Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra robot có bộ não con người
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại robot được cung cấp năng lượng bởi não người nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Robot được gắn não nhân tạo và chip thần kinh do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển. Ảnh: Đại học Thiên Tân
Theo trang Daily Mail, robot trên do các nhà khoa học tại Đại học Thiên Tân phát triển, hoạt động bằng cách sử dụng một cơ quan não được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, một khối tế bào và một con chip máy tính tương tác với hệ thần kinh của não.
Robot được mô tả là một “bộ não gắn trên một con chip” hoạt động giống như não người, sử dụng các cảm biến và thuật toán hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) dạy robot di chuyển, cầm nắm đồ vật và tránh chướng ngại vật.
Nhóm nhà khoa học khẳng định bộ não này có những dấu hiệu của trí thông minh tương tự não người, giúp robot tự chuyển động các chi. Nghiên cứu có thể dẫn đến các phương pháp phục hồi tổn thương ở vỏ não của con người và tạo ra các kỹ thuật khác để chữa lành các rối loạn thần kinh.
Nhóm nhà khoa đã sử dụng tế bào gốc của người – một loại tế bào hình thành mô não trong cơ thể – để phát triển bộ não này. Họ ghép bộ não vào một con chip máy tính truyền lệnh đến cơ thể của robot. Đây là kết hợp giữa tế bào người và chip máy tính hoạt động giống như não người.
Robot sử dụng giao diện não-máy tính (BCI) kết hợp các tín hiệu điện phát ra từ não với chip máy tính. Giao diện này là hệ thống tương tự được sử dụng để tạo ra chip Neuralink của tỷ phú Elon Musk, từng được cấy ghép vào não của một bệnh nhân, cho phép người này điều khiển máy tính bằng suy nghĩ.
Thiết bị của Neuralink được cung cấp năng lượng bởi một con chip tùy chỉnh bên trong bộ phận cấy ghép, xử lý tín hiệu và truyền chúng đến máy tính thông qua kết nối Bluetooth tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc chưa chia sẻ cách robot của họ truyền tín hiệu.
Video đang HOT
Ông Ming Dong, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ rằng để tạo ra “cỗ máy sống” này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc đa năng – một loại tế bào tồn tại trong quá trình phát triển phôi sớm – để hình thành organoid phân chia thành các loại tế bào khác nhau được tìm thấy trong não, bao gồm cả mô. Organoid là các cấu trúc giống với cơ quan ba chiều được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, tự tổ chức được tạo ra từ tế bào gốc.
Các nhà khoa học đã nuôi cấy tế bào gốc này trong khoảng một tháng cho đến khi chúng hình thành các đặc điểm như tế bào thần kinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ cách huấn luyện organoid để robot biết khi nào nên thực hiện các nhiệm vụ.
Nhóm nghiên cứu cho biết công nghệ này vẫn phải đối mặt với “những nút thắt” như sự phát triển chậm và nguồn cung chất dinh dưỡng không đủ, bao gồm chất chống ôxy hóa, chất xơ và khoáng chất.
Khi các organoid được cấy ghép vào não, chúng được kết nối chức năng xử lý bằng siêu âm cường độ thấp. Kích thích siêu âm cường độ thấp sẽ tái tạo các mô của người để tạo thành các tế bào thần kinh gửi thông điệp từ não, cho phép robot di chuyển tự động.
Các nhà nghiên cứu giải thích robot không có mắt và chỉ phản ứng thông qua các tín hiệu điện và cảm biến do các tế bào thần kinh gửi đi.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, cấy ghép tế bào gốc của người được coi là một chiến lược đầy hứa hẹn trong phục hồi chức năng não, thông qua việc thay thế các tế bào thần kinh đã mất và tái tạo các mạch thần kinh mới.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển và vẫn chưa rõ liệu các cơ quan dạng này có thể được sử dụng để sửa chữa hoặc tái tạo các mô não bị tổn thương hay không.
Nghiên cứu mới được công bố vài ngày sau khi các nhà khoa học Nhật Bản ghép mô da người và cấu trúc dây chằng da lên mặt một con robot để thể hiện cảm xúc giống con người.
Các chuyên gia đã tạo ra những lỗ thủng đặc biệt trên khuôn mặt của robot, giúp lớp da bám chặt. Ảnh: Daily Mail
Các nhà khoa học tại Đại học Tokyo đã công bố đoạn video cho thấy khuôn mặt cười của robot được tạo ra từ da người nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Theo nhóm nghiên cứu, robot có da thật không chỉ có ngoại hình ngày càng giống người thật, mà còn có thể tự chữa lành nếu bị hư hại.
Trung Quốc trồng lúa thành công ở vùng sa mạc khắc nghiệt
Các nhà khoa học Trung Quốc đã giảm một nửa chu kỳ tăng trưởng của giống lúa thông thường được trồng trong nhà kính sa mạc ở Tân Cương.
Đây được coi là sự đổi mới nông nghiệp đáng hoan nghênh đối với Bắc Kinh khi nước này đang tìm kiếm các phương pháp mới để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin thử nghiệm này là thành công đầu tiên của kỹ thuật mới trong môi trường kiểm soát khí hậu ở sa mạc, mở đường cho hy vọng canh tác nhanh chóng ở vùng khô hạn quanh năm.
Thành tựu này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng tự cung cấp lương thực, ưu tiên quốc gia khi biến đổi khí hậu ngày càng gây tác động nghiêm trọng và thương mại toàn cầu biến động nhanh chóng. Nỗ lực trồng trọt ở những khu vực cằn cỗi hoặc bị bỏ hoang đang trở nên cần thiết hơn, vì Trung Quốc có diện tích đất canh tác nhỏ hơn so với tỷ lệ dân số.
Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, thử nghiệm này được thực hiện nhờ phương pháp canh tác không dùng đất, kiểm soát nhiệt độ và chiếu sáng nhân tạo. Kết quả cho thấy giống lúa truyền thống đã sẵn sàng cho thu hoạch chỉ 60 ngày. Thử nghiệm diễn ra ở Hotan, một huyện phía tây nam khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Trong khi đó, với các biện pháp canh tác thông thường, quá trình này sẽ mất từ 120 đến 150 ngày ở các vùng trồng lúa lớn ở phía nam hoặc đông bắc.
Cây lúa tăng trưởng với tốc độ này từng được ghi nhận ở các cơ sở thí nghiệm ngay từ năm 2021, nhưng thành công trong thử nghiệm ở Tân Cương mang lại khả năng ứng dụng rộng rãi hơn vì chi phí xây dựng và trang bị cơ sở ở nơi này ít hơn, khu vực này cũng có ngày dài hơn và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rõ ràng hơn.
Ông Yang Qichang, người đứng đầu dự án và là nhà khoa học trưởng của khoa Nông nghiệp Đô thị thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết các công trình ở Hotan có chi phí 350 nhân dân tệ (48 USD)/m2, chỉ bằng 1/3 chi phí nhà kính ở Hà Lan.
Ông cho biết thử nghiệm ở Hotan cũng tiêu thụ 1/4 năng lượng mà một nhà kính tiêu chuẩn ở Hà Lan tiêu thụ.
"Sau khi hội nhập trong tương lai với nguồn năng lượng mới, cơ giới hóa và công nghệ thông minh, chi phí xây dựng và vận hành sẽ giảm đáng kể. Những nhà kính này sẽ có tính cạnh tranh mạnh mẽ", ông nói.
Các phương pháp canh tác mới đang được thử nghiệm thường xuyên hơn ở khu vực Tân Cương khi Bắc Kinh tìm cách mở rộng sản xuất lương thực ở nhiều khu vực hơn.
Tháng 10/2023, các nhà nghiên cứu đã công bố cánh đồng thử nghiệm rộng lớn ở rìa sa mạc Taklimakan trồng giống lúa chịu mặn có năng suất cao hơn nhiều so với lúa chịu mặn được trồng ở nơi khác.
Chỉ 2 tháng trước đó, các phương tiện truyền thông cũng đưa tin về bước đột phá công nghệ trong nuôi trồng thủy sản trong khu vực, với cá nước ngọt, tôm sú, bào ngư và tôm hùm được nuôi tại ngư trường địa phương.
Tại Tân Cương, bông thường chiếm phần lớn sản lượng nông nghiệp, nên lúa hiếm khi được trồng do điều kiện thiếu nước. Khu vực này chủ yếu trồng cây lương thực là lúa mì và ngô.
Lý do lò phản ứng hạt nhân của Bill Gates không thể sánh được với của Nga Công nghệ lò phản ứng hạt nhân tiên tiến mà công ty của Bill Gates sử dụng được cho là không thể sánh được với công nghệ của Nga. Công ty năng lượng Terrapower của Bill Gates phát triển lò phản ứng mới mang tính cải tiến, nhằm ưu tiên năng lượng sạch. Ảnh: Slashgear Công ty TerraPower do Bill Gates sáng lập...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Ukraine bất ngờ loại một Trung tướng quân đội khỏi Bộ Chỉ huy Tối cao

Libya: Xung đột dữ dội ở thủ đô Tripoli

Cảnh sát Israel ngăn chặn hành động tế lễ động vật tại Núi Đền

Núi lửa ở Philippines phun trào tro bụi cao hàng nghìn mét

Bước đi quyết liệt nâng cao năng lực tấn công chiến lược của Liên bang Nga

Châu Phi: 'Mỏ vàng' khoáng sản quyết định tương lai năng lượng toàn cầu

Tổng thống Trump cân nhắc tham gia đàm phán hòa bình Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư
Có thể bạn quan tâm

Beyoncé bị 'tạt rượu' giữa lúc trình diễn, vươn tay cầu cứu, siêu sao 'hết thời'
Sao âu mỹ
13:58:09 13/05/2025
Chiếc siêu xe điện nặng chưa đến 800kg, sạc pin nhanh như đổ xăng
Ôtô
13:56:54 13/05/2025
Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel tái hợp?
Sao việt
13:55:22 13/05/2025
'Xế nổ' Trung Quốc CFMoto 675NK cập bến thị trường Việt, giá 165 triệu đồng, so kè cùng Honda CB650R
Xe máy
13:41:14 13/05/2025
Lai Thai 'thay đầu', xử luôn nét đặc trưng trên mặt, fan hú hét đợi diện mạo mới
Sao châu á
13:34:59 13/05/2025
Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?
Tin nổi bật
13:32:57 13/05/2025
Nữ ca sĩ Vbiz ở ẩn 3 năm tung MV xinh như nhân vật truyện tranh, hôn đắm đuối trai trẻ còn nhạc thế nào?
Nhạc việt
13:18:41 13/05/2025
Hình ảnh mới của lưới an toàn tại Vạn Hạnh Mall gây ngỡ ngàng, người tận mắt chứng kiến thốt lên 1 điều
Netizen
13:02:32 13/05/2025
Mẹ biển - Tập 39: Lụa phát hiện mẹ nghiện ma túy, bản thân không phải con ruột của bố
Phim việt
12:05:03 13/05/2025
Những cách biến tấu với khăn lụa để mùa hè thêm phong cách
Thời trang
11:50:49 13/05/2025