Các chuyên gia giáo dục mầm non Hàn Quốc nói gì về việc phát triển giáo dục mầm non?
Giáo dục có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của mỗi con người, ngành giáo dục mầm non luôn được quan tâm và chú trọng hàng đầu tại mỗi quốc gia.
Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục mầm non tới sự phát triển của trẻ nhỏ, nhiều đơn vị làm giáo dục đã không ngừng nâng cao chất lượng trường mầm non để mang tới cho trẻ em một môi trường học tập tốt nhất.
Trong những năm gần đây, hệ thống trường, lớp mầm non tư thục đang phát triển mạnh, góp phần giải quyết nhu cầu học tập và gửi trẻ của các bậc phụ huynh. Tại Việt Nam, nhiều trường mầm non trên toàn quốc cũng bắt đầu quan tâm tới việc đưa các chương trình giáo dục mầm non hiện đại vào giảng dạy.
Rất nhiều chương trình học bản quyền nước ngoài mới mẻ và cải tiến chất lượng được đưa vào các trường mầm non và mang lại hiệu quả thực sự. Tuy nhiên, hiện nay việc các trường tiếp cận với các chương trình học nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do không dễ dàng để Việt hóa và xây dựng các chương trình học nước ngoài phù hợp với trẻ em Việt Nam. Việc các trường muốn đầu tư phát triển giáo dục cần phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và học hỏi các nước đã phát triển thành công trong lĩnh vực mầm non.
Có thể nói ở Hàn Quốc là quốc gia chú trọng đầu tư và phát triển giáo dục mầm non hàng đầu thế giới . Điều đó bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của người Hàn Quốc với bao lần xây dựng một hệ thống giáo dục mới, qua nhiều lần cải cách, ngày nay hệ thống giáo dục Hàn Quốc được nhiều quốc gia ngưỡng mộ và xem là tấm gương để nhiều nước học tập.
Giáo dục mầm non luôn được quan tâm và chú trọng hàng đầu tại mỗi quốc gia
Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa. Vì vậy, việc học hỏi mô hình giáo dục của Hàn Quốc chắc hẳn sẽ rất gần gũi và có ích đối với nền giáo dục Việt Nam. Vừa qua, trong buổi hội thảo “Đồng hành kinh doanh giáo dục mầm non” diễn ra từ ngày 6-8/8/2019 do Dongsim Việt Nam – đơn vị chuyên phát triển và cung cấp các chương trình giáo dục bản quyền Hàn Quốc tổ chức, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non Hàn Quốc cho rằng: Việc giáo dục cho trẻ lứa tuổi mầm non đều cần phải đầu tư kỹ lưỡng từ chương trình học, mô hình giáo dục, quản lý và đào tạo giáo viên. Ông Chae Dong Hun – Chuyên gia sáng tạo các chương trình mầm non đã có lời phát biểu: “Ở Hàn Quốc hiện nay, tất cả các đơn vị lớn, nhỏ đều đang phát triển chương trình giáo dục có khả năng sáng tạo tốt, giúp trẻ phát triển về sức khỏe , khám phá tự nhiên, mỹ thuật, mối quan hệ xã hội và khả năng giao tiếp. Hướng phát triển giáo dục này dựa theo phương pháp 4Cs bao gồm: Kỹ năng giao tiếp (Communication); Tư duy phản biện (Critical Thinking) ; Tính sáng tạo (Creativity) & Kỹ năng hợp tác (Collaboration).
Video đang HOT
Có thể thấy hiện nay, xu hướng giáo dục của những nước phát triển là tổ chức hoạt động cho trẻ được trải nghiệm thực hành học tập theo suy nghĩ và hướng phát triển của từng trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động và sáng tạo. Về phía nhà trường, họ quan tâm đến phát triển nhận thức của trẻ hơn là giáo dục theo khuôn mẫu. Phương hướng giáo dục hiện đại thống nhất quan điểm rằng: Trẻ học thông qua chơi và coi chơi là hoạt động chính của trẻ.
Lời phát biểu của ông Chae Dong Hun – Chuyên gia sáng tạo các chương trình mầm non
Đối với mỗi trường mầm non khi mở ra, ngoài vấn đề đầu tư về cơ sở vật chất, chương trình học, phương pháp giáo dục, đội ngũ nhân sự,…thì vấn đề vô cùng quan trọng khác để làm nên thành công của mỗi trường đó chính là cách thức tổ chức quản lý vận hành. Bà Kim Young Mee – giáo sư trường đại học Kyungmin với 39 năm kinh nghiệm giáo dục mầm non tại Hàn Quốc đã chia sẻ rằng “Chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non là một giai đoạn có những đặc điểm tâm sinh lý riêng rất phức tạp. Trẻ em cần có sự giáo dục theo cách tự nhiên nhất, cho trẻ tăng trưởng thể lực đi đôi với phát triển trí tuệ. Nhà trường cần xây dựng một mô hình trường học gần gũi với trẻ nhỏ, các phương pháp giáo dục cần đem đến cho trẻ những kiến thực tự nhiên đời thực để từ đó khơi gợi sự tò mò, tạo dựng thói quen, thích thú tự nhiên cho trẻ. Đây cũng là điều kiện để giáo dục có thể tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu tự tin, giàu bản lĩnh, năng động và sáng tạo.”
Sự kiện Đồng hành kinh doanh giáo dục mầm non đã thu hút các đơn vị giáo dục trên cả nước.
Trong thời kỳ “Quốc tế hóa giáo dục” như hiện nay, phương hướng phát triển giáo dục hiện đại gắn với nền giáo dục mở rộng sẽ giúp các trường mầm non tại Việt Nam nâng cao chất lượng hệ thống trường mầm non chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Theo afamily
Đại biểu hơn 100 nước dự diễn đàn giáo dục toàn cầu
Các đại biểu sẽ tìm hiểu kết quả nghiên cứu của UNESCO, thảo luận về việc dạy và học vì một xã hội hòa bình, bền vững.
Ngày 2-3/7, tại Hà Nội, diễn đàn "Giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu" của UNESCO năm 2019 diễn ra với sự tham dự của hơn 350 lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam nhằm hưởng ứng chủ đề "Học tập và giảng dạy vì một xã hội hòa bình và bền vững: từ bậc giáo dục mầm non đến giáo dục tiểu học và trung học".
Các đại biểu tham dự phiên khai mạc diễn đàn sáng 2/7. Ảnh: D.T
Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cho biết những thành tựu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua chỉ ra rằng chính con người chứ không phải tài nguyên thiên nhiên, mới là yếu tố quyết định, tạo ra phát triển bền vững cho mỗi quốc gia.
"Vì vậy, không ngừng cải cách, đổi mới giáo dục là phương cách hữu hiệu để tạo ra con người mới, đủ bản lĩnh và tầm vóc trí tuệ để vượt qua thách thức toàn cầu", ông Trung nói và hy vọng diễn đàn sẽ là nơi gặp gỡ, hội tụ tư duy và ý tưởng về giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng nhận định giáo dục là giải pháp, con đường để thay đổi các giá trị và hành vi của cộng đồng, giúp mọi người lựa chọn một cách sống bền vững.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên khai mạc sáng 2/7. Ảnh: D.T
Ông Nhạ thông tin kể từ năm 2013, Việt Nam cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Một trong những cột mốc quan trọng là chương trình giáo dục phổ thông quốc gia được phê duyệt vào tháng 12/2018, dựa trên phát triển phẩm chất và năng lực của người học, hướng tới việc giúp học sinh có được kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.
"Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn xem giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả mục tiêu phát triển bền vững", ông Nhạ nói.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều câu hỏi trong triển khai chương trình này. Đó là làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả, làm sao để cập nhật chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, hay để biến việc học tập thành một hành trình suốt đời?
Cho rằng những câu hỏi này không chỉ dành cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia khác, ông Nhạ hy vọng diễn đàn giáo dục của UNESCO sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, mở ra những hiểu biết, cách tiếp cận mới và mở rộng mối quan hệ giữa các bên.
Dương Tâm
Theo VNE
Thành lập Hiệp hội Giáo dục mầm non ngoài công lập Việt Nam Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa vừa ký Quyết định số 1617/QĐ-BGDĐT về việc công nhận Ban Vận động thành lập Hiệp hội Giáo dục mầm non ngoài công lập Việt Nam. Lễ ra mắt và tuyên bố quyết định thành lập Ban vận động Hiệp hội Giáo dục Mầm non Ngoài công lập Việt Nam sẽ được tổ chức tại Hà...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mở quán trà sữa kinh doanh, ngày nào cũng có đơn cả chục ly, tôi tò mò đi giao vừa thấy người đặt thì lập tức bỏ về
Góc tâm tình
09:49:16 25/05/2025
BYD lần đầu tiên vượt hãng xe Tesla về doanh số tại châu Âu
Ôtô
09:42:17 25/05/2025
5 chiếc váy linen không thể thiếu trong mùa hè
Thời trang
09:41:43 25/05/2025
Trúc Anh (Mắt Biếc) hiện ra sao sau khi bị tăng cân mất kiểm soát, cơ thể rơi vào tình trạng báo động?
Sao việt
09:26:34 25/05/2025
Nữ diễn viên được 1 đạo diễn đình đám khen nức nở: "Chỉ cần cao thêm 10cm, cả showbiz là của cô ấy!"
Sao châu á
09:23:30 25/05/2025
Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?
Sức khỏe
09:20:32 25/05/2025
Mỹ nhân Việt cả đời được gọi là "vedette của showbiz", xuất thân hoàng tộc mới chấn động
Hậu trường phim
09:12:57 25/05/2025
'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46
Thế giới
08:42:08 25/05/2025
Ghé thăm công viên quốc gia Gyeryongsan
Du lịch
08:39:34 25/05/2025
Nam thanh niên đuổi theo đoàn khách quốc tế, tông chấn thương cảnh sát
Pháp luật
08:37:17 25/05/2025