Các bộ trưởng năng lượng chỉ trích kế hoạch áp mức trần giá khí đốt của EU
Các quốc gia EU đã mâu thuẫn trong nhiều tháng về triển vọng hạn chế giá khí đốt tự nhiên.
Một đề xuất mới của Ủy ban châu Âu được cho là sẽ thu hẹp khoảng cách đã không mang lại kết quả mong muốn.
EU vẫn bất đồng sâu sắc về việc áp giá trần khí đốt. Ảnh: AFP
EU ngày 24/11 đã khởi động cuộc đàm phán căng thẳng giữa các bộ trưởng năng lượng, vốn bị chi phối bởi vấn đề gây chia rẽ về việc áp đặt giá trần khí đốt tự nhiên để bảo vệ người dân và doanh nghiệp trước hóa đơn năng lượng tăng cao.
Cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU tại Brussels đã cho thấy sự phản đối rộng rãi đề xuất giới hạn giá do Ủy ban châu Âu đưa ra, khi một số nước coi đó là “ trò đùa” vì các tiêu chí quá cao đến mức nó có thể không bao giờ được kích hoạt. Các nước khác, vốn hoài nghi về việc đưa ra bất kỳ mức giá trần nào, đã cảnh báo về rủi ro đối với sự ổn định của nguồn cung.
Cụ thể, tại cuộc họp, nhiều bộ trưởng năng lượng EU đã chỉ trích đề xuất mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc thiết lập mức trần giá khí đốt trên toàn EU, gọi nó là không phù hợp, không thực tế và là một “trò đùa dở khóc dở cười”.
Video đang HOT
“Nó hoàn toàn không thể thi hành, không hiệu quả và nằm ngoài phạm vi. Đó là một trò đùa tồi tệ”, Bộ trưởng chuyển đổi sinh thái Tây Ban Nha Teresa Ribera nói, trong khi Bộ trưởng Môi trường Ba Lan Anna Moskwa cũng cho rằng đề xuất này là “một trò đùa” và không làm hài lòng bất kỳ quốc gia nào.
Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Malta, Miriam Dalli, cho biết kế hoạch được thiết kế bởi EC là “không phù hợp với mục đích” và “chắc chắn không linh động về bản chất”. Bà Dalli nói với các phóng viên: “Các điều kiện đồng thời đang được áp đặt khiến cho việc kích hoạt cơ chế khắc phục này là không thể hoặc gần như không có khả năng kích hoạt được”.
Trong khi đó, phe do Đức và Hà Lan dẫn đầu, cảnh báo rằng ngay cả một mức giới hạn giá yếu cũng có thể khiến những người bán khí đốt rời xa EU hoặc ngăn cản việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây hại cho khí hậu.
Hà Lan, quốc gia kiên quyết phản đối bất kỳ biện pháp can thiệp giá nào, cho biết công cụ này là “thiếu sót” và có khả năng “gây hại” cho an ninh nguồn cung và ổn định tài chính của EU. Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu Hà Lan Rob Jetten nêu rõ: “Có rất nhiều rủi ro gây tổn hại đến an ninh nguồn cung năng lượng cũng như sự ổn định của thị trường tài chính”.
Những bất đồng gay gắt trên về mức giá trần đã trì hoãn việc phê duyệt hai quy định khẩn cấp riêng biệt để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, vốn đã đạt được sự đồng thuận.
CH Séc, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU, dự định tổ chức một cuộc thảo luận xung quanh mức trần giá và xúc tiến với hai quy định riêng biệt: một về việc mua chung khí đốt và thứ hai về các quy tắc cấp phép nhanh hơn cho các công nghệ tái tạo.
Tuy nhiên, một nhóm gồm 15 quốc gia ủng hộ giới hạn giá vốn không hài lòng sâu sắc với dự thảo của Ủy ban châu Âu đã thúc đẩy liên kết áp mức trần giá với hai gói còn lại để đảm bảo những sửa đổi có lợi cho họ.
Theo các nhà ngoại giao EU, Luxembourg, Áo, Phần Lan, Đan Mạch, Ireland, Estonia và Hà Lan phản đối ý tưởng này, nhưng CH Séc đã chấp nhận thỏa hiệp và sẽ triệu tập một cuộc họp bất thường mới vào giữa tháng 12 tới để “bật đèn xanh” cho những quy định về năng lượng trên.
Giá khí đốt và điện đã tăng vọt ở hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu trong năm qua. Theo Hội đồng châu Âu, giá khí đốt trong khối đã tăng hơn 150% trong khoảng thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022. Tất cả những điều này là một gánh nặng lớn đối với ngành công nghiệp và các hộ gia đình ở châu Âu và phần lớn EU hiện đang chuẩn bị cho suy thoái trong những tháng tới.
Bồ Đào Nha phản đối đề xuất của EU về cắt giảm sử dụng khí đốt
Bồ Đào Nha cho rằng đề xuất này không cân xứng và không bền vững vì nó sẽ dẫn đến việc cắt điện.
Bộ trưởng Năng lượng Bồ Đào Nha Joao Galamba ngày 21/7 cho biết nước này hoàn toàn phản đối đề xuất của EU về việc cắt giảm sử dụng khí đốt cho đến tháng 3/2023, vì điều này sẽ cản trở sản xuất điện thông qua các nhà máy chạy bằng khí đốt khi Bồ Đào Nha đối mặt với đợt hạn hán khắc nghiệt.
Ông Galamba nói với tờ Expresso rằng đề xuất của EU không giải quyết được nhu cầu thủy điện cụ thể của Bồ Đào Nha, vốn do hạn hán hiện nay buộc phải sản xuất nhiều điện hơn thông qua các nhà máy đốt khí.
Ông Galamba nói: "Bồ Đào Nha hoàn toàn phản đối đề xuất của Ủy ban châu Âu, vì không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia. Điều này không thể áp dụng cho Bồ Đào Nha". Ông Galamba lưu ý rằng nước này, vốn không phụ thuộc vào đường ống dẫn khí đốt từ Nga, vẫn là một "hòn đảo" năng lượng có ít liên kết năng lượng với phần còn lại của châu Âu.
Hôm 20/7, EU đã yêu cầu các quốc gia thành viên cắt giảm 15% lượng khí đốt sử dụng cho đến tháng 3 tới sau khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng nguồn cung cấp từ Nga qua đường ống lớn nhất tới châu Âu có thể bị giảm hơn nữa và thậm chí có thể dừng lại.
Đề xuất của Ủy ban sẽ cho phép EU đưa mục tiêu này trở thành bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung, nếu EU tuyên bố về nguy cơ thiếu khí nghiêm trọng.
Theo Viện khí tượng quốc gia IPMA vào cuối tháng 6, trước đợt nắng nóng gần đây, Bồ Đào Nha đã có 96% lãnh thổ bị hạn hán nghiêm trọng hoặc cực đoan, nước trong các con đập đã bị sụt giảm mạnh, gây hại cho sản xuất điện.
Ukraine tăng mạnh phí vận chuyển dầu của Nga tới EU Nhà điều hành đường ống Druzhba của Ukraine cho biết các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của quốc gia này đang khiến chi phí vận chuyển tăng lên. Ảnh minh họa: Getty Images Kênh truyền hình RT đưa tin Ukraine vừa công bố kế hoạch tăng phí vận chuyển dầu của Nga chạy qua đường ống Druzhba tới...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Lưu lượng máy bay vận tải quân sự đến trung tâm NATO ở Ba Lan bất ngờ tăng vọt

Lý do đẩy Ấn Độ và Pakistan đến bờ vực xung đột toàn diện

Nguy cơ các cơ quan tài chính toàn cầu mất vai trò nếu Mỹ rút lui

Tác động từ việc thay thế Cố vấn An ninh Quốc gia tới chính sách đối ngoại của Mỹ

AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?

Ván cược mơ hồ của Ukraine vào thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

EU phạt TikTok 600 triệu USD
Có thể bạn quan tâm

Lê Tuấn Khang gây bất ngờ, 1 tiền bối nhận xét thẳng, chưa dám nghĩ chuyện này!
Netizen
07:11:26 03/05/2025
Tổn thương biểu mô giác mạc vì nhỏ chanh để chữa đau mắt
Sức khỏe
07:09:26 03/05/2025
5 nàng WAG kiếm tiền giỏi nhất thế giới: Bạn gái Ronaldo và vợ Messi góp mặt, nhưng đều xếp sau một người
Sao thể thao
07:07:08 03/05/2025
Triệu Vy tái xuất, chấp nhận chịu nhục, hạ mình để cầu cứu "phe" Châu Tấn?
Sao châu á
06:45:40 03/05/2025
10 phim Hàn khiến bạn cười lăn lộn như cá mắc cạn: Đừng xem ở nơi công cộng nếu còn sĩ diện!
Phim châu á
06:23:04 03/05/2025
Đặc sản Nha Trang và các quán ngon nổi tiếng bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Nha Trang dịp nghỉ lễ 30/4
Ẩm thực
05:57:37 03/05/2025
10 cô dâu đẹp nhất Trung Quốc: Lưu Diệc Phi xếp sau Triệu Lộ Tư, hạng 1 trời sinh để làm đại minh tinh
Hậu trường phim
05:53:57 03/05/2025
Trước khi cưới, tôi đã nghe phong thanh danh tiếng của chị chồng, về làm dâu rồi, tôi mới biết sự thật
Góc tâm tình
05:49:10 03/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025