“Buốt ruột” nhìn tỷ giá tăng từng giờ
Chưa cần nói tới các con số vĩ mô mơ hồ như nhập siêu, lạm phát, tăng trưởng… ở một góc nhìn vi mô, tỷ giá tăng đã phần nào có tác động tới đời sống của từng cá nhân nhỏ lẻ.
Ở một góc nhìn vi mô, tỷ giá tăng đã phần nào có tác động tới đời sống của từng cá nhân nhỏ lẻ.
Sáng 25/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tiếp tục giảm giá đồng nhân dân tệ (NDT) thêm 0,09% từ 6,3987 NDT/USD xuống còn 6,4034 nhân dân tệ/USD. Hôm qua, PBOC cũng giảm giá đồng nhân dân tệ từ 6,3862 NDT/USD xuống mức 6,3987 NDT/USD.
Sau những biến động của đồng nhân dân tệ, trên thị trường ngoại hối Việt Nam, tỷ giá vẫn khá căng thẳng khi các ngân hàng tiếp tục niêm yết giá bán ngoại tệ ở mức kịch trần. Trong 1, 2 tuần qua, có những ngày tỷ giá biến động từng giờ theo xu hướng tăng lên.
Chị Nguyễn Ngọc Diệp (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi chuẩn bị sang Nhật học tiếp chương trình tiến sĩ. Nhìn tỷ giá Yen tăng từng giờ mà sốt ruột quá, đầu giờ sáng mới có 184 mà làm việc một lúc đã nhảy lên 188, tăng liền 4 giá trong một buổi sáng. Giá dồn tiền mua Yen từ trước có phải đỡ được bao nhiêu không”.
Cùng “nỗi niềm” giống chị Diệp, bác Phạm Sĩ Mạnh hiện có con đang du học tại Anh cho biết: “Tỷ giá tăng 1 đồng nghĩa là tiền nhà gửi sang cho con học lại tăng thêm 1 đồng. Do không có dự trữ trước ngoại tệ nên khi tỷ giá tăng từng ngày như mấy ngày qua khiến vợ chồng lại thêm lo lắng”.
Một đối tượng khác cũng đang chịu ảnh hưởng từ việc tỷ giá biến động là những người buôn bán hàng ngoại và những người tiêu dùng có thói quen sử dụng loại hàng này.
Chị Việt Phương, một người kinh doanh hàng xách tay cho hay, có những đơn hàng khách đặt chưa kịp “chốt” hoặc đang đợi ghép đơn hàng để giảm chi phí vận chuyển thì đến lúc đặt hàng giá đã tăng thêm đáng kể, có khi còn hết cả lãi.
“Lúc đặt hàng nếu tỷ giá tăng thì có 2 phương án, tăng ít thì thôi còn nếu tăng nhiều thì tôi phải báo lại giá với khách. Nhiều khách thấy giá đội cao quá lại thay đổi quyết định, không mua hàng nữa”, chị Phương cho biết.
Video đang HOT
Tỷ giá tăng cũng khiến các mặt hàng mua từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, châu Âu trở lên đắt đỏ hơn. Đối với mặt hàng giá trị không đáng kể có thể chưa ảnh hưởng nhiều nhưng những mặt hàng giá trị lớn cũng khiến nhiều khách hàng phải đắn đo khi quyết định xuống tiền.
Anh Lê Minh, tiếp viên tại một hãng hàng không cho hay: “Tranh thủ mỗi lần đi công tác tôi đều mua đồ ăn, quần áo, bỉm sữa cho con nhỏ ở nhà. Đợt gần đây, tính ra giá các sản phẩm đó cao hơn hẳn. Do đó, tôi cũng phải cân đối “hầu bao”, tạm thời hạn chế những sản phẩm đắt đỏ. Kế hoạch cho cả nhà đi du lịch châu Âu của gia đình cũng “tạm đình chỉ” để cân đối thêm ngân sách”.
Ngoài ra, những người đang có món vay bằng ngoại tệ như USD, EUR… cũng “lo ngay ngáy” khi tỷ giá tăng mạnh bởi điều đó đồng nghĩa với việc số tiền bỏ ra để mua USD, EUR trả nợ cũng nhiều hơn.
Trên thực tế, chưa cần nói tới các con số vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát hay nhập siêu… ở một góc nhìn vi mô, tỷ giá tăng có ảnh hưởng nhất định tới một bộ phận người dân. Tâm lý người tiêu dùng nói chung cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.
Theo khảo sát mới công bố của ngân hàng ANZ , người tiêu dùng Việt trở nên cẩn trọng hơn khi tiền đồng giảm giá. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam giảm 4,9 điểm xuống còn 133,7 điểm trong tháng 8, thấp hơn 1,8 điểm so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Glenn Maguire – Kinh tế trưởng khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của ANZ nhận định Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ đã làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước trong tháng qua đã phải sử dụng đến những tác động chính sách như nới rộng biên độ tỷ giá và cuối cùng là giảm giá tiền đồng lần thứ ba trong năm.
“Sự giảm sút niềm tin về triển vọng nền kinh tế trong 12 tháng tới và 5 năm kế tiếp cho thấy rằng các hộ gia đình Việt Nam có thể đã cho rằng các động thái cẩn trọng của những nhà hoạch định chính sách là một dấu hiệu của sự suy giảm”, chuyên gia của ANZ cho hay.
Phương Dung
Theo Dantri
Nga thừa nhận bất lực nhìn đồng Rúp lao dốc
Đồng Rúp của Nga đang là đồng tiền chủ chốt mất giá mạnh nhất thế giới từ đầu quý 3 tới nay.
Trong bối cảnh tỷ giá hối đoái đồng nội tệ Nga ngày 17/8 đã giảm còn 65,6 Rúp/USD, chạm đáy thấp nhất kể từ hồi tháng 2/2015, Trợ lý Tổng thống Nga, ông Andrei Belousov tối cùng ngày thừa nhận dự trữ ngoại hối hiện tại của Nga không cho phép nước này nâng đỡ đồng Rúp và Ngân hàng Trung ương Nga chỉ còn đòn bẩy tác động duy nhất là lãi suất cơ bản.
Đồng Rúp Nga đứng trước nguy cơ giảm giá kỷ lục
Ông Belousov lưu ý hiện tỷ giá đồng Rúp vẫn được thả nổi.
Ông nói: "Hiện chúng tôi không đủ dự trữ vàng-ngoại hối, hay dự trữ ngoại hối để có thể hỗ trợ đồng Rúp như năm 2013".
Ông cho biết dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, không tính tới vàng, hiện ở mức trên 300 tỷ USD một chút.
Tuy nhiên trong số này có hơn 120 tỷ USD là dự trữ của chính phủ - đó là Quỹ dự trữ và Quỹ phúc lợi quốc gia, được lưu giữ bằng ngoại tệ.
Phần còn lại của dự trữ đủ cho chín tháng nhập khẩu hàng hóa, vốn được xem như là hằng số tối thiểu.
Ông Belousov nhận định tại một diễn đàn thanh niên diễn ra ở Klyazm rằng nếu không cải cách cơ cấu, tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ chỉ ở mức 1-2% mỗi năm.
Theo ông, để đảm bảo sự cân bằng và vượt qua "hẫng hụt liên quan đến ngân sách và tỷ giá hối đoái", Nga cần tăng trưởng kinh tế không dưới 4%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này là một trong những thách thức chính đối với chính phủ Moscow.
Tuyên bố của Trợ lý Tổng thống Nga được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên dương nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách nước này trong việc giữ ổn định tỷ giá đồng Rúp. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cũng "khoe" rằng cán cân vãng lai của Nga vẫn sẽ thặng dư cho dù giá dầu giảm xuống 40 USD/thùng.
Tình hình trở nên bi đát hơn khi Ngân hàng Citigroup dự báo đồng Rúp sẽ tiếp tục rớt giá xuống gần mức thấp nhất trong lịch sử trong thời gian từ nay đến cuối tháng 9/2015.
Dự báo này làm giảm triển vọng Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) tiếp tục cắt giảm lãi suất, cho dù kinh tế Nga đang suy thoái.
"Đồng Rúp mất giá sẽ là một trở ngại đối với nới lỏng tiền tệ. CBR ít nhất sẽ phải giữ nguyên lãi suất", chuyên gia kinh tế Ivan Tchakarov thuộc Citigroup tại Moscow nhận định.
Suy thoái
Nền kinh tế Nga suy giảm 4,6% trong quý 2 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái. Cú giảm mạnh nhất trong 6 năm này đánh dấu cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên ở Nga kể từ khủng hoảng tài chính 2008-2009.
"Các triển vọng kinh tế trong những quý tới đây tỏ ra khá khắc nghiệt", Liza Ermolenko - nhà kinh tế chuyên về các thị trường mới nổi tại Capital Economics, nhận định.
Bà cho biết, trong khi tất cả các thành phần của nền kinh tế Nga thu hẹp trong quý 2 thì sự suy giảm trong lĩnh vực công nghiệp là gây tổn hại hơn cả. Sản xuất công nghiệp đã giảm trong 5 tháng qua.
Nga hứng chịu nhiều đòn trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Việc Moscow trả đũa bằng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp phương Tây khiến cho giá thực phẩm ở nước này leo thang, đẩy 3 triệu người Nga vào cảnh nghèo đói.
Tình hình hiện nay đang xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào nền kinh tế Nga. Một cuộc thăm dò ý kiến các nhà phân tích do Bloomberg thực hiện dự báo Nga - quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới - sẽ chứng kiến mức suy giảm kinh tế 3,6% trong năm nay do giá dầu giảm và lệnh trừng phạt quốc tế.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nguy cơ chiến tranh tiền tệ châu Á Động thái phá giá nhân dân tệ của Trung Quốc lập tức gây mất giá các đồng tiền châu Á, mở ra viễn cảnh chiến tranh tiền tệ trong khu vực. Giới phân tích hoàn toàn bất ngờ về động thái phá giá nhân dân tệ của Trung Quốc - Ảnh: AFP Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 11.8 bất ngờ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

One UI 7 'đổ bộ' lên 4 thiết bị Galaxy tầm trung

Ông Trump dọa áp thuế 25% nếu Apple không sản xuất iPhone tại Mỹ

Quân đội Thái Lan và Trung Quốc đạt 'đồng thuận quan trọng' về chiến lược

Iran dọa đáp trả quyết liệt các cuộc tấn công quân sự từ Israel

Rộ tin Philippines lên lịch luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

Triều Tiên điều tra toàn diện về vụ tai nạn hạ thủy tàu chiến

Quan chức Mỹ - Trung cam kết duy trì các kênh liên lạc mở

Thủ tướng Israel bổ nhiệm lãnh đạo tình báo mới, phớt lờ quy định tòa án

G7 đối mặt thử thách sinh tồn

Hai thẩm phán liên tiếp chặn các chính sách quan trọng của ông Trump

Nhà Trắng 'vi phạm lệnh tòa án' về trục xuất người nhập cư

'Vô hiệu hóa' AI trên chiến trường
Có thể bạn quan tâm

Tàng Hải Truyện không PR rầm rộ vẫn gây sốt vì 1 cảnh quay của Tiêu Chiến
Phim châu á
13:57:44 24/05/2025
Vụ giúp việc cho chủ uống nước giẻ lau: 'chơi khăm' chủ, khai 4 chữ sốc với CA
Tin nổi bật
13:51:56 24/05/2025
Cặp đôi sao hạng A cưới khiến cả showbiz giật mình, sau gần 10 năm vẫn loay hoay với 1 tin đồn
Sao việt
13:39:05 24/05/2025
13 giây điên đảo của nữ thần nhan sắc thế hệ mới
Nhạc quốc tế
13:35:42 24/05/2025
Vợ Quang Hải thoát nạn vụ bán hàng lậu, trốn thuế, nịnh CĐM, lộ tính "2 mặt"
Netizen
13:25:50 24/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh yêu đến điên, vì tình mới náo loạn MXH, lộ chuyện xài "hàng fake"?
Sao châu á
13:23:14 24/05/2025
Quảng Nam: Điều tra vụ chồng giết vợ rồi dựng hiện trường giả
Pháp luật
13:22:18 24/05/2025
Các thiết bị Xiaomi sắp được cập nhật lên HyperOS 2.2
Thế giới số
13:13:19 24/05/2025
Chưa ra mắt, tựa game viễn tưởng này đã gây sốt trên Steam, hơn 700.000 lượt đăng ký trước
Trắc nghiệm
13:02:48 24/05/2025
Xiaomi 15S Pro ra mắt với chip tự phát triển
Đồ 2-tek
12:48:31 24/05/2025