Cả trăm con giun đũa trong ruột cậu bé 4 tuổi
Bé trai ở Cameroon được đưa đến bệnh viện do bị táo bón, đầy hơi, nôn mửa kéo dài suốt 6 tháng.
Bác sĩ chẩn đoán bé có giun đũa ký sinh ở ruột non. Cha mẹ bé cho biết chưa bao giờ xổ giun cho con. Đầu tháng 6, bác sĩ đã phẫu thuật gắp giun, số lượng nhiều đến mức gần như gây nghẽn ruột cậu bé và đều còn sống khi được lấy ra ngoài.
Giun vẫn ngọ nguậy trong chậu sau khi được lấy ra khỏi ruột bé trai.
Khoảng 800 triệu đến 1,2 tỷ người trên thế giới đang mắc giun đũa, chủ yếu từ 2 đến 10 tuổi. Trẻ em sống ở các nước kém phát triển có nguy cơ cao nhiễm giun đũa do vệ sinh môi trường, điều kiện ăn uống và vệ sinh thực phẩm kém, gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí nhớ và sự phát triển thể chất.
Thúy Quỳnh
Video đang HOT
Theo Medicine.News/VNE
Tưởng bị táo bón, bác sĩ gắp ra từ ruột bé trai 4 tuổi cả chậu giun
Các bác sĩ đã tiết lộ những bức ảnh về một chậu giun đang bò lúc nhúc mà họ đã lấy ra khỏi cơ thể của một đứa trẻ 4 tuổi.
Vừa qua, các bác sĩ ở Cameroon, phía tây châu Phi, đã báo cáo trường hợp của cậu bé ở Phân khu Menchum ở phía tây bắc của đất nước bị đau dạ dày, nôn mửa, bụng sưng to và táo bón nặng đã kéo dài nửa năm.
Cha cậu bé nói rằng tuy con trai bị táo bón đã lâu nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, ông không có đủ khả năng để đưa bé đến bệnh viện, chi nhánh gần nhất cũng cách nhà gần 80km.
Các bác sĩ gắp ra cả chậu giun sống đang bò lúc nhúc từ ruột cậu bé 4 tuổi
Qua hình ảnh chụp X-quang dạ dày, các bác sĩ nhìn thấy trọng bụng cậu bé chứa một lượng giun lớn. Họ chẩn đoán bé bị nhiễm giun đũa ký sinh ở ruột non.
Sau khi lập phác đồ điều trị, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Họ đã gắp ra một chậu đầy những con giun sống đang bò lúc nhúc. "Bệnh nhi 4 tuổi của chúng tôi được báo cáo là chưa bao giờ bị tẩy giun kể từ khi sinh ra", các bác sĩ chia sẻ.
Cuộc phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp, cậu bé đã được xuất viện sau 7 ngày và được kê thuốc uống để tăng sức đề kháng, chống lại sự lây nhiễm trở lại.
Qua trường hợp này, các bác sĩ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tẩy giun định kỳ (sáu tháng một lần hoặc ít nhất là hàng năm) để loại bỏ giun trưởng thành và trứng của chúng ra khỏi ruột, ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng mãn tính đe dọa tính mạng. Nếu những con giun không được loại bỏ, chúng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, các vấn đề tăng trưởng thể chất, trí nhớ và kỹ năng suy nghĩ kém, họ nói.
Bệnh giun đũa ký sinh là gì?
Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh, bệnh giun đũa là một bệnh nhiễm giun ký sinh ảnh hưởng đến con người và là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới.
Từ 800 triệu đến 1,2 tỷ người trên toàn thế giới bị nhiễm giun ký sinh, lây lan qua trứng trong phân người. Hầu hết các trường hợp là ở các quốc gia nghèo và đang phát triển nơi vệ sinh công cộng, thực phẩm và đất có thể bị ô nhiễm chất thải của con người.
Hình minh họa chu trình tái nhiễm của giun giữa môi trường xung quanh
Trứng giun có thể lây truyền nếu con người đi đại tiện ra ngoài - khoảng 1/8 dân số thế giới làm điều này - hoặc nếu phân người được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Trứng sau đó có thể trưởng thành thành giun trong cơ thể và sống trong hệ thống tiêu hóa, nơi chúng ăn thức ăn mọi người ăn.
Nhiễm trùng xấu có thể gây tắc nghẽn trong ruột có thể dẫn đến táo bón nghiêm trọng, suy dinh dưỡng và các vấn đề tăng trưởng ở trẻ em vì các chất dinh dưỡng bị đánh cắp bởi ký sinh trùng.
Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm táo bón, nôn mửa, cảm thấy ốm và đau bụng.
An An(Theo Daily Mail)
Theo VNN
Câu chuyện cảnh báo: Bệnh nhân tắc ruột do nuốt xương cá Sau khi bệnh nhân được thăm khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng, bác sỹ chẩn đoán, bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn, có chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Ngày 03/6, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhân Triệu Tạ N., nhập viện trong tình trạng đau bụng, bụng chướng căng, thể trạng gầy yếu. Sau...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 mẹo detox nhẹ nhàng sau những ngày nghỉ lễ

Loại bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ răng miệng

Thực phẩm bổ sung: Lợi ích và rủi ro

7 rủi ro sức khỏe lâu dài của thực phẩm siêu chế biến

Những người không nên ăn hồng xiêm

Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

Bệnh viện những ngày không nghỉ lễ

Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?

Uống trà gì để hạ huyết áp?

Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành

Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

Thực phẩm 'nịnh bụng' ai cũng nên ăn hàng ngày
Có thể bạn quan tâm

Từng khiến cả châu Á "phát cuồng", nữ thần gợi cảm Hong Kong giờ ra sao sau khi lấy chồng đại gia và lui về ở ẩn?
Sao châu á
06:19:49 05/05/2025
Nữ ca sĩ cát xê 10 nghìn đô mới mua nhà Hội An, chồng Tây muốn chôn cất ở Việt Nam nếu có chuyện
Sao việt
06:16:27 05/05/2025
Sau hơn 60 năm, bốn cổ vật của Thái Lan ở bảo tàng Mỹ sắp được hồi hương
Thế giới
06:01:38 05/05/2025
Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn
Ẩm thực
05:49:47 05/05/2025
Lưu Thi Thi 17 tuổi đẹp khủng khiếp: Khó tin nhan sắc đỉnh cao cỡ này, xứng danh ngọc nữ của làng phim Trung Quốc
Hậu trường phim
05:46:23 05/05/2025
Đi thuê nhà, cô gái phát hiện 19 thỏi vàng giấu trong tủ quần áo, nửa năm sau bị tòa triệu tập
Lạ vui
05:43:13 05/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025