Các hành động tiếp theo của EU liên quan đến xung đột Nga-Ukraine
Trong bối cảnh hiện nay, việc khôi phục quan hệ của EU với Nga là khó xảy ra, ngay cả khi cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc.
Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện Châu Âu Urmas Paet. Ảnh: Politico.eu
Trong bài viết được đăng trên trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 20/5, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện Châu Âu Urmas Paet cho rằng việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine có tác động sâu rộng đối với EU và các nước thành viên, trong đó có lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế và tâm lý.
Theo ông Paet, ngay cả đối với những thế hệ trẻ châu Âu, những người nghĩ rằng chiến tranh ở lục địa này chỉ là một chương đen tối trong lịch sử, thì giờ đây rõ ràng rằng nó vẫn có thể xảy ra trong thế kỷ 21. Nhận thức này dẫn đến thay đổi tâm lý quan trọng, đang định hình đáng kể dư luận. Mọi người ngày càng có xu hướng ủng hộ việc giúp Ukraine và tác động đến Nga để chấm dứt xung đột.
Cuộc xung đột ở châu Âu cũng đã thay đổi thái độ kéo dài hàng thập kỷ của nhiều nước trên lục địa này. Ví dụ, Đức đã quyết định cung cấp hỗ trợ quân sự đáng kể cho Ukraine và tăng cường chi tiêu cho quốc phòng. Phần Lan và Thụy Điển sẵn sàng gia nhập NATO. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia thành viên EU đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kiev và tạo điều kiện tốt nhất cho những người Ukraine sơ tán.
Cho đến nay, cũng đã có sự đồng thuận lớn giữa các nước EU về các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Như vậy, trong ba tháng qua, châu Âu đã thay đổi đáng kể. Nhưng điều quan trọng hơn, là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Có vẻ như cuộc xung đột sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài, có nghĩa là các bên sẽ chịu tổn thất nhiều hơn. Do đó, châu Âu phải chuẩn bị cho điều này. EU phải tăng cường sức ép đối với Nga để giảm bớt các nguồn lực mà Moskva sử dụng để duy trì xung đột. Điều này bao gồm việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu năng lượng và tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực tài chính của Nga.
Video đang HOT
Để EU có quá trình ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn, việc sử dụng biểu quyết đa số đủ điều kiện trong chính sách đối ngoại của EU là hợp lý, bao gồm cả việc liên quan đến phản ứng đối với các hành vi “vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế”.
Trong trường hợp này, sẽ không cần thiết phải liên tục tìm kiếm sự đồng thuận để áp đặt các biện pháp trừng phạt, bởi vì, thực tế đã chỉ ra rằng vẫn còn một số quốc gia thành viên đang “trì hoãn và làm loãng việc ra quyết định quan trọng”.
EU và các nước thành viên cũng phải tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho Ukraine. Điều này không chỉ bao gồm cung cấp vũ khí mà còn cả hỗ trợ kinh tế và chính trị.
Về vấn đề chính trị, điều quan trọng là phải cấp cho Ukraine tư cách ứng cử viên EU. Đối với Moldova và Gruzia cũng vậy. Nó sẽ cung cấp cho các đối tác này một viễn cảnh rõ ràng. Chỉ sau khi đưa ra tư cách ứng cử viên, các bên mới có thể bắt đầu đàm phán gia nhập thực sự.
EU phải thay đổi nhanh chóng chính sách năng lượng và đầu tư của mình. Các nguyên tắc nhất quán về chính sách năng lượng của EU cần được thực hiện. EU không được phụ thuộc nhiều vào các nước thứ ba để cung cấp năng lượng và kết nối năng lượng giữa các nước thành viên phải được hoàn thiện.
Cho đến nay, thật không may, ông Paet kết luận, điều này đã bị bỏ qua. Do đó, ngay cả sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) đã được phát triển, điều này sẽ làm tăng thêm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga. Hy vọng rằng những bài học đó sẽ giúp châu Âu đi đúng hướng.
Cơn địa chấn chính trị ít được chú ý ở Slovenia
Phong trào Tự do của Robert Golub, vận động tranh cử trên nền tảng năng lượng xanh, tự do truyền thông và pháp quyền, đã đánh bại đảng Dân chủ Slovenia theo chủ nghĩa dân túy của Thủ tướng Janez Jana.
Thủ tướng Slovenia sắp mãn nhiệm Janez Jansa. Ảnh: AFP
Cuối tuần qua, thế giới vẫn tập trung nhiều vào các sự kiện ở Ukraine và cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, nhưng một cơn địa chấn chính trị ở Slovenia hầu như không được chú ý.
Vào ngày 24/4, cùng ngày mà cử tri Pháp đi bỏ phiếu để bầu ông Emmanuel Macron trở lại Điện Élysée với nhiệm kỳ thứ hai, người dân Slovenia đã bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử Quốc hội mà đảng Dân chủ Slovenia của Thủ tướng đương nhiệm Janez Jansa được cho là sẽ giành thắng lợi.
Trái ngược với kỳ vọng, một lượng lớn cử tri Slovenia đã chuyển sang ủng hộ đảng chính trị mới, Phong trào Tự do (GS) của Robert Golob theo chủ nghĩa tự do, chỉ mới được ra mắt vào tháng 1/2022.
Robert Golob, với chiến dịch tranh cử trên cơ sở chuyển đổi sang năng lượng xanh, một xã hội cởi mở và tôn trọng pháp quyền, đã giành được 34,5% phiếu bầu so với 23,5% đối thủ cạnh tranh Jana thuộc đảng Dân chủ, mặc dù GS, dự kiến sẽ chiếm 41 ghế trong Quốc hội 90 ghế, khó có thể thành lập chính phủ nếu không liên kết với các đảng nhỏ hơn của Slovenia để nhận sự hỗ trợ.
Đảng Dân chủ Xã hội và đảng Cánh tả là những đối tác liên minh tiềm năng của Golub.
"Mọi người thực sự muốn thay đổi", ông Golob, vốn là một doanh nhân có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực chính trị, cho biết sau khi tuyên bố chiến thắng.
Phát biểu sau khi kết quả bầu cử được công bố, ông Jana nói: "Nhiều thách thức đang ở phía trước đối với chính phủ mới, dù thế nào, nền tảng đã được tạo ra là rất vững chắc".
Đối với Thủ tướng Jana (nhậm chức vào năm 2018), kết quả này gần như chắc chắn kết thúc sự nghiệp chính trị đầy biến động và thường gây tranh cãi của ông.
Ông Jana năm ngoái đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm để đề nghị luận tội do bốn đảng đối lập đệ trình, cáo buộc ông kiểm soát đại dịch COVID-19 không hiệu quả, không đặt mua đủ vaccine và đàn áp các phương tiện truyền thông, đáng chú ý nhất là hãng thông tấn nhà nước STA.
Tháng 2/2021, Văn phòng phụ trách truyền thông của Chính phủ Slovenia đã đình chỉ các khoản thanh toán cho STA, mà nhiều người trong nước coi là một cuộc tấn công vào tính độc lập của hãng thông tấn này.
Trong báo cáo mới nhất về tự do dân chủ, Freedom House, một tổ chức thực hiện nghiên cứu và vận động về dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền, cho biết mặc dù các quyền chính trị và tự do dân sự thường được tôn trọng ở Slovenia, nhưng Chính phủ của ông Jana đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhà nước pháp quyền và các thể chế dân chủ, bao gồm cả phương tiện truyền thông và cơ quan tư pháp, cùng vấn đề tham nhũng trong suốt năm 2021.
Thất bại của ông Jana cũng có thể khiến Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày càng bị cô lập trong Liên minh châu Âu. Cả hai nhà lãnh đạo này được cho là có mối quan hệ gần gũi và chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề của châu Âu.
Tuy nhiên, không giống như Thủ tướng Orbán, người đã kiềm chế đưa ra quan điểm cứng rắn liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukriane, ông Jana đã có một cách tiếp cận mạnh mẽ đối với Kiev, trở thành một trong những nhà lãnh đạo quốc tế đầu tiên thăm Kiev ngay sau khi xung đột bùng phát vào ngày 24/2 vừa qua.
Ngoài việc để thể hiện tình đoàn kết và thậm chí sớm ủng hộ việc áp đặt vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine bất chấp nguy cơ động thái như vậy bị Chính quyền Biden phản đối vì cho rằng nó sẽ biến NATO thành một bên hiếu chiến trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Jansa cũng là nhân vật gây chia rẽ sâu sắc trong khu vực. Mùa Hè năm ngoái, ông Jansa đã tiết lộ một tài liệu (dù ông không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận) đề xuất vẽ lại biên giới ở Tây Balkan, làm dấy lên lo ngại về các cuộc giao tranh mới và thanh lọc sắc tộc.
EU kêu gọi Trung Quốc ngừng ủng hộ Nga trong cuộc xung đột Ukraine Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU sắp diễn ra, bất đồng về thương mại và cuộc xung đột ở Ukraine dự kiến sẽ có trong chương trình nghị sự. Theo trang tin Euobserver.com, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với áp lực của Liên minh châu Âu (EU) để ngừng ủng hộ Nga khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tổ chức một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025