Các nhà khoa học Trung Quốc tạo pin từ canxi để thay thế pin lithium-ion
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Fudan ( Trung Quốc) tuyên bố họ đã phát triển được loại pin làm từ canxi có thể sạc lại, trở thành giải pháp thay thế rẻ hơn và bền vững hơn so với công nghệ lithium.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) ngày 12/2 đưa tin nhóm nghiên cứu này còn tích hợp thiết bị canxi-oxy vào sợi để tạo ra loại pin dệt linh hoạt, có thể cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh.
Loại pin canxi này có thành phần là kim loại có canxi gấp 2.500 lần so với lithium. Nó có thể sạc và phóng điện ổn định hoàn toàn 700 lần ở nhiệt độ phòng. Đây là lần đầu tiên công nghệ dựa trên canxi đạt được con số này.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Fudan lập luận trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature rằng loại pin canxi này có tiềm năng trở thành “công nghệ lưu trữ năng lượng bền vững, đầy hứa hẹn”.
Pin lithium-ion có mật độ năng lượng (khả năng lưu trữ năng lượng so với trọng lượng hoặc kích thước) khá cao và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã dự báo tình trạng thiếu lithium vào năm tới do nhu cầu về xe điện tăng cao trong bối cảnh toàn thế giới hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không.
Khai thác lithium cũng tốn kém và tốn nhiều nước. Pin được làm từ canxi sẽ rẻ hơn và an toàn hơn pin lithium-ion mà vẫn đạt được mức năng lượng tương đương về mặt lý thuyết.
Nhóm nghiên cứu trên khẳng định trong số các loại pin làm từ canxi, hệ thống canxi-oxy có mật độ năng lượng theo lý thuyết cao nhất. Điều này bắt nguồn từ thực tế nhiên liệu của pin được lấy từ oxy trong không khí chứ không phải từ vật liệu được lưu trữ bên trong.
Video đang HOT
Pause
Tuy nhiên, pin canxi-oxy không hoạt động ổn định ở nhiệt độ phòng. Nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng việc tìm ra chất điện phân, thành phần trong pin tạo điều kiện cho sạc và xả điện, không gây ra phản ứng canxi làm hạn chế dung lượng pin, là một thách thức lớn.
Để giải quyết bài toán này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra chất điện phân gốc lỏng có thể chứa cả thành phần canxi và oxy của pin. Nhóm nghiên cứu còn bổ sung rằng pin canxi-oxy ổn định trong không khí và có thể được chế tạo thành sợi linh hoạt, được dệt thành pin vải cho các thiết bị mặc được trong thời gian tới. Các nhà nghiên cứu nhận thấy pin sợi có thể hoạt động ổn định ngay cả khi bị uốn cong trong nhiệt độ từ 0 đến 180 độ.
Mặc dù hiệu suất và dung lượng pin vẫn còn hạn chế nhưng nhóm nghiên cứu cho biết kỹ thuật mới trong thời gian tới có thể cải thiện hoạt động của pin và nghiên cứu của họ cũng mở ra thêm nhiều con đường để sản xuất pin canxi bằng các vật liệu khác.
Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trên thị trường dầu mỏ sau khi BRICS mở rộng
Từng bước một, Trung Quốc tiếp tục xây dựng các giải pháp thay thế cho những yếu tố chủ chốt trong trật tự thế giới của phương Tây, trong đó có yếu tố quan trọng nhất là trật tự thị trường dầu mỏ toàn cầu mới.
BRICS đã chính thức mời thêm 6 nước gia nhập khối, trong đó có Saudi Arabia, Iran và UAE. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang oilprice.com ngày 5/9, yếu tố thị trường dầu mỏ hình thành khi khối BRICS (gồm Brazil Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mời thêm ba trong số các cường quốc dầu khí lớn nhất thế giới tham gia khối này: Saudi Arabia, Iran và UAE.
Nhóm BRICS sau khi mở rộng có thể thay thế Nhóm G8 - nhóm do Mỹ thống trị và Nga từng là thành viên cho đến khi bị đình chỉ vô thời hạn vào tháng 3/2014 sau khi sáp nhập Crimea.
Hiện tại, Iran và UAE cho biết họ sẽ chấp nhận lời mời, trong khi Saudi Arabia đang xem xét đề xuất này. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, khi có cả ba thành viên mới này, nhóm BRICS sẽ kiểm soát khoảng 41% tổng sản lượng dầu toàn cầu. Tuy nhiên, về mặt thực tế, việc Saudi Arabia có chính thức tham gia BRICS hay không là không liên quan, vì cả ba quốc gia này và hầu như tất cả các quốc gia sản xuất dầu khí lớn ở Trung Đông đều đã ủng hộ Trung Quốc, không ở tổ chức này thì cũng ở tổ chức khác.
Mặc dù BRICS có thể được coi là khối thay thế G8 (nay là G7 sau khi Nga rút lui vĩnh viễn vào tháng 1/2017), nhưng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) mới là một tổ chức quan trọng hơn nhiều.
Theo một bài viết độc quyền của OilPrice.com vào thời điểm đó, Saudi Arabia đã ký một biên bản ghi nhớ vào ngày 16/9/2022 mà theo đó nước này có tư cách là đối tác đối thoại của SCO. Vào thời điểm đó, Saudi Arabia không khuyến khích việc công bố tin tức này.
Sau đó, vào tháng 4 vừa rồi, khi đồng ý nối lại quan hệ với Iran mà Trung Quốc làm trung gian, Saudi Arabia quyết định rằng đây là thời điểm thích hợp để đảm bảo đưa tin đầy đủ về việc nội các của nước này đã thông qua kế hoạch gia nhập SCO với tư cách là đối tác đối thoại.
Iran đã đồng ý trở thành thành viên đầy đủ của SCO vào tháng 9/2021 và được cấp tư cách thành viên đầy đủ vào ngày 4/7 vừa rồi.
Không giống như các thông số hoạt động khá mơ hồ của tổ chức BRICS, SCO rất cụ thể, rất mạnh mẽ và rất nghiêm túc trong các mục tiêu của mình. Đây hiện là tổ chức chính trị, kinh tế và quốc phòng khu vực lớn nhất thế giới cả về phạm vi địa lý và dân số. Tổ chức này bao phủ 60% lục địa Á - Âu, 40% dân số thế giới và hơn 20% GDP toàn cầu.
Ngoài quy mô và phạm vi rộng lớn, SCO còn tin vào ý tưởng và thực tiễn thế giới đa cực mà Trung Quốc cho rằng SCO sẽ thống lĩnh vào năm 2030.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov từng tuyên bố rằng: "Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đang nỗ lực thiết lập một trật tự thế giới hợp lý và công bằng, đồng thời mang đến cho chúng ta cơ hội duy nhất để tham gia vào quá trình hình thành một mô hình hội nhập địa chính trị mới".
Ngoài SCO, Trung Quốc còn mở rộng hợp tác thông qua Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Cuối tháng 12/2021 đầu tháng 1/2022, đã diễn ra cuộc họp tại Bắc Kinh giữa các quan chức cấp cao chính phủ Trung Quốc và các bộ trưởng ngoại giao Saudi Arabia, Kuwait, Oman, Bahrain, cùng với Tổng thư ký GCC. Các chủ đề chính của cuộc họp là ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - GCC và thúc đẩy hợp tác chiến lược sâu sắc hơn.
Cũng trong cuộc gặp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã ký hiệp định hợp tác Trung Quốc - Saudi Arabia. Hiệp định mới cam kết hợp tác về tài chính và đầu tư, đổi mới, khoa học và công nghệ, hàng không vũ trụ, dầu khí, năng lượng tái tạo, ngôn ngữ và văn hóa.
Sau đó, Trung Quốc đã xác định hai lĩnh vực ưu tiên cần được giải quyết càng nhanh càng tốt. Đầu tiên là chuyển đổi sang sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các hợp đồng dầu khí giữa các nước Liên đoàn Arab và Trung Quốc. Thứ hai là đưa công nghệ hạt nhân đến các quốc gia Trung Đông mục tiêu, bắt đầu với Saudi Arabia.
Về ưu tiên cấp bách đầu tiên là từ bỏ định giá bằng USD trên thị trường năng lượng và thay thế bằng đồng nhân dân tệ, Trung Quốc từ lâu đã coi vị trí của đồng nhân dân tệ trong bảng xếp hạng tiền tệ toàn cầu là sự phản ánh vị thế địa chính trị của chính nước này và tầm quan trọng về mặt kinh tế trên trường thế giới.
Trung Quốc cũng đã nhận thức sâu sắc thực tế rằng, là nước nhập khẩu tổng lượng dầu thô hàng năm lớn nhất thế giới kể từ năm 2017, nhưng Trung Quốc phải phụ thuộc vào cơ chế định giá dầu bằng đồng USD.
Vào tháng 8/2017, Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia khi đó là Mohammed al-Tuwaijri đã phát biểu tại một hội nghị Saudi Arabia - Trung Quốc ở Jeddah: "Chúng tôi sẽ rất sẵn lòng xem xét sử dụng đồng nhân dân tệ và các sản phẩm khác của Trung Quốc".
Về ưu tiên cấp bách thứ hai của Trung Quốc là đưa công nghệ hạt nhân đến Liên đoàn Arab và các nước GCC, hiện tại, quốc gia Arab duy nhất có lò phản ứng hạt nhân là UAE - nước cũng mới gia nhập nhóm BRICS. Trước đây, Saudi Arabia đã đàm phán để mua công nghệ hạt nhân từ Mỹ theo giao thức '1-2-3' - nhằm hạn chế việc làm giàu urani cho mục đích vũ khí.
Nhưng hiện nay, Saudi Arabia đang xem xét các nỗ lực xây dựng một nhà máy điện hạt nhân với sự hợp tác của các quốc gia như Trung Quốc, Nga hoặc Pháp. Một nguồn tin về vấn đề này cho biết Saudi Arabia sẽ đưa ra quyết định dựa trên lời đề nghị tốt nhất.
Có thể thấy, qua các tổ chức như BRICS, SCO và hiệp định thương mại với GCC, Trung Quốc đang ngày có ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Tàu chở 3.000 ô tô cháy ngoài khơi Hà Lan làm dấy lên lo ngại về xe điện Vụ việc tàu chở hơn 3.000 xe ô tô, trong đó có nhiều xe điện, cháy ở ngoài khơi bờ biển Hà Lan ngày 25/7 đang khiến các chuyến gia lo lắng về rủi ro liên quan đến phương tiện không phát thải này. Tàu chở hàng bốc cháy ở ngoài khơi đảo Ameland, phía Bắc Hà Lan ngày 26/7. Ảnh: AFP/TTXVN Vụ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

APEC dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực chậm lại

Mỹ điều tra bài đăng của cựu Giám đốc FBI nghi kêu gọi nhắm vào ông Trump

Sàn giao dịch Coinbase đối mặt thiệt hại 400 triệu USD do rò rỉ dữ liệu

Quan chức Fed: Chính sách thương mại làm mờ triển vọng kinh tế Mỹ

FBI cảnh báo thủ đoạn sử dụng AI giả mạo quan chức Mỹ

Bí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ăn

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào Israel

Meta yêu cầu tòa án bác vụ kiện độc quyền của Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ

Hàn Quốc mở lại chương trình tham quan Panmunjom

Ứng cử viên vị trí Chủ tịch ĐHĐ LHQ trình bày chương trình hành động

Hamas 'sẵn sàng hợp tác' nếu Mỹ gây sức ép với Israel chấm dứt xung đột

Tổng thống Putin miễn nhiệm tư lệnh lục quân Nga
Có thể bạn quan tâm

Thực hư thông tin đánh thuốc mê, bắt cóc nữ sinh 13 tuổi ở Hải Phòng
Tin nổi bật
17:14:17 16/05/2025
Hai thiếu niên lái xe máy bằng chân để quay clip 'khoe trên mạng cho vui'
Pháp luật
17:11:01 16/05/2025
Ý Nhi 'rước vía' Thanh Thủy sang Ấn, loạt động thái lộ tham vọng 'giật crown'
Người đẹp
17:07:34 16/05/2025
Hwang Jung Eum: 'phú bà' giàu sụ của HQ, vẫn biển thủ tiền công trục lợi cá nhân
Sao châu á
16:41:31 16/05/2025
Ngân 98 trần trụi vòng 3 trên biển, náo loạn MXH, sắp "đập mặt xây lại" lần 12
Netizen
16:35:59 16/05/2025
Thông báo nóng của bạn gái cũ Wren Evans về vụ phốt ngoại tình: Nhập viện cấp cứu, hé lộ chuyện đau đớn nhất
Sao việt
16:28:27 16/05/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng chuẩn nữ thần thảm đỏ, nhan sắc 'chặt đẹp' Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền khi chung khung hình
Sao thể thao
16:23:41 16/05/2025
Mỹ sẽ tổn thất nhiều tỉ USD vì khách du lịch nước ngoài giảm mạnh

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng
Hậu trường phim
15:21:32 16/05/2025
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới
Phim âu mỹ
15:09:48 16/05/2025