Ca Covid-19 toàn cầu vượt 72 triệu, WHO chuẩn bị một tỷ liều vaccine
Hơn 72 triệu người nhiễm nCoV trên thế giới, trong đó hơn 1,6 triệu người chết, WHO bảo đảm có một tỷ liều vaccine cho chương trình tiêm chủng COVAX.
Thế giới ghi nhận 72.040.091 ca nhiễm và 1.610.400 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 705.134 và 11.077 ca trong một ngày, trong khi 50.434.769 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết gần một tỷ liều của những loại vaccine Covid-19 tiềm năng đã được đặt hàng, bảo đảm cung cấp cho các nước thu nhập thấp và trung bình trong chương trình COVAX.
COVAX là chương trình do WHO khởi xướng, với mục đích phân phối vaccine Covid-19 nhanh chóng và công bằng trên toàn cầu, sau khi vaccine được chấp thuận lưu hành. Ngoài WHO còn có sự tham gia của Liên minh vaccine Gavi, Liên minh Sáng kiến và Chuẩn bị Phòng dịch (CEPI). Chương trình đặt mục tiêu cung cấp hai tỷ liều vaccine an toàn, hiệu quả cho người dân toàn thế giới vào cuối năm 2021.
WHO cũng dự kiến đưa ra quyết định về phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của Pfizer, Moderna và AstraZeneca trong vài tuần tới. Điều này cho phép triển khai vaccine ở những nước không có khả năng đánh giá sản phẩm.
Nhân viên y tế tại New York, Mỹ, tập huấn tiêm vaccine Covid-19 hôm 9/12. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 285.783 ca nhiễm và 2.816 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 16.513.807, trong đó 304.858 người đã chết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 11/12 (sáng 12/12 giờ Hà Nội) cho biết liều vaccine đầu tiên của Pfizer-BioNTech đang được chuyển đến các bang và sẽ được tiêm “trong chưa đầy 24 giờ tới”, ưu tiên cho người cao tuổi, nhân viên chăm sóc y tế và lực lượng phản ứng nhanh.
Tuy nhiên, tướng lục quân Gustave Perna, người phụ trách chiến dịch vận chuyển vaccine trên lãnh thổ Mỹ, cho biết đợt vận chuyển chỉ bắt đầu trong ngày 13/12 và những liều vaccine đầu tiên chỉ được tiêm cho người dân từ ngày 14/12 do hàng loạt thử thách trong hậu cần.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) trước đó phê duyệt khẩn cấp việc sử dụng vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech. Mỹ kỳ vọng tiêm vaccine cho khoảng 20 triệu người trong tháng 12. Chính phủ Mỹ đang mua thêm 100 triệu liều vaccine do Moderna phát triển, trong lúc một số nguồn tin cho biết giới chức đã đặt hàng thêm vaccine của Pfizer-BioNTech.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 670 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 181.123. Số người nhiễm nCoV tăng 43.814 trong 24 giờ qua, lên 6.880.127.
Khảo sát do công ty Datafolha tiến hành hôm 12/12 cho thấy số người Brazil không muốn tiêm vaccine đã tăng lên 22%, so với 9% hồi tháng 8, trong đó phần lớn cho biết không chấp nhận các loại vaccine được sản xuất tại Trung Quốc.
Video đang HOT
73% người được hỏi có kế hoạch tiêm và 5% chưa quyết định, so với con số lần lượt là 89% và 3% hồi tháng 8.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 27.182 ca nhiễm và 332 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 9.854.208 và 142.994.
Thủ đô New Delhi đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch, với nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Giới chức New Delhi đã tăng gấp 4 lần tiền phạt với người không đeo khẩu trang, lên 2.000 rupee (27 USD). Theo truyền thông Ấn Độ, Viện Huyết thanh Ấn Độ đã yêu cầu cơ quan quản lý dược phẩm cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Anh báo cáo thêm 21.502 ca nhiễm và 519 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.830.956 và 64.026. Từ ngày 14/12, Anh sẽ cắt giảm thời gian tự cách ly từ 14 xuống 10 ngày đối với những người đến từ nước ngoài và những người tiếp xúc với các trường hợp dương tính với nCoV.
Anh bắt đầu tiêm những liều vaccine đầu tiên của Pfizer – BioNTech từ ngày 8/12. Giới chức y tế ưu tiên hàng đầu cho những người trên 80 tuổi, nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên chăm sóc tại viện dưỡng lão và người ở viện dưỡng lão. Khoảng 800.000 liều dự kiến được cung cấp trong tuần đầu tiên.
Đức ghi nhận 21.816 ca nhiễm và 351 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 1.320.592 và 22.171. Các cuộc tụ tập riêng tư bị giới hạn xuống còn 5 người từ ngày 1/12, số lượng khách được vào các cửa hàng cũng giảm xuống. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho rằng nước này có thể bắt đầu tiêm chủng muộn nhất vào tháng 1/2021.
Trong bài phát biểu trước quốc hội ngày 9/12, Thủ tướng Angela Merkel yêu cầu Đức áp đặt các biện pháp cứng rắn hơn khi ca tử vong trong một ngày ở mức cao kỷ lục. Bà cho rằng các chỉ dẫn đã được lãnh đạo 16 bang ở Đức đồng ý cách đây hai tuần về cho phép cửa hàng mở cửa nhưng cấm ăn uống trong nhà hàng là không đủ.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 28.137 ca nhiễm nCoV và 560 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên lần lượt 2.625.848 và 46.453.
Điện Kremlin hôm 11/12 cho biết mặc dù số ca tử vong đang tăng lên, giới chức không có kế hoạch tái áp đặt phong tỏa toàn quốc mà chọn phương án hạn chế theo từng khu vực. Saint Petersburg yêu cầu các quán cà phê, nhà hàng, bảo tàng, nhà hát và phòng hòa nhạc của thành phố đóng cửa trong kỳ nghỉ đón năm mới, từ 30/12 đến 10/1.
Moskva từ đầu tháng 12 bắt đầu tiêm vaccine Sputnik V cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế và giáo viên.
Iran , một trong những vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 51.949 người chết, tăng 221, trong tổng số 1.100.818 ca nhiễm, tăng 8.201. Bộ Y tế nước này hồi đầu tháng cho biết tình trạng lây nhiễm đang chậm lại, với 89/160 thành phố đã được đưa khỏi danh sách những nơi có nguy cơ cao.
Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi cho hay mức độ tuân thủ các biện pháp phòng dịch của công chúng đã tăng lên 90%. Tuy nhiên, hầu hết văn phòng không thiết yếu của chính phủ vẫn bị đóng cửa nhằm ngăn virus lây lan. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết ông đã chỉ đạo Ngân hàng Trung ương nước này cấp ngân sách cần thiết để nhập khẩu vaccine Covid-19.
Hàn Quốc đang đương đầu làn sóng Covid-19 thứ ba khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng mạnh. Nước này báo cáo thêm 950 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 41.736, trong đó 578 trường hợp tử vong, tăng 14 ca so với một ngày trước.
Hàn Quốc đã thắt chặt các quy định về giãn cách xã hội ở khu vực thủ đô vào đầu tuần này, với lệnh cấm tụ tập hơn 50 người và cấm khán giả vào xem các sự kiện thể thao. Các quán cà phê chỉ có thể phục vụ đồ mang đi, trong khi các nhà hàng không được tiếp khách sau 21h. Thêm 150 trung tâm xét nghiệm sẽ được thiết lập tại khu vực nhiều người qua lại, bao gồm nhà ga.
Tuy nhiên, quan chức cấp cao của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết bất chấp những thay đổi này, người dân vẫn không hạn chế di chuyển đáng kể.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 611.631 ca nhiễm, tăng 6.388, trong đó 18.653 người chết, tăng 142.
Dữ liệu chính phủ cho thấy Indonesia đã đặt hàng được 155,5 triệu liều vaccine và đang tìm mua thêm 116 triệu liều từ Pfizer, AstraZeneca và chương trình COVAX. Nếu các thỏa thuận được thông qua, Indonesia, quốc gia 270 triệu dân, sẽ sở hữu 271,5 triệu liều vaccine, vượt mức đặt ra là 246,6 triệu.
Philippines báo cáo 448.331 ca nhiễm và 8.730 ca tử vong, tăng lần lượt 1.301 và 35 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Philippines là một trong những nơi ăn mừng lễ Giáng sinh lâu nhất thế giới, bắt đầu từ tháng 9. Hàng đoàn người đổ về các trung tâm thương mại và mua sắm rộng lớn bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp tại quốc gia Đông Nam Á này.
Chính phủ Philippines đã ban lệnh cấm tổ chức tiệc Giáng sinh, các buổi tụ họp gia đình và hát mừng ngoài trời. Philippines cũng hủy kế hoạch cho phép trẻ em tới các trung tâm mua sắm.
Tổng giám đốc WHO: Thế giới có thể bắt đầu mơ đại dịch kết thúc
Tổng giám đốc WHO tuyên bố kết quả tích cực từ các thử nghiệm vaccine nghĩa là "thế giới có thể bắt đầu mơ về kết thúc đại dịch" Covid-19.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra thông điệp khả quan về Covid-19 trong bài phát biểu trước phiên họp cấp cao đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) về đại dịch hôm 4/12. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo dù có thể ngăn chặn được virus nhưng "con đường phía trước vẫn còn gian nan".
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Geneva hồi tháng 7. Ảnh: Reuters
Ông cho rằng đại dịch đã cho nhân loại thấy "điều tốt nhất và tệ nhất", về "lòng nhân ái và những hành động hy sinh truyền cảm hứng, những thành công ngoạn mục của khoa học và sáng tạo, và những minh chứng ấm lòng về tình đoàn kết, nhưng cũng có những dấu hiệu đáng lo ngại về sự tư lợi, đổ lỗi và chia rẽ".
Nhắc đến số lây nhiễm và tử vong đang gia tăng, Tedros lưu ý những "nơi khoa học bị nhấn chìm bởi các thuyết âm mưu, nơi sự đoàn kết bị chia rẽ phá hoại, nơi hy sinh bị thay bằng tư lợi, virus sẽ phát triển và lây lan mạnh". Ông không nói rõ quốc gia nào.
Ông cảnh báo vaccine sẽ "không giải quyết được tận gốc lỗ hổng" nghèo đói, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu, những điều cần phải giải quyết sau khi đại dịch kết thúc.
"Chúng ta không thể và không được phép quay lại mô hình sản xuất và tiêu dùng tận diệt như trước, không được phép coi thường hành tinh đã duy trì sự sống này, không được phép quay lại vòng tròn hoảng loạn và can thiệp, cũng như quay lại những nền chính trị gây chia rẽ đã thúc đẩy đại dịch này", ông nói.
Nhắc tới vaccine, Tedros cho rằng "ánh sáng cuối đường hầm đang sáng dần lên", nhưng vaccine "phải được chia sẻ bình đẳng như một loại hàng hóa công toàn cầu, chứ không phải loại hàng hóa tư nhân, loại hàng làm gia tăng sự bất bình đẳng và trở thành một lý do khác khiến một số người bị bỏ lại phía sau".
Ông cho biết chương trình ACT-Accelerator của WHO nhằm phát triển nhanh vaccine và phân phối công bằng "đang đứng trước nguy cơ trở thành một nghĩa cử cao đẹp không hơn" nếu không có nguồn tài trợ mới.
Tedros cho hay cần ngay 4,3 tỷ USD để tạo cơ sở mua vaccine số lượng lớn và phân phối, cũng như cần thêm 23,9 tỷ USD nữa cho năm 2021. Tổng số đó chưa bằng một nửa của 1% trong số 11.000 tỷ USD các gói kích thích kinh tế mà nhóm 20 quốc gia giàu nhất thế giới công bố.
Trong phiên khai mạc cuộc họp Đại hội đồng hôm 3/12, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi tài trợ tương tự cho chương trình ACT-Accelerator. Phát ngôn viên LHQ Stephane Dujarric hôm 4/12 cho biết Guterres đang thất vọng và trông đợi "nhiều quốc gia có năng lực cam kết đầu tư hơn".
Tedros cho cho rằng dù được cảnh báo sớm nhiều năm, nhiều quốc gia vẫn không chuẩn bị trước cho đại dịch và cho rằng hệ thống y tế của nước mình đủ để bảo vệ người dân. Nhiều nước đối phó tốt với khủng hoảng là những nước từng có kinh nghiệm đối phó với SARS, MERS, HINI và các bệnh truyền nhiễm khác.
WHO bị chỉ trích gay gắt từ khi dịch bùng phát tới nay vì không đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong xử lý đại dịch.
Tedros cho hay một ủy ban của WHO thành lập hồi tháng 9 đang xem xét lại các quy ước y tế quốc tế. WHO đang làm việc với một số quốc gia để phát triển một chương trình thí điểm, trong đó các nước đồng ý cho phép đánh giá thường xuyên và minh bạch về khả năng ứng phó y tế của mình.
Đại dịch cũng cho thấy sự cần thiết phải có một hệ thống toàn cầu nhằm chia sẻ các mẫu virus và mầm bệnh, để tạo thuận lợi phát triển "các biện pháp đối phó y tế như một loại hàng hóa y tế công toàn cầu", Tedros nói, hoan nghênh đề xuất của Thụy Sĩ về sử dụng phòng thí nghiệm an ninh cao để quản lý một ngân hàng sinh học mới.
Tedros cũng ủng hộ đề xuất của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel về một hiệp ước quốc tế mà WHO sẽ giám sát nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở động vật có khả năng lây sang người, đảm bảo cảnh báo kịp thời, cải thiện khả năng tiếp cận y tế và giải quyết nhu cầu tài chính. Ông cho rằng điều này sẽ cung cấp "nền tảng chính trị" để củng cố ngành y tế toàn cầu.
Mỗi năm thế giới chi 7,5 nghìn tỷ USD cho y tế, gần bằng 10% GDP toàn cầu, nhưng phần lớn số tiền đó sử dụng ở các nước giàu để điều trị bệnh hơn là "thúc đẩy bảo vệ sức khỏe".
"Chúng ta cần suy nghĩ lại triệt để về cách nhìn nhận và đánh giá sức khỏe", ông nói. "Nếu thế giới muốn tránh một cuộc khủng hoảng khác có quy mô như lần này...đầu tư vào các chức năng cơ bản của y tế công cộng, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu, là vô cùng cần thiết".
WHO: Cần thêm thời gian chứng minh hiệu quả vaccine Covid-19 của AstraZeneca Đại diện của WHO cho rằng vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược Anh AstraZeneca mới chỉ thử nghiệm trên diện hẹp nên cần có thêm thời gian nữa để chứng minh hiệu quả của nó. Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiến sĩ Soumya Swaminathan hôm 23/11 cho biết cần thêm thời gian để chứng minh tính...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do

Thủ tướng Ấn Độ hoãn ba chuyến công du nước ngoài giữa căng thẳng với Pakistan

Nghị viện châu Âu điều tra Cơ quan hỗ trợ tị nạn EU sau cáo buộc sai phạm

Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng về xung đột quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan

Canada bắt đầu tiến trình pháp lý để tịch thu máy bay vận tải An-124 của Liên bang Nga

Đằng sau việc Mỹ ra lệnh cho các cơ quan tình báo tăng cường do thám Greenland
Có thể bạn quan tâm

'Lật mặt 8' của Lý Hải bị 'Thám tử Kiên' vượt mặt
Hậu trường phim
22:38:45 07/05/2025
Cảnh báo: Nhiễm giun rồng nguy hiểm do ăn món "đặc sản" gỏi cá
Sức khỏe
22:38:38 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025
Hoa hậu Phương Lê U50 vẫn yêu cuồng nhiệt: Giao 2 công ty cho chồng mới, vừa mang thai tự nhiên
Sao việt
22:26:50 07/05/2025
Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh
Netizen
22:23:58 07/05/2025
Phú bà hot nhất Chị Đẹp cảnh báo thông tin sai lệch đang bị lan truyền
Nhạc việt
22:22:35 07/05/2025
Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà
Tin nổi bật
22:18:49 07/05/2025
Jennie nói 1 câu xác định thời điểm BLACKPINK comeback, bùng nổ bình luận trái chiều
Nhạc quốc tế
22:18:47 07/05/2025
Tội ác của thanh niên giết cô gái, bỏ vào vali rồi phi tang trên núi ở Vũng Tàu
Pháp luật
22:07:18 07/05/2025
Toàn cảnh "trò đùa dai" vào trưa nay (7/5) của gia đình Kim Sae Ron dành cho Kim Soo Hyun
Sao châu á
21:55:21 07/05/2025