Cà phê Trung Quốc bít đường cà phê Việt?
Diện tích cà phê của riêng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã lên đến gần 125.000 ha, chiếm 85% diện tích cà phê của toàn Trung Quốc.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cà phê bốn tháng đầu năm 2015 đạt 466.000 tấn với giá trị 970 triệu USD, giảm 41% về khối lượng, hơn 39% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cà phê cho rằng, ngoài nhu cầu của các nhà rang xay lớn trên thế giới giảm thì có thể do thị trường tiềm năng Trung Quốc (TQ) đang đẩy mạnh sản xuất cà phê với diện tích lớn.
Cà phê TQ cạnh tranh bằng giá rẻ
Lo ngại về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Bình, Giám đốc Công ty TNHH Cà phê Chánh Tinh Anh, chia sẻ: “TQ nằm trong nhóm những thị trường nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam. Mỗi năm nước này nhập khẩu gần 30.000 tấn cà phê từ Việt Nam. Tuy nhiên, TQ lại đang mạnh tay phát triển cây cà phê để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu. Trong một cuộc phỏng vấn báo chí gần đây, một quan chức thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Vân Nam TQ cho biết, diện tích cà phê của tỉnh này đã lên đến gần 125.000 ha (cách nay vài ba năm chỉ 40.000 ha), chiếm 85% diện tích cà phê của toàn TQ”.
Ông Bình cho biết địa lý, thổ nhưỡng ở tỉnh Vân Nam (TQ) thích hợp trồng cây cà phê cho chất lượng rất tốt. Mới mấy năm trước TQ vẫn là nước nhập khẩu. Từ năm ngoái họ đã xuất khẩu cà phê hạt và một ít cà phê hòa tan nhờ một số hãng rang xay lớn có nhà máy đầu tư trong lĩnh vực này tại Vân Nam. Cà phê TQ chủ yếu xuất khẩu sang Đức, Nhật, Hàn Quốc và Mỹ.
Thu hoạch cà phê tại vùng nguyên liệu của một DN sản xuất cà phê rang xay, hòa tan. Ảnh: QH
Video đang HOT
Thông tin thêm, ông Phạm Ngọc Bằng, Phó Giám đốc Công tyTNHH Liên doanh Cà phê Đắk Man, cho hay chủng loại cà phê TQ trồng là cà phê Arabica có chất lượng, giá trị cao hơn loại cà phê Robusta (chiếm 90% diện tích trồng cà phê Việt Nam). Dù sản lượng không nhiều nếu so với Việt Nam (xuất khẩu đứng thứ hai thế giới) và chi phí trồng theo phương pháp dùng phân hữu cơ (organic) cao hơn nhiều so với dùng phân hóa học nhưng cà phê TQ luôn bán ra với mức giá rẻ hơn. Nguyên do nước này đang cố gắng tạo dựng thương hiệu cà phê để cạnh tranh lại các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Brazil, Colombia.
Theo ông Bằng, minh chứng sự ảnh hưởng từ việc TQ phát triển mạnh cà phê tại tỉnh Vân Nam là những năm trước, cà phê xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang TQ khá mạnh, có khi từ 50.000 tấn đến 100.000 tấn/năm. Thế nhưng vài năm lại đây lượng mua bán tiểu ngạch hầu như không đáng kể.
Việt Nam cần đầu tư sản phẩm rang xay, hòa tan
Theo ý kiến của các chuyên gia, hiện tại TQ đẩy mạnh trồng cà phê chưa đáng ngại vì thương hiệu cà phê nước này chưa được khẳng định rõ ràng như cà phê Việt Nam, Brazil. Song điều đáng lo ngại chính là sản phẩm cà phê xuất khẩu.
Mang tiếng xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil (xuất khẩu loại cà phê Robusta đứng thứ nhất thế giới) nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân thô giá trị thấp. Trong khi đó, TQ đang trở thành nơi hội tụ của các nhà rang xay và sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới. Các DN nước này đang liên kết với các tập đoàn thế giới để phát triển ngành cà phê rang xay, hòa tan có giá trị cao. Điều này sẽ làm tăng sự cạnh tranh đối với cà phê Việt Nam tại các thị trường nước ngoài.
Ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia lĩnh vực này, phân tích một kilogam cà phê nhân thô nếu được chế biến làm cà phê hòa tan bán ra thị trường thì giá trị tăng lên gấp 4-5 lần. Nếu Việt Nam không xây dựng ngành cà phê theo hướng chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao là rang xay, hòa tan thì mãi chỉ là nơi cung ứng nguyên liệu giá rẻ cho các tập đoàn cà phê rang xay thế giới, DN TQ chế biến xuất khẩu giá cao.
Giải pháp cho ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), cho rằng phải nâng cao năng lực chế biến rang xay và sản xuất cà phê hòa tan. Muốn làm được điều này cần phải có thời gian, ngay bây giờ Nhà nước cần chọn những DN có năng lực cạnh tranh tốt, đã và đang làm tốt thương hiệu cà phê rang xay, hòa tan. Những DN này sẽ là những nhân tố để Nhà nước hỗ trợ về chính sách vốn vay, hỗ trợ đầu tư công nghệ làm sao giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
“Nhà nước cần chọn ra những thương hiệu lõi để hỗ trợ phát triển. Hiện nay ngành cà phê rang xay, hòa tan Việt Nam có những DN có thương hiệu trên thị trường thế giới như Vinacafe, Vinacafe Biên Hòa, Trung Nguyên. Các cơ quan quản lý cần tiếp cận những DN này xem họ cần gì, thiếu gì, muốn gì để từ đó có cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi cho DN phát triển. Bên cạnh đó cần có chiến lược truyền thông kết nối với báo chí nhằm đẩy mạnh thông tin quảng bá thương hiệu cho cà phê Việt Nam” – ông Thắng nói.
Tái canh vườn cà phê già cỗi “Hiện nay cả nước ta có năm vùng sản xuất chính gồm: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Tổng diện tích trồng cà phê của năm vùng kể trên đến cuối năm 2014 là khoảng 641.000 ha. Trong đó diện tích vườn cà phê già cỗi (năng suất, chất lượng thấp) chiếm tới 40%. Cụ thể, có khoảng 86.000 ha cà phê trên 20 năm tuổi, chiếm 15% và khoảng 140.000 ha 15-20 năm tuổi, chiếm 25%. Trong những năm tới diện tích cà phê già cỗi trên cần được trồng thay thế. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý nội dung phương án cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020, hỗ trợ người trồng tái canh cà phê về quy trình kỹ thuật, xúc tiến thương mại”, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN & PTNT.
Theo Quang Huy
Pháp luật TPHCM
Tham vọng doanh thu một tỷ USD của Trung Nguyên
Ông chủ hãng cà phê Việt đặt ra mục tiêu đạt doanh thu một tỷ USD vào năm 2016 và thâm nhập thị trường Mỹ.
Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên sẽ tiến vào thị trường Mỹ với việc xúc tiến mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ, đồng thời mở cửa hàng ở một số thành phố như Seattle, New York, Boston. "Để có kinh phí thực hiện, chúng tôi sẽ bán khoảng 15% cổ phần công ty để có kinh phí thực hiện", ông nói.
- Là môt doanh nghiêp kinh doanh mặt hàng nông sản, ông đánh giá thế nào về lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam trong năm qua?
- Có thể nói rằng, điểm sáng lớn nhất năm qua trong lĩnh vực kinh tế thuộc về ngành nông nghiệp. Chưa có một năm nào ngành nông nghiệp lại mang về lợi ích cao đến vậy cho nền kinh tế Việt Nam, cho dù chúng ta mới dừng lại ở dạng khai thác thô.
Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản lên đến gần 28 tỷ USD, trong đó, riêng trong ngành cà phê xuất khẩu tới 1,7 triệu tấn, mang về hơn 3,74 tỷ USD, các ngành lúa gạo, tiêu, điều, cao su, thuỷ sản... đều mang lại những giá trị tỷ đô cả. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như vậy, những con số trong xuất khẩu của ngành nông nghiệp càng cho thấy đây chính là thế mạnh chiến lược của Việt Nam.
Tôi tin là nếu chúng ta biết cách làm, không chỉ khai thác để xuất thô mà biết đóng gói, trình bày, biết cách làm thương hiệu, hình ảnh... thì nông sản, nông nghiệp có thể mang về giá trị cả trăm tỷ đô la cho Việt Nam mỗi năm. Bên cạnh đó, với khoảng 70 - 80% dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, nếu chúng ta làm tốt lĩnh vực này thì nông nghiệp sẽ còn đóng vai trò quan trọng để nâng cao đời sống của người dân và giúp ổn định xã hội.
Không những thế, khi chúng ta khai thác và nhìn nhận gắn với các giá trị lịch sử, văn hoá của dân tộc, thì nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái, dưỡng sinh... với những giá trị văn hoá ăn - ở - mặc của người Việt. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò là ngọn cờ trong ngoại giao, vì nó giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho thế giới và nông nghiệp cũng đóng góp rất hữu ích vào việc giữ gìn môi trường sống cho con người.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
- Cảm nhận của ông sau một năm nhiều khó khăn của nền kinh tế với tư cách là môt doanh nhân?
- Năm 2012, chúng ta chứng kiến một năm đầy khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Nền kinh tế phải đối mặt với một loạt vấn đề khó khăn như tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát gia tăng, niềm tin suy giảm, nhưng có lẽ lo lắng lớn nhất chính là vấn đề vốn đầu tư của xã hội giảm sút hơn bao giờ hết.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này, cả từ phía chủ quan và khách quan. Có thể thấy rằng, khi hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá ngày càng sâu, các doanh nghiệp của chúng ta chưa có kinh nghiệm, chưa lường định được, khả năng nhận diện kém về những tác động tiêu cực của quá trình này.
Thêm nữa, trong vấn đề hoạch định chính sách, chiến lược, chúng ta chưa hướng ra bên ngoài và phóng tầm nhìn về tương lai mà còn luẩn quẩn với những tư duy hướng về quá khứ và quay vào bên trong.
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy rằng động cơ, động lực của các doanh nhân còn mang tính cá nhân, thiên về lợi ích riêng lẻ của những nhóm, những cá thể... mà chưa hướng tới một nền kinh tế lành mạnh với động lực là tạo dựng sự phát triển mạnh mẽ và bền vững cho quốc gia, dân tộc.
- Theo ông, để vượt qua khó khăn hiện nay, các doanh nhân phải làm gì?
- Theo tôi, đã đến lúc các doanh nhân phải nhìn nhận lại chính mình, xem đâu là năng lực cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, gạt bỏ những gì không phải là sở trường hoặc thu hẹp quy mô những lĩnh vực không nhiều cơ hội để tập trung cao độ vào lĩnh vực thế mạnh. Các lãnh đạo cũng phải tính toán tối ưu hóa tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm tiếp tục đối phó và phát triển khi cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu có thể diễn ra trầm trọng hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là vấn đề đối phó, để phát triển bền vững về lâu dài, các doanh nhân cũng cần phải xác lập lại tâm thế và đưa ra được những chiến lược phát triển đặc sắc của mình trong bối cảnh mới, khi mà các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt và cạnh tranh sống còn với những doanh nghiệp lớn trên thế giới ngay tại thị trường Việt Nam.
- Ông mong đợi điều gì từ chính sách điều hành của Chính phủ?
- Tôi đã nhận thấy những tín hiệu tích cực từ những giải pháp của Chính phủ qua thông điệp của Thủ tướng Chính phủ ngay trong ngày đầu năm mới 2013 và đến Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ tiếp ngay sau đó. Trong đó, tôi đánh giá rất cao những nỗ lực để mang lại niềm tin cho thị trường, bởi niềm tin cũng như khả năng tự tin của doanh nghiệp chúng ta đang rất yếu ớt và để tạo lập, xác lập lại sẽ cần nỗ lực cao độ.
Tôi cho rằng triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm nay phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định trong việc lựa chọn chiến lược của chính phủ. Nhìn lại những gì chúng ta đang trải qua, kinh nghiệm chúng ta cũng đã có sau những cọ xát của quá trình hội nhập toàn cầu, tôi nghĩ Chính phủ không những cần giải quyết những vấn đề cấp bách trong hiện tại để xây dựng niềm tin cho giới doanh nghiệp cũng như cộng đồng xã hội, mà song song đó, cần phải tính toán những biện pháp lâu dài để hướng tới mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Những quyết định chiến lược của Chính phủ liên quan tới định vị chiến lược, lựa chọn chiến lược, xây dựng những hệ thống thực thi vào thời điểm này là rất quan trọng.
Chính những hậu thuẫn và chính sách vĩ mô trên những lựa chọn đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thành công, hình thành nên những ngành thế mạnh của Việt Nam cạnh tranh với thế giới, tiến đến cụm ngành, liên ngành, thậm chí tiến đến hệ sinh thái đặc trưng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trên thế giới, ví dụ như nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần chuẩn bị cho một lớp doanh nhân mới, chuẩn bị cho họ từ tâm thế, cho tới những lĩnh vực, những ngành và chính sách thiết thực để có thể cạnh tranh được trên thế giới. Bên cạnh đó, cần có những quyết sách để giáo dục, nuôi dưỡng tâm thế khởi nghiệp mới này trên nhiều cấp bậc, thậm chí đưa vào hệ thống giáo dục đào tạo ngay từ bây giờ. Với khoảng 25 triệu thanh niên, một chương trình khuyến khích khởi nghiệp mang tầm cỡ quốc gia, thậm chí có thể là một Quốc sách, sẽ tạo ra vận hội mới cho tương lai Việt Nam.
- Ông có thông điệp gì đối với người tiêu dùng trong nước?
- Về phía công đồng, tôi cho rằng cần thiết phải truyền thông mạnh hơn nữa trong việc kêu gọi người tiêu dùng trong nước ưu tiên dùng hàng Việt Nam nếu như doanh nghiệp Việt có sản phẩm xứng đáng. Điều đó sẽ tạo ra nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt, cảm thấy được nuôi dưỡng trong chính cộng đồng, đồng bào của mình, tạo hậu phương vững chắc để đi chinh phục các thị trường ngoài nước.
Ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng toàn cầu đang tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn từ bên ngoài, chính phủ của nhiều nước đã thậm chí coi đây là những cuộc "chiến tranh không khói súng" có sức tàn phá không kém gì những cuộc chiến tranh thực sự. Tôi cho rằng cộng đồng bên trong nên cùng nhau quyết tâm, đồng lòng thực thi những lựa chọn chiến lược đúng đắn để cùng vượt qua thời kỳ khó khăn này.
- Kế hoạch mới của Trung Nguyên trong năm 2013 là gì?
- Năm 2013, Trung Nguyên xác định bước ra thị trường thế giới, mà trước hết, chúng tôi sẽ tham gia vào thị trường ASEAN và coi đây như là thị trường nội địa của mình. Bên cạnh đó, Trung Nguyên sẽ tiến vào thị trường Mỹ với việc xúc tiến mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ, đồng thời mở cửa hàng ở một số thành phố như Seattle, New York, Boston..., chúng tôi sẽ bán khoảng 15% cổ phần công ty để có kinh phí thực hiện.
Hiện Trung Nguyên có khoảng 3.000 nhân viên, doanh thu năm 2012 đạt 200 triệu USD, tăng 32% so với năm 2011. Dự kiến doanh thu năm 2013 sẽ tăng gấp đôi do nhu cầu cà phê đóng gói ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc... tăng mạnh. Trung Nguyên đặt ra mục tiêu đạt doanh thu một tỷ USD vào năm 2016.
Tôi cho rằng, hội nhập sâu vào thị trường thế giới, cơ hội nhiều nhưng cũng có cả nguy cơ. Tuy nhiên chỉ có cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu toàn cầu thì Trung Nguyên mới có thể thành công ở thị trường thế giới được. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị thật kỹ càng về hành trang cho cuộc hội nhập để giành chiến thắng.
Theo VNE
Giá cà phê tăng mạnh Ngày 1.2, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên đồng loạt tăng mạnh, mức tăng bình quân 600.000 đồng/tấn. Với phiên tăng giá này, cà phê Tây nguyên đạt mức giá cao nhất kể từ đầu vụ và đang quay trở lại mức giá đạt được trong tháng 10.2012. Giá cà phê trong nước tăng mạnh do nông dân giảm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm
Có thể bạn quan tâm

Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển 140kg ma túy
Pháp luật
18:40:32 22/05/2025
Ông Biden đã không tầm soát ung thư tuyến tiền liệt trong hơn 10 năm
Thế giới
18:30:58 22/05/2025
Điều ít biết về thiếu gia Đỗ Quang Vinh và bí mật của gia đình bầu Hiển
Netizen
18:22:53 22/05/2025
HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025
Tàng Hải Truyện: Tiêu Chiến tái xuất thất bại, bị nam phụ chiếm hết spotlight
Phim châu á
17:32:38 22/05/2025
Phim của Lý Hiện nhận phản ứng dữ dội vì tình tiết gây sốc
Hậu trường phim
17:31:46 22/05/2025
Kim Lý: Chấp nhận đứng sau Hà Hồ, phản ứng khi bị nói ăn bám vợ, phải ở rể
Sao việt
17:19:00 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025
Kevin Spacey trở lại sau khi bị phong trào "Me Too" hủy hoại, loạn cả LHP Cannes
Sao âu mỹ
16:52:30 22/05/2025
Park Shi Hoo: Mỹ nam "toang" sự nghiệp vì yêu gái trẻ, giờ nhan sắc khó tin
Sao châu á
16:34:40 22/05/2025