hết?
Sao thể thao
16:49:13 13/05/2025