Các đảng cánh hữu tại Croatia phản đối sử dụng đồng tiền chung châu Âu
Các đảng cánh hữu theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (eurosceptic) tại Croatia ngày 25/10 đã phát động chiến dịch kêu gọi trưng cầu ý dân trên toàn quốc về khả năng chuyển sang dùng chính thức đồng tiền chung châu Âu (euro).
Động thái trên diễn ra sau khi chính phủ của Thủ tướng Andrej Plenkovic bày tỏ mong muốn thay thế đồng nội tệ kuna bằng đồng euro từ tháng 1/2023.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Chiến dịch của đảng Croatia Tối cao phản đối đồng euro đã được sự ủng hộ từ các nhóm chính trị cánh hữu nhỏ, trong đó nêu lo ngại về những tác động tiêu cực tới vật giá, đời sống của người dân và phản đối chính phủ quyết định mà không thông qua ý kiến người dân.
Video đang HOT
Đảng này hiện chiếm 4/151 ghế nghị sĩ trong quốc hội và để tiến hành trưng cầu ý dân trên toàn quốc, họ cần nhận được sự ủng hộ từ tối thiểu 10% cử tri hoặc hơn 370.000 người. Kết quả một cuộc khảo sát đầu năm nay cho thấy khoảng 61% người dân Croatia ủng hộ việc chuyển sang dùng đồng euro.
Về phần mình, chính phủ Croatia lập luận rằng người dân ủng hộ việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2012 đồng nghĩa chấp nhận gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone). Ngoài ra, hiện 80% tiền gửi ngân hàng bằng euro và các đối tác chủ chốt của Croatia đều nằm trong Eurozone. Thủ tướng Plenkovic cũng lưu ý rằng đồng euro sẽ giảm lãi suất, loại bỏ các nguy cơ tiền tệ và thúc đẩy đầu tư nước ngoài.
Trong số 27 quốc gia thành viên EU có 19 quốc gia sử dụng đồng euro làm tiền tệ chính thức và lưu hành.
Người dân phương Tây không vội tiêu 2.700 tỷ USD tích lũy trong dịch
Tiết kiệm hơn 2.700 tỷ USD trong đại dịch, người tiêu dùng Mỹ và châu Âu không vội vàng chi tiêu dù nền kinh tế dần xuất hiện những triển vọng phục hồi khi hạn chế nới lỏng.
Bloomberg cho biết tổng số tiết kiệm tích lũy từ khi Covid-19 bùng phát đã đạt mức 2.300 tỷ USD ở Mỹ và gần 400 tỷ euro (khoảng 464 tỷ USD) ở khu vực đồng euro.
Sau khi các lệnh phong tỏa dần nới lỏng, số tiền gửi ở các ngân hàng châu Âu giảm nhẹ trong tháng 8, riêng ở Italy vẫn tăng, trong khi ở Mỹ không sụt giảm.
"Các gia đình trong khu vực đồng euro đã tích lũy được khoản tiết kiệm khổng lồ trong thời gian đại dịch - thời điểm chi tiêu giảm và trợ cấp chính phủ tăng. Dù hiện tại người dân chưa chi tiêu nhiều, khoản tiết kiệm trên sẽ giúp họ thanh toán chi phí năng lượng tăng cao", bà Maeva Cousin, chuyên gia kinh tế châu Âu, cho biết.
Dù vậy, nhu cầu tiêu dùng thấp có thể khiến các doanh nghiệp khó tăng giá hàng hóa để cải thiện doanh thu.
Người dân phương Tây chưa sớm chi tiêu khoản tiền tiết kiệm được trong suốt đại dịch. Ảnh: Kantar.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã sớm cảnh báo người dân sẽ "chưa vội chi tiêu" khoản tiền họ tích lũy trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn trông đợi vào khả năng phục hồi tăng trưởng dựa trên thúc đẩy tiêu dùng.
Hiện tại, nghiên cứu tâm lý tiêu dùng của Ủy ban châu Âu (EC) chưa cho thấy triển vọng bùng nổ các giao dịch lớn. Người dân Anh vẫn thận trọng và muốn tiết kiệm, trong khi tâm lý tiêu dùng sụt giảm suốt mùa hè qua tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Lo ngại về khả năng bùng phát của đại dịch, tốc độ hồi phục và triển vọng việc làm là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người dân, bên cạnh một số đặc điểm về nhân khẩu.
ECB cho biết thói quen tiêu dùng đã thay đổi theo hướng tích cực từ năm 2020. Dù vậy, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng, tình trạng khan hiếm hàng hóa vẫn khiến việc chi tiêu gặp khó khăn.
Croatia hướng tới gia nhập Eurozone vào năm 2023 Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis ngày 13/9 cho biết Croatia đang hướng tới gia nhập Khu vực đồng euro (Eurozone) vào năm 2023, nếu nước này đáp ứng được các tiêu chí do EC đề ra. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Ông Dombrovskis đánh giá cao ý chí chính trị mạnh mẽ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Có thể bạn quan tâm

10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
Vụ cha 'trả thù' thay con ở VL: bạn học, vợ phanh phui sự thật, lộ biểu hiện lạ?
Tin nổi bật
12:40:04 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Sao nữ cả đời chưa biết xấu, là đối thủ nặng ký về mặt mộc với Phương Anh Đào
Hậu trường phim
12:30:28 01/05/2025
Phim Việt hay tuyệt đỉnh sau 19 năm vẫn gây ám ảnh: Tâm lý yếu đừng xem, nữ chính đẹp tới độ khó chấp nhận
Phim việt
12:25:33 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025
Hồ Ngọc Hà "hét giá" cát-xê tiền tỷ, Noo Phước Thịnh chỉ biết cười trừ
Nhạc việt
11:24:06 01/05/2025
Phong cách thủy thủ: trẻ trung khi đi biển, thanh lịch trong thành phố
Thời trang
11:03:10 01/05/2025
"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"
Nhạc quốc tế
10:47:29 01/05/2025
Trang trí ban công: Cách 'hô biến' không gian nhỏ thành thiên đường
Sáng tạo
10:46:47 01/05/2025