Các kịch bản viễn chinh của Nhật
Giới chức Nhật đang bàn về khả năng áp dụng quyền phòng vệ tập thể cho các tình huống khẩn cấp ở 3 điểm nóng trên thế giới, kể cả biển Đông.
Khu trục hạm Nhật dẫn đầu đội tàu chiến Nhật – Mỹ trong một cuộc tập trận – Ảnh: Navy.mil
Cuối tuần qua, Tổng thư ký đảng cầm quyền LDP của Nhật Shigeru Ishiba nhấn mạnh có khả năng Tokyo có thể thực hiện quyền phòng vệ tập thể ở những nơi xa xôi nếu điều này cần thiết cho an ninh Nhật. Kyodo News dẫn lời ông Ishiba nói rõ: “Về cơ bản chúng tôi không mong sẽ đi đến phần khác của địa cầu, nhưng nếu đối mặt với một tình huống có tác động lớn tới Nhật, chúng tôi hoàn toàn không loại trừ khả năng đưa lực lượng phòng vệ đến nơi xa”. Ông Ishiba còn đề nghị theo nguyên tắc phòng vệ tập thể, Nhật có thể hỗ trợ nhiều nước khác ngoài đồng minh Mỹ. Ông Ishiba đưa ra tuyên bố trên giữa lúc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có kế hoạch thay đổi cách diễn giải hiến pháp theo hướng cho phép nước này thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Liên minh ở biển Đông
Chính quyền Abe lập luận rằng Nhật cần có quyền tham gia phòng vệ tập thể để ứng phó các tình huống khẩn cấp ở những tuyến đường biển quan trọng và nguy cơ xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Theo Asahi Shimbun, các cuộc thảo luận ở ban cố vấn của Thủ tướng Abe cũng như ý kiến của các quan chức thời gian gần đây cho thấy Tokyo đang nhắm đến việc thực quyền phòng vệ tập thể ở 3 khu vực: biển Đông, vịnh Ba Tư và bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Dù nội các Nhật gần như chỉ xem Mỹ và Hàn Quốc là hai nước mà Nhật cần bảo vệ an ninh tập thể, nhiều quan chức thân cận của ông Abe cho rằng nỗ lực nên được mở rộng ra ngoài liên minh này. Trong cuộc phỏng vấn trên một chương trình radio hồi tháng 3, nghị sĩ Yosuke Isozaki gợi ý Nhật có thể cân nhắc thiết lập liên minh với Úc, Philippines và Ấn Độ. Còn ông Ishiba thì đề xuất thêm cả Malaysia và Indonesia. Theo Asahi Shimbun, chính phủ Nhật hy vọng việc thành lập liên minh gần gũi với các quốc gia quan ngại về những hành động của Trung Quốc tại biển Đông sẽ giúp Tokyo kiềm chế Bắc Kinh.
Ngoài biển Đông, vịnh Ba Tư cũng có thể là nơi chính phủ Nhật sẽ thực hiện quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ tuyến đường biển qua eo biển Hormuz, nơi khoảng 80% lượng dầu thô của thế giới được vận chuyển ngang qua, theo Asahi Shimbun. Iran từng dọa đóng cửa eo biển này khi căng thẳng về chương trình hạt nhân và những vấn đề khác ở khu vực dâng cao trong giai đoạn 2011-2012. Trong thời gian đó, Mỹ cùng các đồng minh đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quốc tế ở vịnh Ba Tư. Tại đây, Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật đã chứng tỏ được khả năng quét mìn của họ, nên giới chức Nhật cho rằng rất có khả năng Washington sẽ yêu cầu Tokyo tham gia sứ mệnh quét mìn ở Hormuz nếu eo biển bị phong tỏa.
Cách diễn giải hiến pháp hiện nay chỉ cho phép tàu Nhật tham gia quét mìn sau khi các bên đình chiến. Trước đây, MSDF từng tham gia quét mìn sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Một quan chức quốc phòng Nhật cho biết việc áp dụng quyền phòng vệ tập thể đồng nghĩa với khả năng Tokyo có thể tham gia các cuộc chiến tranh do Mỹ dẫn đầu.
Đối đầu với Triều Tiên
Trong một cuộc tranh luận tại quốc hội vào tháng 2, Thủ tướng Abe quả quyết rằng Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) cần có quyền thực hiện phòng vệ tập thể cho các tình huống khẩn cấp ở bán đảo Triều Tiên. Ông nói rõ: “Khi một tình huống khẩn cấp xảy ra ở bán đảo Triều Tiên và có khả năng tên lửa sắp sửa được phóng, tàu của SDF không thể ngồi yên chứng kiến cảnh tàu Mỹ bị tấn công”. Theo Asahi Shimbun, vào năm 1999, quốc hội Nhật đã thông qua một đạo luật cho phép SDF hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ. Tuy nhiên, ông Shinichi Kitaoka, phó chủ nhiệm ban cố vấn về cơ sở pháp lý cho an ninh của Thủ tướng Abe, lập luận đạo luật đó chưa đủ vì nó chỉ cho phép binh sĩ SDF tiếp liệu và hỗ trợ hậu cần cho tàu quân sự Mỹ trong lãnh hải của Nhật. Do đó, theo ông Kitaoka, ở những vùng biển quốc tế, Nhật không thể bảo vệ tàu Mỹ và cũng không thể tiếp liệu cho chúng.
Với sự thay đổi về cách diễn giải hiến pháp, MSDF sẽ không chỉ được phép hỗ trợ hậu cần cho tàu Mỹ ở vùng biển quốc tế mà còn có thể bảo vệ và phản công khi chúng bị tấn công. Dù nội các Nhật không đề cập đến khả năng binh sĩ SDF đổ bộ lên lãnh thổ của nước khác, một quan chức vẫn cho rằng SDF có thể đổ quân vào bán đảo Triều Tiên nếu được Hàn Quốc nhờ cậy.
Dân Nhật muốn duy trì lệnh cấm Theo kết quả một cuộc khảo sát vừa được tờ Asahi Shimbun công bố hôm qua, 63% trong số hơn 2.000 người được thăm dò ở Nhật muốn duy trì lệnh cấm áp dụng quyền phòng vệ tập thể. Cuộc khảo sát cũng được thực hiện tại Trung Quốc và Hàn Quốc với kết quả lần lượt là 95% và 85% trong số hơn 1.000 người được hỏi cho biết họ muốn Tokyo giữ nguyên lệnh cấm.
Theo TNO
Vụ máy bay MH370 sẽ bao trùm cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ASEAN
Vụ máy bay MH370 mất tích sẽ bao trùm nghị trình cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ASEAN vào ngày 2.4, trong đó sẽ tập trung thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên và các tình hình huống khẩn cấp, theo AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia, ông Hishammuddin Hussein trước thềm cuộc họp tại Hawaii - Ảnh: AFP
Các vị bộ trưởng sẽ họp tại bang Hawaii (Mỹ) vào ngày 2.4 (theo giờ VN là sáng 3.4), tập trung bàn thảo về vấn đề hợp tác trong khu vực khi ứng phó với thảm họa thiên nhiên và các tình huống khẩn cấp, theo AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho rằng ông kỳ vọng cùng các bộ trưởng ASEAN sẽ rút ra những bài học từ công tác phối hợp tìm kiếm và cứu hộ máy bay MH370 mất tích.
Bộ trưởng Quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia, ông Hishammuddin Hussein sẽ tham dự cuộc họp này.
Thời gian qua, chính quyền Malaysia liên tục bị chỉ trích thiếu năng lực trong công tác tìm kiếm và cứu hộ máy bayMH370 của hãng Malaysia Airlines.
Nhưng Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam hồi tuần rồi cho rằng chính quyền Malaysia bị chỉ trích là không công bằng bởi vì không giống như Mỹ và Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á vẫn còn thiếu khí tài quân sự để triển khai trong tình hình tương tự như MH370.
Cuộc họp các bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ASEAN (trong hai ngày 2-3.4) lần đầu tiên diễn ra trên đất Mỹ, cũng sẽ thảo luận về vấn đề hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các nước nhằm ứng phó với thảm họa thiên nhiên và các trường hợp khẩn cấp.
Theo AFP, một phần trong chiến lược tái cân bằng và tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là đặt trọng tâm thắt chặt quan hệ với các nước ASEAN.
Máy bay Boeing 777-200 (MH370) chở 239 người của hãng hàng không Malaysia Airlines đã mất tích một cách bí ẩn vào ngày 8.3 sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) để đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Chính quyền Malaysia cho rằng sau khi biến mất khỏi màn hình radar vào ngày 8.3, MH370 đã được chuyển hướng một cách cố ý, rồi rơi xuống vùng biển nam Ấn Độ Dương và không ai trên máy bay sống sót. Nhưng đến nay vẫn chưa tìm được mảnh vỡ máy bay tại vùng biển này.
Theo TNO
Lại đâm dao tập thể ở Trung Quốc, 5 người chết Báo chí Trung Quốc đưa tin, ở tỉnh Hồ Nam nước này vừa xảy ra một vụ đâm dao tập thể làm 4 người thiệt mạng. Cảnh sát đã bắn chết một đối tượng trong nhóm tấn công. Hiện trường vụ tấn công dao ở Changsha, Hồ Nam. Theo hãng tin AP, nhóm đàn ông mang dao đã đâm chém nhằm vào dân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025